Như ở các bài viết trước đã thông tin, béo phì là là khi tình trạng cơ thể có chỉ số BMI vượt quá 30. Đây là kết quả của quá trình thừa cân, khi cơ thể tích tụ một lượng mỡ dư lớn ở vùng bụng, đùi, eo và dưới ngực. Thừa cân béo phì là khi người bệnh có cân nặng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép dựa trên chiều cao. Đồng thời, cơ thể tích tụ mỡ thừa ở nhiều vùng da trên cơ thể. Bên cạnh các yếu tố như thói quen ăn uống, sinh hoạt, thì một số yếu tố khách quan ảnh hưởng đến béo phì là giới tính, độ tuổi và chủng tộc.
Béo phì có thể phụ thuộc vào giới tính, nhưng không chỉ riêng giới tính quyết định. Cả nam và nữ đều có thể trở nên béo phì. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa nam và nữ về cách tích tụ mỡ và phân bố mỡ trên cơ thể.
Thường thì nam giới có xu hướng tích tụ mỡ nhiều hơn ở vùng bụng, trong khi nữ giới có xu hướng tích tụ mỡ nhiều hơn ở vùng hông, đùi và mông. Điều này có liên quan đến sự khác biệt về hormone trong cơ thể nam và nữ, như hormone testosterone và hormone estrogen.
Tuổi nào dễ béo phì nhất là một trong số các câu hỏi được tìm kiếm nhiều trên các nền tảng internet. Theo các chuyên gia thì ở bất kỳ độ tuổi nào, con người ở cả hai giới đều có nguy cơ mắc béo phì. Tuy vậy, một số nhóm tuổi nhất định lại có xu hướng gia tăng việc dễ bị béo phì hơn các giai đoạn khác trong đời. Ví dụ, ở cả nam giới và nữ giới thì giai đoạn dậy thì và sau tuổi 45 đều có nguy cơ mắc béo phì cao.
Dù béo phì phần lớn được các nhà khoa học chứng minh là xuất phát từ yếu tố hành vi ăn uống, sinh hoạt, tuy nhiên, chủng tộc và sự di truyền cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Di truyền đóng vai trò quan trọng trong béo phì, và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền có ảnh hưởng đến khả năng mắc béo phì. Có sự khác biệt về tỷ lệ béo phì giữa các chủng tộc khác nhau. Ví dụ, tại Mỹ, tỷ lệ béo phì của người da đen gốc Tây Ban Nha là khoảng 49,6%, trong khi tỷ lệ này chỉ là 17,4% đối với người Mỹ gốc Châu Á.
Có ước tính rằng khoảng 40% sự biến đổi trong cân nặng cơ thể được bị chi phối bởi yếu tố di truyền. Vào năm 2005, các nghiên cứu về béo phì đã xác định có 176 trường hợp gen đột biến gây ra béo phì. Ngoài ra, nhiều hội chứng di truyền cũng kết hợp với béo phì, chẳng hạn như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Barder-Biedl và hội chứng Alstrom.
Tuổi nào dễ béo phì nhất là 1 trong số các câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay. Và độ tuổi dễ béo phì phổ biến ở cả Việt Nam và các nước trên thế giới chính là thời kỳ thiếu niên, dậy thì. Đây là độ tuổi mà ở cả nam giỡi và nữ giới đều có thay đổi, phát triển cơ thể.
Trong độ tuổi này, sức ăn của trẻ cũng tăng lên và cần thiết cho nhu cầu phát triển của bản thân, qua đó, nhu cầu năng lượng ở độ tuổi này là cao hơn so với lúc 10 tuổi. Đồng thời, các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng trẻ ở giai đoạn dậy thì hiện nay có xu hướng lười vận động hơn, mức năng lượng sử dụng trung bình của trẻ trong độ tuổi này là 450 calo/ngày. Trong khi năng lượng nạp vào lớn hơn, nhu cầu sử dụng lại ít thì tuổi dậy thì được xem là tuổi dễ béo phì nhất, nếu không kiểm soát có thể trở thành tiền đề cho giai đoạn béo phì trưởng thành sau này.
Nếu bạn thắc mắc tuổi nào dễ béo phì nhất sau giai đoạn dậy thì của con người, thì câu trả lời chính là ở độ tuổi trung niên, cụ thể là sau 45, xu hướng tăng cân, béo phì ở cả hai giới đều gia tăng rõ rệt. Tỷ lệ béo phì là 39,8% ở người lớn từ 20 đến 39 tuổi, 44,3% ở người lớn từ 40 đến 59 tuổi và 41,5% ở người lớn từ 60 tuổi trở lên. Như vậy, có thể thấy, từ 40 tuổi trở đi hay sau 45 tuổi, cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng tăng cân khó kiểm soát gây ra béo phì.
Ở nam giới sau 45 tuổi, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều khảo sát cho ra kết quả rằng nam giới ở độ tuổi sau 45 có xu hướng tiêu thụ năng lượng nhiều và ít vận động hơn, từ đó dẫn đến việc dễ tích tụ năng lượng dư thừa, mỡ thừa dẫn đến béo phì.
Ở nữ giới, thời kỳ mãn kinh và sau 45 tuổi đánh dấu sự suy giảm estrogen và progesteron làm cơ thể dễ dàng tích mỡ ở vùng bụng.
Ngoài các yếu tố kể trên, thói quen ăn uống, stress, tình trạng mất ngủ và việc vận động kém hơn so với những năm tháng còn trẻ cũng là lý do khiến tuổi trung niên trở thành tuổi dễ béo phì nhất trong cuộc đời của mỗi người.
Một số các phương pháp giúp người tuổi trung niên hạn chế được việc tăng cân, béo phì đó là:
Nhìn chung, cân nặng của con người sẽ thay đổi theo thời gian và phu thuộc vào nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt. Một trong những độ tuổi dễ béo phì mà mọi người cần lưu ý đó chính là tuổi dậy thì và tuổi trung niên, đặc biệt ở giai đoạn trung niên thì sẽ khó giảm cân và đạt được cân nặng lý tưởng. Do đó, việc áp dụng các biện pháp giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp ở độ tuổi trung niên là điều cần thiết để có được cuộc sống chất lượng và tránh khỏi các nguy cơ bệnh tật do béo phì gây nên.
Ngoài kế hoạch ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần hoạt chất quý như: Glabridin chiết xuất linh thảo, L-Carnitine, Piperine, Coenzyme Q10, ALA (Alpha Lipoic Acid) chiết xuất rau bina…. để giúp tăng vận chuyển glucose vào cơ, khống chế cảm giác đói và giảm tích trữ glucose,… Đồng thời tăng phân giải chất béo, ngăn mỡ tích tụ ở nội tạng, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và bền vững.