Ngày càng có nhiều người trẻ bị mất ngủ kéo dài. Mất ngủ kéo dài ở người trẻ không chỉ gây ra sa sút về sức khoẻ mà còn có thể gây nên những bất ổn về tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập và đời sống hàng ngày. Vậy người trẻ mất ngủ kéo dài nên làm gì?
Mất ngủ kéo dài là bệnh gì?
Mất ngủkéo dài là tình trạng mất ngủ trên 3 tháng với tần suất ít nhất 3 đêm/ tuần. Tình trạng này khi xảy ra ở các đối tượng từ 18-30 tuổi được gọi là mất ngủ kéo dài ở người trẻ với các biểu hiện như:
Không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm;
Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc suốt đêm;
Ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc vào ban đêm;
Thiếu ngủ, thời gian ngủ ít, thậm chí mỗi đêm chỉ có thể ngủ 3-4 giờ.
Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài ở người trẻ
Sự gia tăng của tình trạng mất ngủ kéo dài ở người trẻ tuổi thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do áp lực công việc, học tập: Người trẻ tuổi hiện nay thường xuyên phải đối mặt với các kế hoạch làm việc, học tập dày đặc và căng thẳng khiến cho hệ thần kinh luôn bị kích thích, hoạt động hết công suất dẫn tới khó đi vào giấc ngủ hoặc không có một giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, các áp lực trong ngày cũng khiến cơ thể sản sinh hormone căng thẳng, ức chế cảm giác buồn ngủ.
Lạm dụng công nghệ: Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ khiến cho đôi mắt tiếp xúc lâu dài với nguồn ánh sáng xanh gây rối loạn hormon giấc ngủ của cơ thể, gây hại cho hệ thần kinh, nhức mỏi mắt dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.
Không gian phòng ngủ: Việc phòng ngủ không thoải mái, quá chật chội, ngột ngạt, thiếu oxy sẽ dẫn tới mất ngủ kéo dài ở người trẻ tuổi hoặc ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Ăn uống không lành mạnh: Ăn đồ khó tiêu hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hoá tăng cường làm việc, gây ra mất ngủ kéo dài. Đặc biệt ở người trẻ tuổi thường ít quan tâm đến bữa ăn trong ngày, thường ăn vào thời gian không hợp lý dẫn tới đầy bụng, khó tiêu trước khi đi ngủ.
Sinh hoạt không điều độ: Việc ăn uống, học tập, nghỉ ngơi không khoa học, không theo lịch sinh học sẽ khiến người trẻ tuổi gặp các rối loạn hormone gây mất ngủ.
Do bệnh tật: Mặc dù ít gặp nhưng các vấn đề về thần kinh, suy nhược cơ thể, dị ứng hay đau xương khớp cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của người trẻ tuổi.
Mất ngủ kéo dài ở người trẻ có nguy hiểm không?
Mất ngủ kéo dài không chỉ gây suy giảm sức khỏe cho người lớn tuổi mà ngay cả người trẻ tuổi khi bị cũng có thể nhận những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần như:
Thường xuyên mất tập trung: Người trẻ mất ngủ kéo dài sẽ rất dễ buồn ngủ vào sáng hôm sau, cảm thấy chậm chạp và khó khăn khi tham gia làm việc hoặc học tập, mất tập trung và giảm trí nhớ đáng kể.
Tăng huyết áp: Giấc ngủ bị gián đoạn kéo dài cũng khiến cơ thể căng thẳng, làm tăng nhịp tim và huyết áp, thậm chí là tiến triển thành tăng huyết áp mạn tính ở người trẻ tuổi.
Trầm cảm: Mất ngủ kéo dài khiến tâm trạng thay đổi rất nhiều, dễ mệt mỏi, buồn bực, cáu kỉnh với người xung quanh và cuối cùng là trầm cảm.
Tăng cân: Người trẻ bị mất ngủ thường tìm đến các thực phẩm không lành mạnh để tiêu thụ, làm tăng nguy cơ tăng cân. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Tăng nguy cơ ung thư: Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư như ung thư vú ở nữ. Nguyên nhân là do hormone melatonin có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào u lại không thể hoạt động tốt ở người bị mất ngủ kéo dài.
Người trẻ mất ngủ kéo dài nên làm gì?
Để cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài ở người trẻ tuổi cần phối hợp rất nhiều phương pháp như:
Thay đổi lối sống:
Sắp xếp lại thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giúp hình thành phản xạ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ.
Không ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Duy trì nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.
Hạn chế để những thiết bị ảnh hưởng tới giấc ngủ trong tầm với như tivi, điện thoại, máy tính.
Có thể tắm nước ấm trước khi ngủ 1-2 giờ để thư giãn cơ thể, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tập thể dục và vận động thường xuyên.
Không cố gắng ngủ, nếu sau 10-15 phút không thể ngủ thì hãy đứng dậy ra ngoài và trở lại giường khi buồn ngủ.
Sử dụng đồ uống giúp thư giãn cơ thể, hỗ trợ đi vào giấc ngủ:
Sữa ấm: Là thức uống cung cấp dinh dưỡng lại chứa nhiều tryptophan, kích thích quá trình tiết serotonin của não bộ, tạo cảm giác thư giãn, cùng với độ ấm vừa phải sẽ giúp người trẻ nhanh chóng có giấc ngủ ngon.
Trà bạc hà: Bạc hà có tác dụng chống viêm, giảm cơn đau dạ dày, giúp thư giãn cơ thể đúng cách, nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Sữa hạnh nhân: Có hàm lượng magie cao và hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ, ngoài ra hạnh nhân còn chứa nhiều tryptophan cũng hỗ trợ đem lại giấc ngủ trọn vẹn.
Thư giãn cơ thể và tâm lý:
Không suy nghĩ đến áp lực, căng thẳng trước khi ngủ. Không ngủ ngay sau khi làm việc mà nên thư giãn, nói chuyện cùng bạn bè, người thân, đọc sách, đi dạo, tập yoga, thiền định cũng giúp có một giấc ngủ ngon hơn.
Ngâm chân bằng nước ấm với gừng trước khi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ.
Tại không gian ngủ phù hợp với sở thích bản thân, có thể sử dụng đèn xông tinh dầu mùi nhẹ, thoang thoảng để tăng cường sự thư giãn, giúp ngủ sâu.
Tóm lại, mất ngủ kéo dài ở người trẻ tuổi đang là xu hướng của xã hội khi người trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong công việc và học tập. Điều này để lại nhiều hậu quả đối với sức khỏe lâu dài. Vì vậy, người trẻ tuổi có thể cố gắng thay đổi lối sống để cải thiện chất lượng giấc ngủ hoặc thậm chí gặp bác sĩ để giải quyết các vấn đề tâm lý triệt để, tránh để việc mất ngủ trở thành mãn tính.
Song song với việc thực hiện các biện pháp trị mất ngủ kéo dài, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN) để hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào cơ thể, chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do và ngăn chặn tình trạng thiếu máu não. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả.