Các bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh
Cúm mùa và cảm lạnh
Khác với suy nghĩ của nhiều người, cúm không chỉ xuất hiện vào mùa lạnh. Cảm cúm mùa hè xảy ra phổ biến hơn bạn tưởng, đặc biệt trong các chuyến đi xa, di chuyển liên tục, thay đổi khí hậu và tiếp xúc với đám đông. Theo CDC Hoa Kỳ, các chuyến đi mùa hè làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm, đặc biệt với người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc người trung niên trở lên.
Nguyên nhân:
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ: bước ra từ phòng máy lạnh ra ngoài nắng).
- Sức đề kháng yếu do thiếu ngủ, ăn uống thất thường khi đi du lịch.
- Tiếp xúc gần với người đang mang virus cúm.
Cách tránh cảm cúm khi du lịch:
- Tiêm vắc-xin cúm tối thiểu 2 tuần trước chuyến đi, đặc biệt nếu bạn đến nơi đông người.
- Mang theo khẩu trang, nước rửa tay khô và vitamin, thực phẩm bổ sung tăng sức đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng ho, sổ mũi.
Bệnh liên quan đến nhiệt (say nắng, kiệt sức do nhiệt)
Ở nhiệt độ trên 35°C, cơ thể dễ bị mất nước, rối loạn điều hòa thân nhiệt, dẫn đến tình trạng say nắng, đặc biệt nếu bạn di chuyển ngoài trời liên tục mà không che chắn hoặc bổ sung nước kịp thời.
Theo thống kê từ CDC Hoa Kỳ, những ngày nắng nóng cực đoan trong mùa hè có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như kiệt sức, chuột rút, thậm chí đột quỵ nhiệt, phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi.
Cách phòng tránh:
- Uống đủ nước, tránh bia rượu khi đi nắng.
- Mang mũ rộng vành, kính râm, quần áo sáng màu, thoáng mát.
- Tránh hoạt động ngoài trời vào giờ cao điểm nắng (11h–15h).
Bệnh tiêu hóa (tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm)
Mùa hè, thực phẩm dễ ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi mạnh hơn, đặc biệt ở các khu vực nhiệt đới. Kết hợp với việc ăn uống tại nơi lạ, khả năng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa tăng lên rõ rệt. Cụ thể hơn là các bệnh tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm.
Phòng ngừa thế nào?
- Ăn chín, uống sôi. Tránh thực phẩm sống, tái hoặc bán ở vỉa hè.
- Uống nước đóng chai, không dùng đá viên không rõ nguồn gốc.
- Mang theo men vi sinh hoặc thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa.
Bệnh về da (cháy nắng, viêm da)
Ánh nắng mùa hè chứa nhiều tia cực tím có thể gây tổn thương da nhanh chóng. Tình trạng cháy nắng, nổi mẩn, dị ứng nước hồ bơi hay biển cũng là những phiền toái thường gặp trong mùa này.
Giải pháp:
- Thoa kem chống nắng phổ rộng SPF 30 trở lên trước 30 phút khi ra nắng. Bôi lại sau mỗi 2–3 giờ.
- Mặc quần áo chống nắng, hạn chế ra ngoài vào giữa trưa.
- Dưỡng ẩm da sau khi tắm biển, tránh dùng xà phòng có chất tẩy mạnh.
Hệ lụy của việc không cập nhật các bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh
Một vài dấu hiệu nhỏ ban đầu như mệt mỏi, đau đầu hay đau bụng có thể nhanh chóng chuyển thành vấn đề nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Sức khỏe giảm sút không chỉ làm giảm trải nghiệm trong chuyến đi mà còn kéo dài cảm giác uể oải sau khi về nhà. Với người lớn tuổi, say nắng hay nhiễm trùng tiêu hóa còn có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thể trạng và miễn dịch lâu dài.
Chuẩn bị trước, trong và sau chuyến đi - bảo vệ sức khỏe trọn vẹn mùa hè
Để phòng tránh hiệu quả các bệnh thường gặp mùa hè, công tác chuẩn bị sức khỏe cần bắt đầu từ trước chuyến đi.
Trước chuyến đi
- Khám tổng quát nếu có tiền sử bệnh mãn tính.
- Tiêm chủng các loại vắc-xin cần thiết (cúm, viêm gan A/B...).
- Chuẩn bị bộ thuốc cá nhân, vitamin, thuốc cảm, tiêu hóa…
- Bổ sung vitamin và các hoạt chất tăng cường năng lượng, hỗ trợ cải thiện thể lực như NMN,...
Trong chuyến đi
- Giữ vệ sinh cá nhân (rửa tay, đeo khẩu trang nơi công cộng).
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống điều độ, tránh thức khuya liên tục.
- Hạn chế thay đổi nhiệt độ cơ thể quá nhanh (đi từ phòng lạnh ra ngoài trời nắng).
- Bổ sung hoạt chất NMN để duy trì thể lực, tăng đề kháng,...
Sau chuyến đi
- Theo dõi sức khỏe ít nhất 1 tuần. Nếu có triệu chứng bất thường nên đi khám sớm.
- Tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh, ngủ sớm, uống đủ nước, thực phẩm bổ sung như NMN để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể.
Tăng sức đề kháng từ bên trong – bước chuẩn bị không thể thiếu
Ngoài việc chuẩn bị về vật dụng và các sản phẩm hỗ trợ bên ngoài, bạn cũng có thể tăng “lá chắn” miễn dịch từ bên trong bằng cách bổ sung dinh dưỡng và các hoạt chất hỗ trợ tế bào. Nhiều người lựa chọn sử dụng các dòng thực phẩm bổ sung như NMN – một tiền chất giúp cơ thể tăng cường sản sinh NAD+, từ đó hỗ trợ chống lão hóa và nâng cao sức bền khi đi lại nhiều.
Một trong những sản phẩm nổi bật hiện nay là Yang NMN 15000 mg, được sản xuất tại Nhật Bản, ứng dụng phương pháp Enzyme sinh học và công nghệ Liposome NMN tiên tiến, được kiểm chứng lâm sàng giúp tăng NAD+ trong máu sau 21 ngày. Dù không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng việc bổ sung này đang được các bác sĩ, chuyên gia khuyến nghị như một phần của chế độ chăm sóc sức khỏe chủ động và được nhiều khách hàng quan tâm.
Một chuyến đi trọn vẹn còn cần cả sức khỏe bền bỉ. Hy vọng với những chia sẻ về các bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh, bạn đã có thêm hành trang để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các rủi ro không mong muốn. Đừng quên rằng việc chủ động phòng bệnh luôn dễ hơn chữa bệnh. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé.
Và nếu bạn đang tìm giải pháp bổ sung cho sức khỏe mùa hè, hãy cân nhắc trải nghiệm
Yang NMN 15000 mg – giải pháp chống lão hóa từ gốc, bảo vệ tế bào và hỗ trợ miễn dịch hiệu quả! Đừng bỏ lỡ, khám phá ngay cơ hội vàng cho sức khỏe mùa hè!
Yang NMN 15000 mg - Bổ sung năng lượng, đảo ngược lão hóa. Sản phẩm chính hãng Nhật Bản được Bác sĩ, Doanh nhân, Người nổi tiếng tin dùng. ☎ Hotline: 098.653.6666 |