Bị trầm cảm nặng có chữa được không là vấn đề nhiều người quan tâm, bởi việc chữa trị các bệnh lý này đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn từ bệnh nhân và những người thân trong gia đình.
Bệnh trầm cảm nặng có chữa được không? Vì sao?
Bị trầm cảm nặng có chữa được không? Tình trạng trầm cảm nặng có thể sẽ được chữa khỏi nhưng phải đòi hỏi áp dụng đồng thời nhiều các phương pháp điều trị và cần người bệnh phải kiên trì trong một thời gian lâu dài. Trầm cảm nặng khiến người bệnh thường xuyên có suy nghĩ về hành vi tự sát. Đối với các tình trạng trầm cảm mới phát, những triệu chứng bệnh vẫn còn mơ hồ và chưa nghiêm trọng thì người bệnh có thể tự khỏi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho những người bệnh trầm cảm dù nhẹ hay nặng là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất.Trước khi tiến hành điều trị bệnh trầm cảm, các chuyên gia sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Nếu như người bệnh đang gặp phải chứng trầm cảm nặng thì sẽ được xem xét để có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc, thay đổi lối sống, yoga, thiền….Đặc biệt, một vài trường hợp nghiêm trọng sẽ được chỉ định nhập viện để thuận tiện cho việc theo dõi điều trị.Bệnh trầm cảm có thể điều trị được hay không cũng thông qua việc sử dụng thuốc, điều trị các nguyên nhân và cần đến sự quan tâm chăm sóc của gia đình, bạn bè xung quanh người bệnh.Ở giai đoạn trầm cảm nặng có thể sẽ dẫn đến tử vong, do vậy không nên xem thường căn bệnh này. Khi thấy bạn bè, và người thân có các dấu hiệu trầm cảm cần phải đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi những người bệnh đó có ý định tìm đến cái chết.
Bệnh trầm cảm nặng cách điều trị khác gì so với trầm cảm nhẹ?
Nhìn chung, về cách điều trị trầm cảm nhẹ sẽ khác hơn so với trầm cảm nặng. Trầm cảm nhẹ có thể kiểm soát được ổn định mà không cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc điều trị, và người bệnh chỉ cần điều chỉnh về lối sống và sử dụng những loại men vi sinh có tác dụng chống được trầm cảm.Sự khác biệt lớn nhất trong cách điều trị là trầm cảm nặng là sẽ gặp khó khăn hơn, điều trị thường phải cần kết hợp nhiều các phương pháp hơn bao gồm về vấn đề chăm sóc y tế, biện pháp tâm lý, thậm chí là kết hợp cùng thuốc uống sẽ được chỉ định khi điều trị. Dưới đây là sự khác nhau về cách điều trị giữa 2 giai đoạn trầm cảm:
Cách điều trị trầm cảm nhẹ
Thông thường bệnh trầm cảm nhẹ sẽ khác so với cách điều trị so với giai đoạn trầm cảm nặng. Cụ thể là các phương pháp như sau:
Hãy cố gắng ngủ thật đủ giấc và đảm bảo bạn có một môi trường ngủ hỗ trợ nghỉ ngơi thật tốt.
Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể luôn được nạp đầy đủ năng lượng.
Nên tránh rượu và chất kích thích, ma túy chất gây nghiện
Cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nên tập ở cường độ vừa phải vào mỗi ngày trong tuần để giúp cải thiện vấn đề sức khỏe
Làm các công việc mình yêu thích và đi những nơi mà mình muốn đi.
Nên suy nghĩ tích cực để có thể tâm sự và lắng nghe các chia sẻ giúp tinh thần thoải mái hơn.
Nếu như tình trạng trầm cảm đang trở nên tồi tệ hơn thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ để có thể xác định một chẩn đoán thích hợp và tìm các giải pháp hữu ích. Mặc dù điều trị y tế có thể là không cần thiết đối với bệnh trầm cảm nhẹ, nhưng nếu không thể tự khỏi được thì có thể diễn tiến đến trầm cảm nặng.
Cách điều trị bệnh trầm cảm nặng
Điều trị chứng trầm cảm nặng bằng thuốc Tây
Để trả lời cho câu hỏi trầm cảm nặng phải làm sao? Không thể không kể đến sự hỗ trợ cho phương pháp sử dụng thuốc Tây. Những loại thuốc chống trầm cảm tuy không có tác dụng điều trị căn bệnh triệt để, nhưng chúng sẽ giúp việc kiểm soát và ngăn chặn những triệu chứng bệnh một cách hiệu quả nhất. Tuy vậy, các loại thuốc điều trị cũng sẽ cần có thời gian để có thể phát huy công dụng của nó. Thông thường, những triệu chứng bệnh sẽ có thể được cải thiện sau khoảng 2 - 6 tuần sử dụng.Việc sử dụng đến thuốc điều trị trầm cảm sẽ cần được sự chỉ định cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để sử dụng tại nhà để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc làm cho tình trạng của bệnh sẽ chuyển biến xấu hơn. Dưới đây là một số loại thuốc có thể áp dụng giúp cho việc điều trị giai đoạn trầm cảm nặng:
Những chất ức chế và tái hấp thu norepinephrine (SNRIs) và serotonin: venlafaxine (Effexor XR), duloxetine (Cymbalta), levomilnacipran (Fetzima), và desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla).
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: nortriptyline (Pamelor), imipramine (Tofranil), amitriptyline, desipramine (Norpramin) và doxepin.
Những chất ức chế oxy hóa monoamine (MAOIs): phenelzine (Nardil), tranylcypromin (PARNATE), và isocarboxazid (Marplan).
Những chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): paroxetin (Paxil, Pexeva), fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), escitalopram (Lexapro), và citalopram (Celexa).
Điều trị chứng trầm cảm nặng bằng tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là một trong những phương pháp đang được áp dụng phổ biến nhằm giải quyết những vấn đề về tâm lý và cả thể chất thông qua các liệu pháp trò chuyện và giao tiếp. Sử dụng tâm lý trị liệu có thể hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm mang lại rất nhiều kết quả tốt cho người bệnh. Thông thường, dù trường hợp trầm cảm nhẹ hay hoặc nặng đều sẽ được khuyến khích đến phương pháp này.Người bệnh sẽ trực tiếp trao đổi cùng với bác sĩ để có thể thấu hiểu, tháo gỡ được các vấn đề khó khăn, khúc mắc trong lòng. Bằng những kỹ thuật chuyên môn mà bác sĩ tâm lý sẽ giúp cho những người bệnh nhìn nhận được các hành vi, cử chỉ, và lời nói sai lệch của mình để có thể tìm ra những giải pháp khắc phục hiệu quả.Người bệnh sẽ lấy lại được sự cân bằng cảm xúc, giúp ổn định tinh thần một cách tự nhiên, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh trầm cảm nặng, những chuyên gia có thể kết hợp thêm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.Người bệnh cần phải thật kiên trì làm theo đúng phác đồ điều trị của các chuyên gia tâm lý để có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.
Liệu pháp chống co giật (ECT)
Liệu pháp chống co giật hiện nay cũng được chỉ định để áp dụng cho những trường hợp bị chứng trầm cảm nặng, những biểu hiện bệnh đang ở mức nghiêm trọng hoặc những tình trạng bệnh đã áp dụng những phương pháp dùng thuốc và tâm lý trị liệu nhưng không mang lại kết quả. Hiện nay, liệu pháp này đã có tác dụng cho gần khoảng 75% đối tượng bị trầm cảm nặng, kích động mạnh và tâm thần,…Bên cạnh việc thực hiện đúng hướng dẫn của chuyên gia tâm lý và áp dụng chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh thì bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa Nicotinamide Mononucleotide, là một loại thần dược giúp cải lão hoàn đồng, là một trong những nguồn năng lượng tế bào chính trong cơ thể. NMN có tác dụng giúp hỗ trợ cải thiện đến chất lượng giấc ngủ, ổn định tâm trạng, chống stress, trầm cảm, chống suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó, NMNđã được nghiên cứu đảm bảo an toàn cho con người, vì vậy sẽ là sự lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh trầm cảm nặng.