Rối loạn lo âu lưỡng cực là gì và làm sao để cải thiện?
10/06/2023
Rối loạn lo âu lưỡng cực là một rối loạn của não bộ dẫn đến những biến đổi bất thường về cảm xúc, mức độ hoạt động. Các triệu chứng của rối loạn lo âu lưỡng cực thường rất nặng nề, có thể làm hủy hoại các mối quan hệ, giảm khả năng làm việc và học tập, thậm chí là tự sát. Tuy nhiên, rối loạn lo âu lưỡng cực có thể điều trị được và người bệnh vẫn có thể sống và làm việc hiệu quả.
Rối loạn lo âu lưỡng cực là gì?
“Rối loạn lo âu lưỡng cực là sao?”. Theo đó, rối loạn lo âu lưỡng cực, còn được gọi là rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng – trầm cảm, là tình trạng rối loạn của não bộ dẫn đến những biến đổi bất thường về cảm xúc, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những hoạt động bình thường.
Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu lưỡng cực xuất hiện những trạng thái cảm xúc căng thẳng theo các chu kỳ khác biệt, được gọi là các “cơn rối loạn cảm xúc”. Đặc trưng của các cơn rối loạn cảm xúc là sự biến đổi rõ rệt trong cảm xúc và hành vi so với lúc bình thường. Trạng thái người bệnh quá kích động hoặc vui vẻ quá mức gọi là cơn hưng cảm. Ngược lại trạng thái người bệnh cực kỳ buồn bã hoặc thất vọng gọi là cơn trầm cảm. Trong một số trường hợp, cơn rối loạn cảm xúc có thể bao gồm cả triệu chứng trầm cảm và hưng cảm – được gọi là cơn hỗn hợp.
Nguyên nhân rối loạn lo âu lưỡng cực
Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu nguyên nhân có thể gây ra rối loạn lo âu lưỡng cực. Phần lớn đều cho thấy không có nguyên nhân nào đơn lẻ, hầu hết là nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau hình thành nên rối loạn cảm xúc hoặc làm tăng nguy cơ gây bệnh:
Di truyền: Rối loạn lo âu lưỡng cực có xu hướng di truyền. Nghiên cứu khoa học cho thấy người có một số gene nhất định có khả năng bị rối loạn lo âu lưỡng cực cao hơn so với những người khác. Trẻ em có bố mẹ hoặc người thân bị rối loạn lo âu lưỡng cực có khả năng mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, gene không phải là yếu tố duy nhất gây rối loạn lưỡng cực. Các nghiên cứu ở trẻ em sinh đôi cùng trứng cho thấy anh chị em sinh đôi với người mắc rối loạn lo âu lưỡng cực không phải luôn bị bệnh, mặc dù kiểu gene giữa họ là giống nhau. Nghiên cứu khoa học cho thấy các yếu tố ngoài di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Có vẻ như các yếu tố môi trường và kiểu gene đều có liên quan đến nhau trong cơ chế gây bệnh.
Yếu tố bên ngoài: Sang chấn tâm lý từng mắc, stress, bạo lực, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu quan tâm từ gia đình có thể là nguyên nhân gây rối loạn lo âu lưỡng cực.
Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, noradrenalin…
Người bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực có thể trải qua cơn hưng cảm hoặc cơn trầm cảm. Trong một số trường hợp người bệnh có thể mắc một cơn rối loạn cảm xúc bao gồm cả các triệu chứng trầm cảm và hưng cảm – được gọi là cơn hỗn hợp.
Triệu chứng cơn hưng cảm
Triệu chứng biến đổi cảm xúc:
Cảm thấy vui vẻ hoặc phấn chấn quá mức, hoặc cảm thấy vui vẻ, cởi mở quá mức trong thời gian dài;
Cáu kỉnh quá mức.
Triệu chứng biến đổi hành vi:
Tư duy dồn dập (ý tưởng trong đầu xuất hiện dồn dập làm người bệnh không cưỡng lại được), nói rất nhanh;
Tham gia các hoạt động giải trí nguy cơ cao, cư xử rất xung động.
Triệu chứng cơn trầm cảm
Triệu chứng biến đổi cảm xúc:
Buồn chán, vô vọng trong thời gian dài;
Mất hứng thú với các hoạt động trước đây, bao gồm cả hứng thú tình dục.
Triệu chứng biến đổi hành vi:
Mệt mỏi, trở nên chậm chạp;
Khó ghi nhớ, khó tập trung và quyết định việc gì đó;
Cáu gắt, bồn chồn;
Thay đổi thói quen hằng ngày như thói quen ăn, ngủ…;
Có ý định tự sát hoặc nghĩ về cái chết, có hành vi tự sát.
Chẩn đoán rối loạn lo âu lưỡng cực
Hiện nay có bốn dạng rối loạn lo âu lưỡng cực để có thể chẩn đoán rối loạn lo âu lưỡng cực có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
Rối loạn lưỡng cực I: Còn gọi là cơn hưng cảm hoặc hỗn hợp hưng trầm cảm kéo dài ít nhất một tuần, hoặc triệu chứng hưng cảm nghiêm trọng mà người bệnh cần phải nhập viện ngay lập tức
Rối loạn lưỡng cực II: Đây là dạng mà các cơn trầm cảm và hưng cảm nhẹ, không có cơn hưng cảm bùng phát đầy đủ hoặc cơn hỗn hợp hưng trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực không biệt định: Dạng này được chẩn đoán khi triệu chứng bệnh biểu hiện nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lưỡng cực I hay II.
Rối loạn khí sắc chu kỳ: Dạng nhẹ của rối loạn lưỡng cực. Người bệnh trong nhóm này có những cơn hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm nhẹ trong thời gian ít nhất là 2 năm. Ngoài ra, các triệu chứng không đáp ứng yêu cầu của bất kỳ rối loạn lưỡng cực nào khác.
Điều trị rối loạn lo âu lưỡng cực
Phác đồ điều trị rối loạn lo âu lưỡng cực hiệu quả thường là phối hợp giữ tâm lý trị liệu và thuốc.
Phác đồ điều trị bằng thuốc
Các thuốc điều trị rối loạn lo âu lưỡng cực bao gồm nhóm thuốc điều chỉnh sắc khí, thuốc chống loạn thần mới, thuốc chống trầm cảm.
Thuốc chỉnh sắc khí: Là liệu pháp điều trị đầu tay ở người bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực. Người bệnh có thể được điều trị liên tục bằng thuốc chỉnh sắc khí trong nhiều năm. Một số thuốc trong nhóm này như muối Lithium, thuốc trấn kinh (Acid Valproicacid, Lamotrigine, Gabapentin…)
Thuốc chống loạn thần mới: Thường được dùng phối hợp với các thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn lo âu lưỡng cực. Các thuốc trong nhóm này bao gồm Olanzapine, Quetiapine, Aripiprazole…
Thuốc chống trầm cảm: Paroxetine, Fluoxetine, Sertraline, Bupropiom… là những thuốc có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực.
Phác đồ tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là một trong những phác đồ điều trị rối loạn lo âu lưỡng cực. Đây là biện pháp giúp hỗ trợ, hướng dẫn và giáo dục người bệnh. Một số biện pháp tâm lý trị liệu bao gồm:
Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp người bệnh học cách thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu cực hoặc có hại;
Liệu pháp gia đình: Có sự tham gia của các thành viên trong gia đình, giúp tăng cường các chiến lược đối phó hữu hiệu, ví dụ như nhận biết các cơn tái phát sớm nhất và giúp đỡ cho người bệnh. Liệu pháp gia đình còn giúp cải thiện khả năng giao tiếp trong gia đình, giải quyết các xung đột;
Liệu pháp tương tác cá nhân, hài hòa xã hội: Giúp người bệnh cải thiện các mối quan hệ xung quanh, quản lý sinh hoạt thường ngày. Cải thiện sinh hoạt và giấc ngủ sẽ giúp hạn chế tái phát cơn hưng cảm.
Giáo dục tâm lý: Giúp người bệnh nhận biết dấu hiệu nguy cơ biến đổi cảm xúc, điều trị sớm bệnh trước khi cơn toàn phát xảy ra.
Phòng ngừa rối loạn lo âu lưỡng cực
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp mang tính đảm bảo trong việc phòng ngừa bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định rằng việc điều trị bệnh ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu và biểu hiện đầu tiên góp phần không nhỏ trong phòng ngừa rối loạn lo âu lưỡng cực, cũng như giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý tâm thần khác.
Trường hợp nghi ngờ bản thân mắc chứng rối loạn lo âu lưỡng cực, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, điều trị và tránh hậu quả xấu do bệnh gây ra.
Đối với người bệnh rối loạn lo âu, bên cạnh thuốc điều trị thì chất lượng tâm trạng tốt, giấc ngủ ổn định và giảm các suy nghĩ tiêu cực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide là một yếu tố quan trọng góp phần trong việc đẩy lùi những vấn đề sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Khi Nicotinamide Mononucleotide được biết đến là một enzyme quan trọng đóng vai trò là tiền thân của Coenzyme NAD, có khả năng giảm thiểu tác động có hại từ các gốc tự do trong tế bào não, ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề lão hóa. Đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm và suy nhược thần kinh, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và trạng thái tinh thần.