Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai bệnh lý có nhiều triệu chứng chung như khó tập trung, căng thẳng, có vấn đề về giấc ngủ. Vậy rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không và người bệnh có triệu chứng hỗn hợp của lo âu và trầm cảm được gọi là gì?
Mối liên quan giữa rối loạn lo âu và trầm cảm?
“Bệnh rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không?”. Trên thực tế lâm sàng, trầm cảm và rối loạn lo âulà các bệnh lý riêng biệt với đặc điểm triệu chứng như sau:
Rối loạn lo âu là bệnh lý có triệu chứng đặc trưng là cảm giác lo sợ thái quá trước bất kỳ một tình huống nào đó rất bình thường. Sự lo lắng, sợ hãi quá mức ở người bệnh rối loạn lo âu thường mang tính vô lý, nhưng lại kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Rối loạn lo âu thường kết hợp với các bệnh lý tâm thần khác như rối loạn nhân cách, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống;
Trầm cảm là bệnh lý tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người bệnh. Trầm cảm gây cảm giác buồn bã, mất năng lượng và không hứng thú với các hoạt động trong cuộc sống trong thời gian dài. Bệnh lý có thể dẫn đến một loạt các vấn đề thể chất, tình cảm – tâm lý, làm giảm khả năng phán đoán, hoạt động, quyết định vấn đề. Trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mất niềm tin vào cuộc sống và dễ nảy sinh ý định tự tử.
Như vậy, rối loạn lo âu và trầm cảm là hai bệnh lý riêng biệt nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Người mắc bệnh rối loạn lo âu thường nảy sinh tâm lý chán nản và người bệnh trầm cảm thường có cảm giác lo lắng bất thường. Đây chính là lý do và rối loạn lo âu và trầm cảm thường đi kèm với nhau, và người bệnh có cả triệu chứng rối loạn lo âu và trầm cảm được gọi với các tên đầy đủ là rối loạn lo âu trầm cảm.
Rối loạn lo âu trầm cảm xảy ra do nguyên nhân gì?
Bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm thường gây ra bởi các nguyên nhân đặc trưng riêng biệt hoặc do sự kết hợp của nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Phổ biến bao gồm:
Di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc rối loạn lo âu hoặc trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn so với người bình thường;
Cấu trúc, chức năng của não bộ: Cấu trúc não của người bệnh bị rối loạn lo âu và trầm cảm có nhiều điểm khác so với người bình thường;
Yếu tố bên ngoài: Sang chấn tâm lý từng mắc, stress, bạo lực, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu quan tâm từ gia đình có thể là nguyên nhân gây rối loạn lo âu lưỡng cực;
Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, noradrenalin…
Độ tuổi: Độ tuổi từ 15 – 30 tuổi có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu và trầm cảm cao hơn so với các độ tuổi khác. Nguyên nhân là do các đối tượng trong đối tượng này phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc, các mối quan hệ, tình cảm…
Lạm dụng đồ uống có cồn, các loại thuốc có tính gây nghiện hoặc chất gây nghiện;
Người thiếu tự tin, quá độc lập, hay bi quan;
Rối loạn lo âu trầm cảm nguy hiểm như thế nào?
Triệu chứng rối loạn lo âu trầm cảm của người bệnh thường trầm trọng, diễn biến khó lường nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây rối loạn cơ quan trong cơ thể và một loạt các bệnh lý như:
Đột quỵ;
Bệnh tim mạch;
Làm nặng hơn các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp…
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rus;
Tăng nguy cơ tự tử;
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu trầm cảm
“Rối loạn lo âu trầm cảm có chữa được không?”. Liệu pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng người bệnh, rối loạn lo âu trầm cảm có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ. Hiện nay có hai liệu pháp điều trị chính là điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Điều trị bằng thuốc
Người mắc bệnh rối loạn lo âu trầm cảm có triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu xảy ra đồng thời hoặc đan xen nhau, các nghiên cứu cho thấy cả hai triệu chứng đều đáp ứng với liệu pháp điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI):
Trường hợp điều trị bằng các thuốc trong nhóm SSRI hoặc SNRI không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc điều trị khác. Tuy vậy, sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên liệu pháp điều trị bằng thuốc cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Liệu pháp tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là liệu pháp giảm rối loạn âu lo và trầm cảm hàng đầu. Nguyên tắc khi sử dụng liệu pháp tâm lý là giải quyết căn nguyên dẫn đến rối loạn lo âu, suy nghĩ tiêu cực của người bệnh thông qua sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức:
Quản lýcăng thẳng: Giúp người bệnh hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn, vượt qua chứng rối loạn lo âu hiệu quả hơn;
Hoạt động thư giãn: Giúp thư giãn tinh thần, giảm các dấu hiệu lo âu cả về thể chất và tinh thần. Một số hoạt động thư giãn hiệu quả như thiền định, tập yoga, các bài tập thở sâu, nghỉ ngơi trong phòng có ánh sáng phù hợp…
Loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực: Các chuyên gia có thể giúp người bệnh lập các danh sách những suy nghĩ tiêu cực, viết ra một danh sách những suy nghĩ tích cực và hướng dẫn người bệnh tìm ra cách thay thế cho những suy nghĩ tiêu cực;
Tập thể dục: Giúp nâng cao sức khỏe, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực.
Đối với người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, bên cạnh thuốc điều trị thì chất lượng tâm trạng tốt, giấc ngủ ổn định và giảm các suy nghĩ tiêu cực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc bổ sung các loạithực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide là một yếu tố quan trọng góp phần trong việc đẩy lùi những vấn đề sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh.