Rối loạn stress sau sang chấn là gì?
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD – Post-Traumatic Stress Disorder) là một dạng rối loạn lo âu nghiêm trọng, xảy ra sau khi cá nhân trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện sang chấn nặng nề như tai nạn, thiên tai, chiến tranh, lạm dụng, mất người thân...
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), PTSD được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài trên 1 tháng và gây suy giảm đáng kể về mặt chức năng. Ước tính có khoảng 3,9% dân số toàn cầu đã từng bị PTSD trong đời, trong đó phụ nữ có nguy cơ cao gấp đôi so với nam giới (WHO, 2022).
Dấu hiệu nhận biết và hệ quả lâu dài của PTSD
Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thường được chẩn đoán ít nhất 1 tháng sau chấn thương và thường được chia thành 4 loại sau:
- Xâm nhập: Xâm nhập là những ký ức hoặc cơn ác mộng không mong muốn tái hiện lại sự kiện kích hoạt. Xâm nhập có thể ở dạng "hồi tưởng", có thể được kích hoạt bởi hình ảnh, âm thanh, mùi hoặc các kích thích khác. Ví dụ: một tiếng động lớn có thể khơi dậy ký ức về một vụ hành hung, khiến người đó hoảng sợ ném mình xuống đất.
- Né tránh: Những người bị PTSD có thể tránh những lời nhắc nhở về chấn thương tâm lý, chẳng hạn như các khu vực cụ thể trong thị trấn hoặc các hoạt động yêu thích trước đây.
- Những thay đổi tiêu cực trong nhận thức và tâm trạng: Những thay đổi về nhận thức và tâm trạng bao gồm sự thờ ơ và thờ ơ, nhận thức sai lệch, mất hứng thú, tự trách móc bản thân không phù hợp và trầm cảm.
- Thay đổi về kích động và phản ứng: Những người bị PTSD có thể biểu hiện sự kích động, khó chịu và phản ứng quá mức hoặc họ có thể tỏ ra tê liệt và xa cách.
Hệ lụy lâu dài nếu không điều trị
Nếu không có hướng điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tổng thể:
- Rối loạn lo âu, trầm cảm mạn, hành vi tự hại
- Tăng nguy cơ cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch
- Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ kéo dài
Phác đồ điều trị rối loạn stress sau sang chấn
Trị liệu tâm lý (liệu pháp lõi)
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp người bệnh điều chỉnh lối suy nghĩ tiêu cực về sự kiện đã qua.
- Liệu pháp tiếp xúc: Giúp bệnh nhân đối mặt dần dần với nỗi sợ trong môi trường an toàn.
- EMDR (Liệu pháp giải mẫn cảm bằng chuyển động mắt): Hỗ trợ xử lý ký ức sang chấn một cách sinh học.
Điều trị bằng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn và được xây dựng theo liệu trình cụ thể đồng thời theo dõi, kiểm soát hiệu quả một cách thường xuyên:
- Thuốc chống trầm cảm (SSRIs như sertraline, paroxetine)
- Thuốc ngủ, thuốc chống lo âu: chỉ dùng ngắn hạn, cần kiểm soát nghiêm ngặt
Liệu pháp hỗ trợ
- Thiền chánh niệm, yoga trị liệu
- Viết nhật ký cảm xúc, trị liệu âm nhạc hoặc nghệ thuật
- Tham gia cộng đồng hỗ trợ PTSD
Vai trò của dinh dưỡng và phục hồi tế bào trong điều trị rối loạn stress sau sang chấn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu và biểu hiện nặng của PTSD.
Điển hình như một nghiên cứu trên
PubMed (2019) khảo sát 201 người trưởng thành có PTSD, cho thấy lượng omega‑3 và omega‑6 trong khẩu phần ăn tỷ lệ thuận với hiệu suất xử lý thông tin và khả năng chuyển đổi nhanh giữa các nhiệm vụ (planning/set‑shifting). Điều này cho thấy thiếu hụt Omega‑3 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức – vốn thường bị suy giảm ở PTSD.
Ngoài ra, sự suy giảm NAD+ - phân tử sản sinh năng lượng tế bào - có thể làm trầm trọng thêm các biểu hiện mệt mỏi, giảm tập trung và mất ngủ. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi tế bào thần kinh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Một
nghiên cứu trên mô hình chuột lão hóa cho thấy bổ sung chất nền NAD⁺ (đặc biệt qua NMN/NR) giảm viêm thần kinh, bảo vệ synapse và kích thích quá trình sinh neuron mới ở vùng hippocampus – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi stress kéo dài.
Bởi vậy, hướng tiếp cận mới hiện nay là kết hợp các giải pháp bổ sung, nhằm nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần bền vững từ gốc. Trong số các hoạt chất nổi bật,
NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang được nghiên cứu như một giải pháp tiềm năng giúp cải thiện chức năng não, giấc ngủ và năng lượng tinh thần nhờ khả năng tăng cường NAD⁺ nội sinh. Các nhãn
NMN Nhật Bản, đặc biệt là
Yang NMN 15000 mg được khách hàng tin dùng nhờ những ưu điểm:
- NMN tinh khiết 99,9%, sản xuất tại Nhật, đạt chuẩn Japan-GMP
- Công nghệ Liposome – tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa đến tế bào
- Hàm lượng 250mg/viên – tối ưu hiệu quả mà ít phải dùng nhiều viên
- Không chất phụ gia, không gây lệ thuộc, có thể bổ sung dài hạn để hỗ trợ phục hồi sau stress mạn
Nhiều khách hàng đã phản hồi tích cực về cải thiện về giấc ngủ, tinh thần ổn định và sự tỉnh táo trong ngày sau 2–4 tuần sử dụng sản phẩm (Dữ liệu khảo sát nội bộ Yangmiwa, 2024).
Điều trị rối loạn stress sau sang chấn là một quá trình dài và cần nhiều hơn sự cố gắng từ người bệnh. Kết hợp giữa trị liệu tâm lý, dược học hiện đại, liệu pháp hỗ trợ và dinh dưỡng nuôi dưỡng não bộ, sẽ mang lại hướng phục hồi bền vững.
Trong hành trình đó, những sản phẩm như Yang NMN 15000 mg – với nền tảng khoa học và chất lượng kiểm chứng – có thể là người bạn đồng hành đáng tin cậy, hỗ trợ cải thiện thể chất, cảm xúc và sức khỏe toàn diện từ gốc rễ tế bào.
Nguồn tham khảo, trích dẫn chung:
1. DSM-5 Diagnostic Criteria for PTSD:
2. Post-traumatic stress disorder:
3. Gender differences in exposure to potentially traumatic events and diagnosis of posttraumatic stress disorder (PTSD) by racial and ethnic group:
4. MSD Manual:
Yang NMN 15000 mg - Bổ sung năng lượng, đảo ngược lão hóa. Sản phẩm chính hãng Nhật Bản được Bác sĩ, Doanh nhân, Người nổi tiếng tin dùng. ☎ Hotline: 098.653.6666 |