vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Vì sao các món Nhật hay có đậu phụ?

11/07/2023
Đậu phụ thường được tìm thấy trong ẩm thực châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Hương vị trung tính của đậu phụ cho phép đậu phụ dễ dàng kết hợp vào bất kỳ công thức nào và đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nên không tự nhiên mà các món Nhật hay có đậu phụ. Vậy ăn đậu phụ có tác dụng gì và ăn nhiều đậu phụ có tốt không?

1. Đậu phụ là gì?

Đậu phụ được làm bằng cách làm đông sữa đậu nành để tạo thành sữa đông. Sau đó, sữa đông được ép và nén thành những khối màu trắng sền sệt được gọi là đậu phụ. Một số đậu phụ cứng trong khi một số loại khác lại mềm và mịn hơn. Đậu phụ có thể được cắt thành các hình dạng khác nhau và nấu theo nhiều cách. Người dân Nhật Bản đã làm đậu phụ hơn 2000 năm và đậu phụ đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi khác.

Đậu phụ tự nhiên không chứa gluten, ít calo, không chứa cholesterol và là nguồn cung cấp sắt và canxi tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, đậu phụ cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng, đặc biệt là đối với người ăn chay và thuần chay. Không giống như các loại protein thực vật khác, protein trong đậu phụ chứa tất cả chín axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Protein hoàn chỉnh trong đậu phụ giúp cơ thể no lâu hơn nên giúp ích rất nhiều nếu bạn đang cố gắng kiểm soát cân nặng của mình. Một số lợi ích của protein trong đậu phụ, bao gồm: 

an-dau-phu-co-tot-khong
Nhiều người thắc mắc ăn đậu phụ có tốt không? 
  • Protein trong đậu phụ chứa các chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe tim mạch, trong khi protein động vật chứa nhiều chất béo bão hòa.
  • Protein trong đậu phụ giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
  • Protein trong phụ được cơ thể tiêu thụ dễ dàng hơn.
  • Sử dụng protein đậu nành thay thế cho protein động vật cũng góp phần bảo vệ môi trường.

Trong đậu phụ có chứa isoflavone là một chất tương tự estrogen hormone trong cơ thể phụ nữ. Isoflavone trong đậu nành có thể bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư, bệnh tim và loãng xương.

Canxi và magie trong đậu phụ có thể giúp xương chắc khỏe, điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

Thành phần dinh dưỡng có trong một lát đậu phụ 122 gam, bao gồm:

  • 177 calo;
  • 15.57 gam chất đạm;
  • 12.19 gam chất béo;
  • 5.36 gam carbohydrate;
  • 421 mg canxi;
  • 65 mg magie;
  • 3.35 mg sắt;
  • 282 mg phospho;
  • 178 mg kali;
  • 2 mg kẽm;
  • Một lượng nhỏ niacin, thiamin, riboflavin, vitamin B6, choline, mangan và selen.

Một chế độ ăn uống có nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật dường như góp phần cải thiện sức khỏe tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh như thừa cân, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Ngoài ra, chế độ ăn giàu thực vật còn có thể cải thiện làn da và mái tóc, tăng cường năng lượng và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Một số cách chế biến đậu phụ, bao gồm:

  • Đậu phụ cứng và đặc giữ được hình dạng khi nấu chín nên thích hợp để nướng và xào.
  • Đậu phụ mềm phù hợp với các món hầm và súp.
  • Đậu phụ lụa là lựa chọn tốt nhất cho bánh pudding và nước chấm.

2. Ăn đậu phụ có tác dụng gì?

Nhiều người thắc mắc ăn đậu phụ có tốt không và vì sao các món Nhật hay có đậu phụ? Cùng tìm hiểu một số lợi ích mà đậu phụ mang lại cho sức khỏe, bao gồm:

2.1. Bệnh tim mạch

Ăn đậu phụ có tác dụng gì? Isoflavone có trong đậu phụ đã được chứng minh là giúp làm giảm mức cholesterol LDL có hại và làm tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi, điều này làm giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, tiêu thụ đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm các dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm cân nặng, chỉ số khối cơ thể và cholesterol toàn phần. FDA đã quy định 25g protein đậu nành mỗi ngày là lượng tối thiểu cần thiết để tác động đến mức cholesterol trong máu.

2.2. Ung thư vú và tuyến tiền liệt

Ăn nhiều đậu phụ có tốt không? Các nghiên cứu đã chứng minh rằng genistein và isoflavone trong đậu phụ có đặc tính chống oxy hóa nên có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiêu thụ một lượng vừa phải đậu phụ hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.

2.3. Bệnh đái tháo đường tuýp 2

Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không? Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường mắc bệnh thận khiến cơ thể bài tiết một lượng protein quá mức qua nước tiểu. Bằng chứng từ một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu nành trong chế độ ăn sẽ bài tiết ít protein hơn những người chỉ tiêu thụ protein động vật, điều này mang lại lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, đậu phụ không làm tăng lượng đường trong máu quá mức do đậu phụ chứa ít carbohydrate. Do đó, giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, điều này làm cho đậu phụ phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

an-dau-phu-co-tot-khong
Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không? 

2.4. Chức năng thận

Ăn nhiều đậu phụ có tốt không? Protein thực vật đặc biệt là protein đậu nành có thể tăng cường chức năng thận và có thể mang lại lợi ích cho những người đang lọc máu hoặc ghép thận. Nguyên nhân là do hàm lượng protein trong đậu phụ và tác động của protein đậu nành với mức lipid trong máu.

2.5. Loãng xương

Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không? Loãng xương hay mất xương là tình trạng xương giòn và dễ gãy hoặc có nguy cơ gãy cao hơn. Tình trạng loãng xương đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi

Hàm lượng isoflavone có trong đậu phụ có tác dụng giúp giảm mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, đặc biệt là ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Do đó, bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn hàng ngày góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.

2.6. Triệu chứng mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn trong cuộc đời của một người phụ nữ khi thời kỳ kinh nguyệt kết thúc. Quá trình tự nhiên này có thể gây ra một số triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi và thay đổi tâm trạng. Các triệu chứng này liên quan đến việc giảm nồng độ hormone estrogen trong máu. Trong đậu phụ có chứa isoflavone là chất tương tự như hormone estrogen, do đó có thể bổ sung lượng estrogen thiếu hụt cho cơ thể và làm giảm nhẹ tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh.

Đậu phụ xuất hiện trong rất nhiều món ăn của người châu Á. Điều này có thể lý giải được nguyên nhân vì sao phụ nữ ở châu Á ít gặp các triệu chứng liên quan đến mãn kinh hơn so với phụ nữ sinh sống ở các nước phương Tây.

2.7. Tổn thương gan

Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không? Đậu phụ chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, do đó có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.

2.8. Bệnh não do tuổi tác

Ăn đậu phụ có tốt không? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, isoflavone có trong đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp cải thiện suy nghĩ và nhận thức giúp cải thiện trí nhớ, khả năng nói lưu loát và cải thiện chức năng nhận thức ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

an-dau-phu-co-tot-khong
Biết được ăn đậu phụ có tốt không giúp bạn xây dựng chế độ ăn thích hợp 

Ngoài ra, đậu phụ có thể giúp ích cho những người mắc bệnh Alzheimer do hàm lượng lecithin trong đậu phụ giúp cơ thể sản xuất các chất có vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào thần kinh trung ương.

Đậu phụ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, do đó không tự nhiên mà các món Nhật hay có đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành như đậu edamame, mầm đậu nành, sữa đậu nành, súp miso và đậu nành tươi. Ở Nhật Bản đậu phụ xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày và được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Mỗi ngày người trưởng thành ở Nhật Bản sử dụng trung bình khoảng 10g đạm đậu nành, tương đương với khoảng 80g thực phẩm có nguồn gốc đậu nành. Ngoài những lợi ích mà đậu phụ mang lại cho cơ thể thì các nghiên cứu tiến hành ở Nhật Bản cũng chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc đậu nành với việc hỗ trợ giảm cân, giảm tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch, đẹp da và giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.

Bài biết trên đã trả lời được câu hỏi ăn đậu phụ có tác dụng gì, do đó giải thích được lý do vì sao các món Nhật hay có đậu phụ. Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư vú, cải thiện chức năng não bộ, chức năng thận, giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương và giảm các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon