vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Các tác dụng của cam thảo

14/06/2023
Cây cam thảo là 1 loại thảo mộc mọc hoang ở một số vùng châu u và Châu Á, được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Hoạt chất glabridin chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Vậy tác dụng của cam thảo đối với cơ thể là gì?

1. Rễ cây cam thảo là gì?

Cây cam thảo mọc hoang ở một số vùng châu Âu và châu Á. Cây lâu năm mọc cao và có hệ thống rễ phân nhánh rộng rãi. Rễ là những mảnh gỗ thẳng, nhăn nheo, có xơ, dài, hình trụ và mọc ngang dưới lòng đất. Rễ cam thảo có màu nâu bên ngoài và màu vàng bên trong. Chất bổ sung cam thảo được làm từ rễ và thân ngầm của cây.

Cây cam thảo được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Rễ cam thảo còn được gọi là “rễ ngọt” vì tính chất cam thảo chứa một hợp chất ngọt hơn đường gấp 50 lần. 

Rễ cây cam thảo đã được sử dụng trong cả Đông và Tây y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau từ cảm lạnh thông thường đến bệnh gan.

Ngày nay, rễ cam thảo được xem như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống cho các tình trạng như các vấn đề về tiêu hóa, các triệu chứng mãn kinh, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Nước súc miệng hoặc viên ngậm cam thảo đã được sử dụng để cố gắng ngăn ngừa hoặc giảm đau họng đôi khi xảy ra sau phẫu thuật. Cam thảo cũng là một thành phần trong một số sản phẩm dùng ngoài da.

cay-cam-thao
Rễ cây cam thảo còn được gọi là “rễ ngọt”.

2. Tác dụng của cam thảo

2.1. Các vấn đề về hô hấp

Công dụng cam thảo là hỗ trợ và bảo vệ hệ hô hấp. Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt chất chính glabridin trong rễ cây cam thảo có khả năng cải thiện hiệu quả của thuốc giãn phế quản ở những bệnh nhân mắc hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Hoạt chất glabridin trong rễ cây cam thảo có tác dụng chống oxy hóa, do đó có thể giúp bảo vệ các tế bào trong phế quản phổi. Cam thảo có thể giúp làm chậm sự tiến triển của các bệnh về đường hô hấp khác nhau khi được kết hợp cùng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn.

2.2. Chứng khó tiêu chức năng

Công dụng cam thảo đối với hệ tiêu hóa là giúp giảm đau do chứng khó tiêu chức năng, một chứng rối loạn gây ra những cơn khó chịu ở vùng bụng trên.

Một nghiên cứu trên 50 người được cho dùng giả dược hoặc một sản phẩm làm từ chiết xuất rễ cam thảo với liều 75mg 2 lần mỗi ngày trong 30 ngày. Nhóm dùng chiết xuất cam thảo cho biết các triệu chứng khó tiêu của họ thuyên giảm nhiều hơn so với những người tham gia dùng giả dược.

2.3. Loét dạ dày

Loét dạ dày và tá tràng là những vết loét phát triển trong dạ dày, thực quản dưới hoặc ruột non. Vai trò của rễ cam thảo trong điều trị bệnh loét dạ dày ngày càng được quan tâm. Các nhà nghiên cứu muốn biết tính chất cam thảo có tác dụng gì đối với vi khuẩn Helicobacter pylori, đây là nguyên nhân chính gây loét dạ dày và rất khó điều trị.

Một nghiên cứu cho thấy khi kết hợp rễ cam thảo cùng với liệu pháp kháng sinh tiêu chuẩn đã giúp loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori tới 83%.

2.4. Viêm gan C

Glabridin trong rễ cây cam thảo có thể giúp điều trị viêm gan C, một loại virus gây nhiễm trùng gan. Nếu không điều trị viêm gan C có thể gây viêm và tổn thương gan lâu dài dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng, glabridin thể hiện hoạt tính kháng virus viêm gan C trong các mẫu tế bào và có thể hứa hẹn là một phương pháp điều trị virus viêm gan C có hiệu quả trong tương lai.

2.5. Thời kỳ mãn kinh

Tác dụng của cam thảo là giúp làm giảm các triệu chứng của cả kinh nguyệt và mãn kinh. Tính chất cam thảo giúp làm giảm đau bụng kinh do đặc tính chống viêm của nó.

Rễ cam thảo có chứa phytoestrogen là một hợp chất thực vật bắt chước tác dụng của estrogen trong cơ thể.

Một nghiên cứu tiến hành trên 90 phụ nữ mãn kinh bị bốc hỏa. Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dùng 330mg rễ cam thảo mỗi ngày đã giảm cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Sau khi ngừng điều trị bằng rễ cam thảo các triệu chứng bốc hỏa có thể quay trở lại.

2.6. Giảm cân

Hoạt chất glabridin chiết xuất rễ cây cam thảo có tác dụng giúp tăng phân giải chất béo, giảm mỡ tích tụ ở nội tạng, giảm cholesterol xấu, điều hòa phân bố mỡ trên cơ thể và giảm mỡ bụng eo. Do đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả và giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành do xơ vữa.

Một nghiên cứu trên 15 người có cân nặng bình thường sử dụng 3.5g cam thảo mỗi ngày trong 2 tháng. Mỡ cơ thể được đo trước và sau khi điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy cam thảo có thể làm giảm khối lượng mỡ trong cơ thể.

cay-cam-thao
Rễ cây cam thảo có thể làm giảm khối lượng mỡ trong cơ thể.

2.7. Viêm da và nhiễm trùng

Rễ cây cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất và một số hợp chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus mạnh.

Các nghiên cứu chứng minh rằng glabridin có trong chiết xuất rễ cây cam thảo có lợi ích chống viêm và kháng khuẩn. Do đó chiết xuất rễ cây cam thảo được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng viêm da khác nhau bao gồm mụn trứng cá và bệnh chàm.

Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở 60 người lớn chỉ ra rằng việc bôi gel ngoài da có chứa chiết xuất rễ cây cam thảo đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh chàm.

2.8. Đặc tính chống ung thư

Rễ cây cam thảo chứa nhiều hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, chiết xuất rễ cây cam thảo đã được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư.

Tác dụng của cam thảo và các hợp chất của nó có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư da, vú, đại trực tràng và tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, chiết xuất rễ cây cam thảo còn giúp điều trị viêm niêm mạc miệng và vết loét miệng thường gặp ở những bệnh nhân bị ung thư do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.

Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở 60 bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ cho thấy rằng sử dụng cam thảo tại chỗ có hiệu quả ngang với phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh viêm niêm mạc miệng.

2.9. Bảo vệ chống sâu răng

Công dụng cam thảo với răng miệng là giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn có thể dẫn đến sâu răng.

Một nghiên cứu kéo dài 3 tuần khi cho 66 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ăn kẹo mút không đường có chứa 15mg rễ cam thảo hai lần mỗi ngày trong tuần học. Ăn kẹo mút làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây sâu răng.

Bài viết trên cho chúng ta biết chiết xuất rễ cây cam thảo có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Ngày nay, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất Glabridin chiết xuất từ rễ cây cam thảo. Hoạt chất này có khả năng giúp tăng phân giải chất béo, giảm tiểu đường tuýp 2, giảm mỡ tích tụ ở nội tạng, giảm kháng insulin, giảm cholesterol xấu, triệu chứng mãn kinh. Đồng thời điều hòa phân bố mỡ trên cơ thể và giảm mỡ bụng eo hiệu quả. 

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Trẻ hóa có nghĩa là gì? Bí quyết sống khỏe – sống trẻ ở tuổi trung niên

Trẻ hóa có nghĩa là gì? Bí quyết sống khỏe – sống trẻ ở tuổi trung niên

16/04/2025
Tuổi trung niên là thời điểm ta bắt đầu cảm nhận rõ ràng những thay đổi bên trong cơ thể: năng lượng suy giảm, làn da kém săn chắc, trí nhớ không còn linh hoạt như xưa và cảm giác mệt mỏi thường trực dù không làm gì quá sức. Những dấu hiệu ấy khiến nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: "Trẻ hóa có nghĩa là gì? Liệu chúng ta có thể làm chậm lại tiến trình lão hóa, thậm chí trẻ hóa cơ thể một cách khoa học và bền vững?" Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm "trẻ hóa" từ góc độ khoa học, đồng thời chia sẻ giải pháp giữ gìn sức khỏe, tinh thần minh mẫn và vẻ ngoài tươi trẻ bằng việc bổ sung NMN.
Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 35 và cách phòng ngừa hiệu quả

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 35 và cách phòng ngừa hiệu quả

15/04/2025
Sau tuổi 35, nhiều người bắt đầu cảm thấy trí nhớ không còn minh mẫn như trước: hay quên lịch hẹn, khó tập trung khi làm việc, hoặc nhớ nhớ quên quên tên người quen. Thực tế, tình trạng này có thể là biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ – một vấn đề sức khỏe đang ngày càng trẻ hóa. Hiểu rõ các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và chủ động phòng ngừa từ sớm là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe não bộ và duy trì chất lượng sống lâu dài.
Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Giải pháp từ chuyên gia giúp bạn duy trì sự minh mẫn

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Giải pháp từ chuyên gia giúp bạn duy trì sự minh mẫn

15/04/2025
Từ sau tuổi 35, trí nhớ của chúng ta bắt đầu suy giảm một cách âm thầm. Điều đáng lo là phần lớn mọi người đều bỏ qua những dấu hiệu ban đầu và chỉ tìm kiếm giải pháp khi đã quá muộn. Vậy, bị suy giảm trí nhớ phải làm sao để cải thiện sớm và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, và quan trọng nhất – cách phục hồi trí nhớ tự nhiên và khoa học từ gốc.
Tái sinh làn da tuổi 40: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả và bền vững

Tái sinh làn da tuổi 40: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả và bền vững

15/04/2025
Ở tuổi 40, làn da bỗng trở nên “khó chiều” hơn bao giờ hết. Những thay đổi âm thầm của thời gian bắt đầu lộ diện: nếp nhăn nơi khóe mắt, da kém săn chắc, vết nám lấm tấm… Điều đó không có nghĩa bạn đã "thua" trong cuộc chiến chống lão hóa – chỉ là bạn cần hiểu rõ làn da tuổi 40 đang thực sự cần gì để bắt đầu hành trình tái sinh một cách khoa học và bền vững.
Da bị lão hóa sau tuổi 30: Bí mật đằng sau và cách trẻ lâu hiệu quả

Da bị lão hóa sau tuổi 30: Bí mật đằng sau và cách trẻ lâu hiệu quả

15/04/2025
Bước qua tuổi 30, nhiều người bắt đầu nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên làn da: nếp nhăn xuất hiện, da kém đàn hồi và không còn căng mịn như trước. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng da bị lão hóa sau tuổi 30 không chỉ đơn thuần do tuổi tác mà còn xuất phát từ việc suy giảm năng lượng tế bào và cơ chế tự sửa chữa của da. Tìm hiểu thêm qua nội dung bên dưới.
Cách chống lão hóa da hiệu quả: Giải pháp giúp làn da tươi trẻ lâu dài

Cách chống lão hóa da hiệu quả: Giải pháp giúp làn da tươi trẻ lâu dài

15/04/2025
Lão hóa da là nỗi lo chung của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 25. Không chỉ khiến làn da kém sắc, nếp nhăn và chảy xệ còn ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp. Vậy chống lão hóa da mặt bằng cách nào để duy trì vẻ đẹp tự nhiên? Khám phá các cách chống lão hóa da hiệu quả để duy trì làn da tươi trẻ và khỏe mạnh. Bổ sung Yang NMN 15000 mg giúp làm chậm lão hóa da từ tế bào.
Dấu hiệu của sự lão hóa không chỉ là nếp nhăn – Sự thật bất ngờ!

Dấu hiệu của sự lão hóa không chỉ là nếp nhăn – Sự thật bất ngờ!

15/04/2025
Lão hóa là một quá trình tự nhiên mà ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết rõ dấu hiệu của sự lão hóa, đặc biệt là những dấu hiệu không dễ nhận thấy. Khi nhắc đến lão hóa, nhiều người chỉ nghĩ đến nếp nhăn và tóc bạc, nhưng thực tế, cơ thể bắt đầu lão hóa từ bên trong trước khi thể hiện ra bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu ít ngờ đến của lão hóa và cách làm chậm quá trình này.
Cách chống lão hóa sớm: Làm sao để duy trì nét trẻ trung và khỏe mạnh?

Cách chống lão hóa sớm: Làm sao để duy trì nét trẻ trung và khỏe mạnh?

15/04/2025
Khám phá các bí quyết chống lão hóa sớm hiệu quả giúp bảo vệ làn da và sức khỏe tổng thể. Bổ sung Yang NMN 15000 mg để duy trì sự trẻ trung và khỏe mạnh lâu dài.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ do lối sống công sở: Vấn đề nghiêm trọng ít ai ngờ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ do lối sống công sở: Vấn đề nghiêm trọng ít ai ngờ

15/04/2025
Liệu bạn có thường xuyên cảm thấy căng thẳng trong công việc, dễ quên các chi tiết quan trọng, hoặc khó tập trung trong các cuộc họp? Môi trường công sở hiện đại với áp lực công việc cao và sự phổ biến của công nghệ đang khiến nhiều người phải đối mặt với nhiều dấu hiệu suy giảm trí nhớ mà không nhận ra. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và có cách nào để khắc phục? Tìm hiểu ngay qua nội dung bên dưới.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon