Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh suy nhược cơ thể và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra là tình trạng mất ngủ có bị sụt cân không và mất ngủ sụt cân là bệnh gì?
Mất ngủ có bị sụt cân không?
Mất ngủ có làm sụt cân không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Về mặt sinh lý, ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Vì vậy có thể thấy mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe sa sút, qua đó tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý và ảnh hưởng gây sụt cân. Vậy mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Theo đó, mất ngủ gây sụt cân theo những cơ chế bệnh như sau:
Bệnh lý tiêu hóa: Viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản gây ra rất nhiều biểu hiện khó chịu như ăn uống khó tiêu, ợ hơi, ợ chua và khiến người bệnh ăn không ngon, kém hấp thu chất dinh dưỡng và tạo cảm giác khó chịu, trằn trọc khi ngủ. Do đó, các bệnh lý tiêu hóa và chứng mất ngủ có mối liên hệ mật thiết, tạo ra vòng xoắn bệnh lý khó giải quyết và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sụt cân mất ngủ;
Bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến khi lượng glucose không được hấp thu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng. Ngoài các dấu hiệu đặc trưng của đái tháo đường thì đa phần bệnh nhân sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, kèm theo mất ngủ và dẫn đến sụt cân nhanh chóng;
Tăng huyết áp: Mất ngủ hay ngủ không sâu giấc là nguyên nhân khiến huyết áp bệnh nhân tăng cao, từ đó đưa đến hệ quả là cơ thể mệt mỏi, chán ăn và sụt cân;
Bệnh lý hô hấp: Nguyên nhân này khiến bệnh nhân khó thở, đặc biệt là vào ban đêm, hoặc mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Qua đó dẫn đến mất ngủ kèm kèm theo chán ăn, suy nhược cơ thể và sụt cân;
Bệnh thận: Các triệu chứng của bệnh thận bao gồm mất ngủ kéo dài, sụt cân nhanh đi kèm với tiểu nhiều lần và tiểu rắt…;
Ung thư: Mất ngủ gây sụt cân là một trong những dấu hiệu của đa số các bệnh lý ung thư, như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư dạ dày…
Ngoài các bệnh lý kể trên, mất ngủ kèm theo sụt cân còn có thể xảy ra do rối loạn tâm thần hoặc rối loạn lo âu. Những tình trạng này khiến người bệnh quá lo lắng và căng thẳng, dẫn đến mất ngủ kèm theo ăn uống kém gây sụt cân do suy nhược cơ thể. Đặc biệt, chứng rối loạn lo âu nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ diễn tiến đến bệnh trầm cảm, khi đó tình trạng mất ngủ và rối loạn ăn uống gây sụt cân càng nghiêm trọng hơn.
Một số yếu tố khác gây sụt cân mất ngủ có thể kể đến như công việc quá bận rộn hay áp lực cuộc sống khiến chế độ ăn uống và giấc ngủ không đảm bảo. Trên đây là những nguyên nhân giải thích cho thắc mắc mất ngủ có bị sụt cân không của rất nhiều bệnh nhân.
Sụt cân mất ngủ nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng mất ngủ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Giấc ngủ không đảm bảo và thời gian ngủ chập chờn khiến cơ thể lừ đừ, mệt mỏi kèm theo chán ăn và không có cảm giác đói. Khi đó, cơ thể rất dễ suy nhược và không được cung cấp đất đủ chất dinh dưỡng thiết yếu nên tình trạng sụt cân xảy ra là rất dễ hiểu. Nếu tình trạng mất ngủ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì bệnh nhân có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ sụt cân kéo dài và không thể cải thiện được thì bệnh lý có thể phát triển theo 2 hướng:
Người bệnh mất ngủ kéo dài dẫn đến chán ăn, sụt cân liên tục gây ra suy nhược cơ thể, đưa đến nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, đau đầu, đột quỵ hoặc suy giảm trí nhớ;
Sau một thời gian sụt cân mất ngủ kéo dài, cơ thể người bệnh có xu hướng hấp thụ thức ăn nhanh hơn và nhiều hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng tăng cân mất kiểm soát.
Và dĩ nhiên với trường hợp kể trên xảy ra thì sức khỏe đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy, người bệnh sụt cân mất ngủ cần có biện pháp để cải thiện giấc ngủ càng sớm càng tốt, đặc biệt nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Lời khuyên của bác sĩ
Sau khi được giải đáp thắc mắc mất ngủ có bị sụt cân không và mất ngủ sụt cân là bệnh gì, vấn đề tiếp theo cần quan tâm là giải pháp để cải thiện tình trạng này.
Theo đó, để cải thiện tình trạng mất ngủ bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt của bản thân theo hướng như sau:
Chế độ dinh dưỡng tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu tinh bột, canxi và sắt, đồng thời tăng tiêu thụ các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị khó ngủ như thịt, cá, quả chuối, yến mạch, sữa và bơ. Lưu ý: Không ăn quá no và tiêu thụ thức ăn khó tiêu vào bữa tối vì dễ gây mất ngủ;
Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có chứa chất kích thích hoặc caffeine sát giờ đi ngủ;
Rèn luyện cho bản thân thói quen đi ngủ và thức dậy sớm, trong đó cần đảm bảo ngủ đủ 7-9 tiếng/ ngày. Đặc biệt phải duy trì thời gian ngủ và thức dậy thống nhất, kể cả ngày nghỉ và ngày cuối tuần;
Sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để hạn chế áp lực và căng thẳng. Theo bác sĩ, stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ, chán ăn và sụt cân;
Tập luyện thể dục hàng ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, trong đó nên ưu tiên các bộ môn vừa sức như yoga, bơi lội, gym, chạy bộ, ngồi thiền hay dưỡng sinh,…;
Từ bỏ thói quen sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, thay vào đó có thể massage, ngâm chân nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng;
Lưu ý uống ít nước vào buổi tối để hạn chế tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
Bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc mất ngủ có bị sụt cân không và cách phòng ngừa hiệu quả tình trạng này. Song song với việc cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN) để hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào cơ thể, chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do và ngăn chặn tình trạng thiếu máu não. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả.