Tác hại của căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
02/08/2023
Căng thẳng mãn tính là cảm giác căng thẳng kéo dài và liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu không được điều trị. Căng thẳng mãn tính có thể được gây ra bởi những áp lực hàng ngày của gia đình, công việc hoặc những sang chấn tâm lý. Cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của căng thẳng mãn tính đến sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Căng thẳng mãn tính là gì?
Căng thẳng mãn tính là cảm giác căng thẳng kéo dài và liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu không được điều trị. Căng thẳng mãn tính xảy ra khi cơ thể trải qua các yếu tố gây căng thẳng với tần suất hoặc cường độ đạt đến mức hệ thống thần kinh tự trị không có đủ cơ hội để kích hoạt phản ứng thư giãn. Điều này có nghĩa là cơ thể luôn ở trong trạng thái kích thích sinh lý liên tục.
Tác hại của căng thẳng mãn tính ảnh hưởng hầu như mọi hệ thống trong cơ thể một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cơ thể đối phó hiệu quả với căng thẳng cấp tính tồn tại trong thời gian ngắn, tuy nhiên đối với căng thẳng mãn tính tồn tại trong thời gian dài cơ thể hầu như không thể tự đối phó hiệu quả. Để bắt đầu kiểm soát căng thẳng mãn tính, điều quan trọng đầu tiên là cần xác định được nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và tình trạng đó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như thế nào?
Triệu chứng của căng thẳng mãn tính
“Căng thẳng mãn tính có nguy hiểm không?”. Theo đó, căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến cả tâm trí và cơ thể. Nó gây ra các triệu chứng về thể chất và tâm lý có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của con người trong cuộc sống hàng ngày.
Triệu chứng căng thẳng mãn tính có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, phổ biến trong đó bao gồm:
Tâm trạng hay cáu gắt, thần kinh không ổn định, hay lo lắng;
Khó tập trung.
Mặc dù các triệu chứng căng thẳng mãn tính có thể kể đến như trên nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra căng thẳng mãn tính. Bởi chúng diễn ra phổ biến và lâu dài, mọi người thường trở nên quen thuộc với nó đến mức cảm thấy bình thường. Một số dấu hiệu cần xác định để nhận biết liệu bản thân có bị căng thẳng mãn tính không như sau:
Bạn có thường ủ rũ hay cáu kỉnh không?
Bạn có cảm giác luôn lo lắng về một điều gì đó không?
Bạn không có thời gian để chăm sóc bản thân hoặc làm những gì mình thích?
Bạn có thường xuyên bị cảm hoặc mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn không?
Bạn có từng sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích để kiểm soát tình trạng căng thẳng của mình không?
Nguyên nhân gây căng thẳng mãn tính
Xác định được nguyên nhân gây căng thẳng mãn tính là một trong những yếu tố quan trọng để trả lời câu hỏi “Căng thẳng mãn tính có tác hại gì?”.
Căng thẳng mãn tính xảy ra quá thường xuyên trong lối sống hiện đại ngày nay. Mọi thứ từ áp lực công việc đến chuyện gia đình, tình cảm đều có thể khiến cơ thể luôn trong tình trạng đe dọa và căng thẳng mãn tính. Trong trường hợp này, phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể giúp chúng ta chống lại các tình huống nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó lại làm cơ thể suy nhược cả về thể chất và tinh thần.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy khoảng 60 – 80% các lần tái khám sức khỏe có liên quan đến căng thẳng. Đó là lý do tại sao việc nhận biết và quản lý các kĩ thuật quản lý căng thẳng, thay đổi lối sống lành mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực của căng thẳng mãn tính là rất quan trọng.
Căng thẳng trong mối quan hệ (Mối quan hệ với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và đối tác);
Căng thẳng trong công việc (Những thách thức, áp lực liên quan đến công việc).
Trong nhiều trường hợp, những loại căng thẳng này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của một người. Căng thẳng trong công việc có thể tạo ra căng thẳng trong các mối quan hệ. Căng thẳng trong mối quan hệ có thể khiến việc quản lý những cảm xúc khó khăn trở nên khó khăn hơn.
Tác hại của căng thẳng mãn tính
“Căng thẳng mãn tính có tác hại gì?”. Bởi vì căng thẳng mãn tính kéo dài, nó có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn nếu không được điều trị. Một số biến chứng tiềm ẩn liên quan đến căng thẳng mãn tính bao gồm:
Bởi những tác hại của căng thẳng mãn tính đối với sức khỏe nên việc nhận biết và xây dựng các biện pháp đối phó với căng thẳng mãn tính đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Các biện pháp điều trị giúp đối phó với căng thẳng mãn tính bao gồm:
Tâm lý trị liệu : Các phương pháp như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể giúp bạn xác định các kiểu suy nghĩ tiêu cực gây căng thẳng mãn tính. Các bác sĩ tâm lý trị liệu sẽ giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ hữu ích và thực tế hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu các công cụ đối phó giúp bạn quản lý tốt hơn phản ứng của mình với căng thẳng. Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) là một phương pháp khác có thể giúp con người sử dụng chánh niệm và thiền định để đối phó với căng thẳng mãn tính.
Thuốc: Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau để giúp bạn kiểm soát một số triệu chứng căng thẳng. Nếu bạn cũng đang có các triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm. Bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc có thể giúp bạn ngủ hoặc giảm đau dạ dày.
Các biện pháp phòng ngừa căng thẳng mãn tính:
Xây dựng thói quen sống lành mạnh: Các thói quen sống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì chúng có thể xây dựng khả năng phục hồi cho cơ thể thoát khỏi căng thẳng một cách thường xuyên. Điều này có thể giúp bạn tránh bị căng thẳng liên tục đến mức bạn không nhận ra mình đang căng thẳng như thế nào. Một số thói quen hiệu quả nhất bao gồmtập thể dục, thiền và viết nhật ký đã được chứng minh là thúc đẩy khả năng phục hồi trước căng thẳng.
Tạo ra các kỹ năng đối phó mới : Thay đổi cách bạn phản ứng với căng thẳng cũng có thể hữu ích. Thực hiện các bước để giảm bớt những tình huống căng thẳng mà bạn phải đối mặt và thay đổi quan điểm của bạn (nhắc nhở bản thân về những nguồn lực bạn có thể sử dụng và sức mạnh mà bạn sở hữu) đều có thể hữu ích.
Để đối phó với căng thẳng mãn tính, bên cạnh việc xây dựng lối sống và các kỹ năng lành mạnh thì bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là NMN (Nitcotinamide Mononucleotide) là vô cùng quan trọng. NMN là thành phần giúp nâng cao sức khỏe, giảm lo âu căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần của cơ thể bằng cách đóng vai trò là tiền chất của NAD+ - nguồn nguyên liệu cung cấp sự sống cho tế bào. Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, nồng độ NMN càng suy giảm, đồng nghĩa với việc khả năng tổng hợp NAD+ cũng bị đầy lùi. Vì vậy việc bổ sung hàm lượng NMN từ các thực phẩm sẽ giúp cân bằng lại lượng NMN bị thiếu hụt, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.