vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Dinh dưỡng trong thịt bò và khả năng chống lão hóa

01/08/2023
Thịt bò là loại thịt đỏ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy các chất dinh dưỡng có trong thịt bò là gì và ăn thịt bò có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò

Thịt bò được phân loại là thịt đỏ - thuật ngữ được sử dụng cho thịt của động vật có vú, chứa lượng sắt cao hơn thịt gà hoặc cá. Thịt bò thường được ăn dưới dạng thịt quay, sườn hoặc bít tết, thịt bò cũng thường được xay hoặc băm nhỏ để sử dụng trong bánh mì kẹp thịt và đôi khi mọi người ăn thịt bò sống. Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò, bao gồm: 
  • Protein: Thịt bò là một trong những nguồn protein hoàn chỉnh nhất trong chế độ ăn uống, thành phần axit amin của nó gần giống với thành phần cơ bắp của chính bạn. Hàm lượng protein có trong thịt bò nạc đã nấu chín là khoảng 26–27%. Protein trong thịt bò là loại protein có chất lượng cao, chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà con người không thể tự tổng hợp. Các loại axit amin này cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể của bạn. 
  • Chất béo: Thịt bò chứa lượng chất béo khác nhau, còn được gọi là mỡ bò. Ngoài việc thêm hương vị, chất béo làm tăng đáng kể hàm lượng calo trong thịt. Hàm lượng chất béo có trong thịt bò phụ thuộc vào độ tuổi, giống, giới tính và thức ăn của bò. Các sản phẩm thịt đã qua chế biến chẳng hạn như xúc xích có xu hướng chứa nhiều chất béo hơn. Trong thịt bò nạc thường chứa khoảng 5–10% chất béo, bao gồm chất béo bão hòa và không bão hòa đơn hiện diện với số lượng xấp xỉ bằng nhau. Các axit béo chính có trong thịt bò là axit stearic, axit oleic và axit palmitic.
Có nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt bò tốt cho sức khỏe
Vitamin và khoáng chất, bao gồm:
  • Vitamin B12: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt bò, là nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất trong chế độ ăn uống. Vitamin B12 được biết đến là một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự hình thành máu và hệ thần kinh của bạn.
  • Kẽm: Thịt bò chứa hàm lượng kẽm cao, một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
  • Selen: Thịt nói chung là một nguồn selen phong phú, một nguyên tố vi lượng thiết yếu phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn.
  • Sắt: Sắt ở dạng heme được tìm thấy với số lượng lớn trong thịt bò, được cơ thể hấp thụ rất hiệu quả.
  • Niacin: Niacin (vitamin B3) có nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể bạn. Lượng niacin thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 rất quan trọng cho quá trình tạo máu và chuyển hóa năng lượng.
Thịt bò còn chứa một số hoạt chất sinh học và chất chống oxy hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:
  • Creatin: Creatin có nhiều trong thịt bò đóng vai trò là nguồn năng lượng cho cơ bắp. Những người tập thể hình thường sử dụng các chất bổ sung creatine bởi vì creatine có lợi cho sự phát triển và duy trì cơ bắp.
  • Taurine: Taurine là một axit amin chống oxy hóa và là thành phần phổ biến trong nước tăng lực do cơ thể sản xuất và rất quan trọng đối với chức năng của tim và cơ.
  • Glutathione: Một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt có nhiều trong thịt bò.
  • Cholesterol: Cholesterol phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn. Ở hầu hết mọi người, cholesterol trong chế độ ăn uống ít ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu và thường không được coi là vấn đề sức khỏe.

Có thể ăn thịt bò sống không?

Các cơ quan y tế khuyến cáo nên nấu chín thịt bò để tiêu diệt vi khuẩn có hại có thể gây bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, một số người cho rằng ăn thịt bò sống hoặc chưa nấu chín hoàn toàn an toàn, ngon hơn và có lợi cho sức khỏe hơn thịt bò đã nấu chín. Vậy chúng ta có nên ăn thịt bò sống không? Mặc dù một số nhà hàng có thể cung cấp thịt bò sống nhưng không có gì đảm bảo là thịt bò sống an toàn cho sức khỏe. Ăn thịt bò sống rất nguy hiểm vì nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh, bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Shigella và Staphylococcus aureus, tất cả đều bị tiêu diệt bằng nhiệt trong quá trình nấu chín. Việc nuốt phải những vi khuẩn này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với những triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa, có thể từ nhẹ đến nặng, có thể xảy ra trong vòng 30 phút đến 1 tuần sau khi ăn thịt bò sống bị nhiễm độc. Vì vậy, những người dễ mắc bệnh do thực phẩm nên tránh hoàn toàn ăn thịt bò sống hoặc chưa nấu chín.

Ăn thịt bò có tốt không?

Thịt bò là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao và các loại vitamin và khoáng chất khác nhau cho cơ thể. Như vậy, thịt bò có thể là một thành phần tuyệt vời của một chế độ ăn uống lành mạnh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

Duy trì khối lượng cơ bắp

Ăn thịt bò có tốt không? Giống như tất cả các loại thịt động vật, thịt bò là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao tuyệt vời cho cơ thể. Protein trong thịt bò chứa tất cả các axit amin thiết yếu nên còn được gọi là protein hoàn chỉnh. Nhiều người có thể không tiêu thụ đủ protein chất lượng cao dẫn đến làm tăng tốc độ hao mòn cơ bắp do tuổi tác, làm tăng nguy cơ mắc một tình trạng ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe được gọi là thiểu cơ. Tuy nhiên, tình trạng thiểu cơ có thể được ngăn ngừa hoặc đảo ngược bằng các bài tập sức mạnh cơ bắp và tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Do đó, tiêu thụ thịt bò thường xuyên sẽ góp phần cung cấp protein chất lượng cao cho cơ thể, giúp duy trì khối lượng cơ bắp và giảm nguy cơ mắc bệnh thiểu cơ.
Ăn thịt bò sống rất nguy hiểm vì nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh

Phòng chống thiếu máu

Thiếu máu là một bệnh lý phổ biến đặc trưng bởi giảm số lượng tế bào hồng cầu và khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu là thiếu sắt. Các triệu chứng chính của thiếu máu là mệt mỏi và suy nhược. Thịt bò chứa hàm lượng chất sắt cao, chủ yếu ở dạng sắt heme. Sắt heme chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thường rất thấp trong chế độ ăn chay. Sắt heme trong thịt bò được cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn nhiều so với sắt không phải heme - loại sắt trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Do đó, thịt bò không chỉ chứa dạng sắt có khả năng sinh học cao mà còn có khả năng cải thiện mức độ hấp thụ sắt không phải heme từ thực phẩm thực vật.

Tóm lại, thịt bò là một trong những loại thịt đỏ với thành phần dinh dưỡng đặc biệt giàu protein, vitamin và khoáng chất chất lượng cao. Do đó, thịt bò có thể cải thiện sự phát triển và duy trì cơ bắp, cũng như hiệu suất tập thể dục. Thịt bò còn là một nguồn giàu chất sắt nên có thể làm giảm nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, thịt bò chứa hoạt chất niacin và có thể làm tăng Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng chống lại quá trình lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ: Hiểu đúng để chủ động phòng ngừa

Những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ: Hiểu đúng để chủ động phòng ngừa

28/04/2025
Trí nhớ là nền tảng cho tư duy, học hỏi và kết nối xã hội. Nhưng theo thời gian, nhiều người bắt đầu cảm nhận rõ những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ: hay quên, mất tập trung, khó tiếp thu thông tin mới. Đây không chỉ là biểu hiện thông thường của tuổi tác, mà còn là dấu hiệu sinh học cho thấy cơ thể đang bước vào giai đoạn suy giảm chức năng tế bào não, một phần không thể tách rời của quá trình lão hóa. Nếu bạn từng bối rối vì trí nhớ không còn minh mẫn như trước, đừng bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện chính xác các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, lý do vì sao điều đó xảy ra và quan trọng nhất làm gì để cải thiện ngay từ hôm nay.
Suy giảm trí nhớ tiền mãn kinh: Cảnh báo sớm ở phụ nữ sau tuổi 35

Suy giảm trí nhớ tiền mãn kinh: Cảnh báo sớm ở phụ nữ sau tuổi 35

28/04/2025
Khi bước vào độ tuổi trung niên, nhiều phụ nữ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường hay quên, mất tập trung dù không quá bận rộn. Đây có thể là biểu hiện của suy giảm trí nhớ tiền mãn kinh, một trong những hệ quả điển hình của việc rối loạn nội tiết tố nữ. Đừng bỏ qua giải pháp cải thiện trí nhớ và cân bằng nội tiết từ bên trong. Khám phá bí quyết giúp bạn minh mẫn, tự tin và khỏe đẹp mỗi ngày.
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ: Nguy hiểm nhưng có thể cải thiện

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ: Nguy hiểm nhưng có thể cải thiện

28/04/2025
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, không còn là chuyện "não cá vàng" thoáng qua. Hay quên, phản ứng chậm, khó tập trung có thể là lời cảnh báo não bộ đang suy yếu. Đừng bỏ qua! Khám phá ngay nguyên nhân và cách phục hồi trí nhớ từ bên trong trước khi ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống.
Cách chống lão hoá da, làm săn chắc da mặt từ bên trong

Cách chống lão hoá da, làm săn chắc da mặt từ bên trong

25/04/2025
Làm săn chắc da mặt là một trong những yêu cầu cấp thiết khi làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Sự xuất hiện của nếp nhăn và da chảy xệ thường xuyên xảy ra khi chúng ta bước vào giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, với các giải pháp chống lão hóa từ bên trong và chăm sóc đúng cách, bạn có thể giữ gìn làn da săn chắc và khỏe mạnh lâu dài.
Dưỡng ẩm chống lão hoá cho da: Bí quyết giữ gìn làn da tươi trẻ lâu dài

Dưỡng ẩm chống lão hoá cho da: Bí quyết giữ gìn làn da tươi trẻ lâu dài

25/04/2025
Khi làn da bắt đầu lão hóa, các dấu hiệu như khô, mất đàn hồi, nếp nhăn và xỉn màu bắt đầu xuất hiện, làm giảm vẻ tươi trẻ tự nhiên của da. Việc cung cấp dưỡng ẩm cho da lão hóa là một bước quan trọng trong việc duy trì làn da mềm mịn và săn chắc. Dưỡng ẩm chống lão hóa cho da không chỉ giúp làm dịu da mà còn giúp tái tạo các tế bào, giảm thiểu nếp nhăn và cải thiện kết cấu da. Khám phá bí quyết dưỡng ẩm chống lão hóa cho da với những thành phần hiệu quả như Hyaluronic Acid, Retinol và NMN. Giúp duy trì làn da căng mịn, tươi trẻ lâu dài.
Chất chống oxy hóa não bộ: Bí quyết duy trì trí nhớ và sự minh mẫn

Chất chống oxy hóa não bộ: Bí quyết duy trì trí nhớ và sự minh mẫn

25/04/2025
Chất chống oxy hóa não bộ đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa lão hóa tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ và giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo. Đọc để khám phá bí quyết giữ gìn sự minh mẫn lâu dài! Đừng để căng thẳng và tuổi tác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tìm hiểu ngay các cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ não bộ mỗi ngày.
Cách bộ não ghi nhớ: Hiểu cơ chế và áp dụng phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả

Cách bộ não ghi nhớ: Hiểu cơ chế và áp dụng phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả

25/04/2025
Cách bộ não ghi nhớ là nền tảng quan trọng của tư duy và học tập, nhưng không phải lúc nào cách bộ não hoạt động cũng giúp lưu trữ thông tin một cách chính xác. Đôi khi bạn có thể gặp phải tình huống quên tên ai đó ngay sau khi gặp hoặc khó nhớ lại những gì đã học. Vậy cách bộ não ghi nhớ như thế nào? Và quan trọng nhất, làm sao để cải thiện trí nhớ hiệu quả? Khám phá cơ chế ghi nhớ của bộ não và phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả. Tìm hiểu cách bổ sung NMN để bảo vệ trí nhớ và tăng cường sự minh mẫn
Trẻ hóa có nghĩa là gì? Bí quyết sống khỏe – sống trẻ ở tuổi trung niên

Trẻ hóa có nghĩa là gì? Bí quyết sống khỏe – sống trẻ ở tuổi trung niên

16/04/2025
Tuổi trung niên là thời điểm ta bắt đầu cảm nhận rõ ràng những thay đổi bên trong cơ thể: năng lượng suy giảm, làn da kém săn chắc, trí nhớ không còn linh hoạt như xưa và cảm giác mệt mỏi thường trực dù không làm gì quá sức. Những dấu hiệu ấy khiến nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: "Trẻ hóa có nghĩa là gì? Liệu chúng ta có thể làm chậm lại tiến trình lão hóa, thậm chí trẻ hóa cơ thể một cách khoa học và bền vững?" Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm "trẻ hóa" từ góc độ khoa học, đồng thời chia sẻ giải pháp giữ gìn sức khỏe, tinh thần minh mẫn và vẻ ngoài tươi trẻ bằng việc bổ sung NMN.
Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 35 và cách phòng ngừa hiệu quả

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 35 và cách phòng ngừa hiệu quả

15/04/2025
Sau tuổi 35, nhiều người bắt đầu cảm thấy trí nhớ không còn minh mẫn như trước: hay quên lịch hẹn, khó tập trung khi làm việc, hoặc nhớ nhớ quên quên tên người quen. Thực tế, tình trạng này có thể là biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ – một vấn đề sức khỏe đang ngày càng trẻ hóa. Hiểu rõ các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và chủ động phòng ngừa từ sớm là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe não bộ và duy trì chất lượng sống lâu dài.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon