Ngày nay, do các áp lực trong cuộc sống mà dường như căng thẳng có xu hướng gia tăng. Tình trạng này nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành căng thẳng mãn tính. Căng thẳng mãn tính thường gây ra những gây tổn hại cho tâm trí và cơ thể của mỗi người. May mắn thay, bạn có thể điều chỉnh để giảm ảnh hưởng của vấn đề này lên sức khỏe thể chất và tinh thần bằng nhiều cách khác nhau.
Căng thẳng là gì?
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳngvề mặt tinh thần do một tình huống khó khăn nào đó trong cuộc sống. Căng thẳng được coi là một phản ứng tự nhiên của con người khiến chúng ta phải giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Chính vì thế mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó.
Căng thẳng có vẻ như là một điều tồi tệ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Phản ứng với căng thẳng là điều tự nhiên giúp cơ thể chúng ta chuẩn bị hành động. Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ giải phóng các hormone như adrenaline và cortisol, có thể giúp tinh thần minh mẫn, săn chắc cơ bắp và tăng nhịp tim.
Tuy nhiên, đối với một số người, tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài. Lâu dần chúng trở thành căng thẳng mãn tính khiến cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng sống và làm việc.
Khi nào căng thẳng trở thành mãn tính?
Căng thẳng kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng là biểu hiện của cơ thể bị căng thẳng mãn tính. Khi bạn bị căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng mãn tính có liên quan đến tăng huyết áp (hoặc huyết áp cao). Hơn nữa, tăng huyết áp lâu dần gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nữa của sức khỏe, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ. Tương tự như vậy, hormone cortisol (được giải phóng khi bị căng thẳng mãn tính) cũng có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn đồ ngọt và chất béo. Như chúng ta đã biết, ăn uống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phìhoặc các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, hậu quả của căng thẳng mãn tính không chỉ dừng lại ở những tác động về thể chất. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc hoặc sức khỏe tinh thần, khiến đầu óc bạn không mấy tỉnh táo, làm việc kém hiệu quả, giảm sự tập trung…
Các triệu chứng của căng thẳng mãn tính là gì?
Có những dấu hiệu về nhận thức, cảm xúc, thể chất và hành vi của tình trạng căng thẳng mãn tính. Không phải tất cả bốn loại triệu chứng này nhất thiết phải xuất hiện ở một người. Nhưng nếu ai đó có từ 3 đến 5 triệu chứng này trong hơn một vài tuần, họ có thể bị căng thẳng mãn tính. Những triệu chứng tiềm ẩn đó bao gồm:
Nhức mỏi và đau nhức.
Mất ngủ hoặc buồn ngủ.
Một sự thay đổi trong hành vi xã hội, chẳng hạn như ở lại thường xuyên.
Năng lượng thấp.
Suy nghĩ không tập trung.
Thay đổi khẩu vị.
Tăng sử dụng rượu hoặc ma túy.
Thay đổi phản ứng cảm xúc với người khác.
Các phản ứng căng thẳng đang diễn ra có thể ảnh hưởng đến năng suất, các mối quan hệ và sức khỏe. Những người bị căng thẳng mãn tính thường mô tả nó giống như cảm giác 'mắc kẹt' trong cảm xúc của bản thân.
Phải làm sao giảm căng thẳng mãn tính?
Qúa trình cải thiện căng thẳng mãn tính có thể khác nhau tùy mỗi người. Dưới đây là một số mẹo giảm căng thẳng mà bạn có thể áp dụng hàng ngày.
Hãy năng động: Hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của bạn và giảm căng thẳng. Đi bộ là một cách tuyệt vời để bắt đầu hoặc bạn hãy thử một hoạt động aerobic, chạy bộ, khiêu vũ hoặc bơi lội cũng đều rất hiệu quả trong việc giảm căng thẳng.
Thử thái cực quyền hoặc các bài tập thư giãn khác: Các hoạt động như thái cực quyền, yoga, thiền hoặc tập thở có thể đưa bạn ra khỏi tình trạng căng thẳng một cách từ từ. Ví dụ, một nghiên cứu giữa những người lớn tuổi được công bố trên Tạp chí Lão khoa cho thấy thái cực quyền giúp giảm cảm giác căng thẳng của người tham gia đồng thời tăng cảm xúc tích cực.
Ưu tiên giấc ngủ: Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực sức khỏe, trong đó có giảm căng thẳng. Khi bạn ngủ đủ, bộ não sẽ giải phóng phần lớn các hoạt động gây ra căng thẳng trong ngày, đồng thời một giấc ngủ chất lượng cũng giúp sức khỏe tinh thần được tái tạo.
Sử dụng thực phẩm chăm sóc sức khỏe: Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN) hoặc Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) được xem là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng, tránh lo âu ở nhiều người. Việc sử dụng Nicotinamide Mononucleotide (NMN) làm tăng NAD+ để đẩy nhanh quá trình trẻ hóa cơ thể bằng cách kích hoạt genes trường thọ Sirtuins. Bên cạnh đó, hoạt chất Nicotinamide Mononucleotide (NMN) khi uống vào sẽ được chuyển hóa thành NAD+ làm tăng lượng NAD+ hiệu quả, bù đắp lại lượng NAD+ mà cơ thể bị hao hụt đi mỗi ngày, từ đó giúp duy trì sức khỏe tế bào, làm chậm quá trình lão hóa và giảm căng thẳng một cách hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách hạn chế tình trạng căng thẳng để cải thiện sức khỏe và tâm lý được tốt hơn.