Trước khi tìm hiểu về những công dụng của vitamin B6, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về loại vitamin thiết yếu này. Vitamin B6 là một trong 8 loại vitamin nhóm B có vai trò duy trì sự phát triển của cơ thể và hoạt động bình thường của các cơ quan.
Cơ thể sử dụng một lượng nhỏ vitamin B6 cho hơn 100 phản ứng hóa học liên quan đến quá trình trao đổi chất. Vitamin B6 thuộc nhóm tan trong nước, đồng nghĩa cơ thể sẽ đào thải bất kể lượng B6 dư thừa nào qua nước tiểu. Do đó, chúng ta cần bổ sung vitamin B6 1 cách nhất quán, lý tưởng nhất là từ chế độ ăn uống cân bằng với thịt, ngũ cốc, rau và quả hạch. Nếu không ăn thịt, vitamin B6 cũng có sẵn trong nhiều loại thực phẩm khác, vì vậy bạn vẫn có thể đảm bảo bổ sung đủ vitamin B6 thông qua hỗn hợp các loại thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết cần thận trọng khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin B6 trong thời gian dài vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Để duy trì nồng độ B6 lành mạnh, các bác sĩ khuyến cáo tốt nhất vẫn là thông qua thực phẩm.
Nhu cầu vitamin phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau (đơn vị tính: mg):
Theo các nghiên cứu, vitamin B6 đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm, do đó đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như:
Các chuyên gia nhấn mạnh, cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin B6 từ thực phẩm hoặc trao đổi với bác sĩ nếu nghi ngờ cơ thể thiếu hụt. Nhiều nghiên cứu chứng minh 7 công dụng của vitamin B6 đối với sức khỏe như sau:
Các nghiên cứu đã liên kết tình trạng nồng độ vitamin B6 thấp (cùng với chất sắt) với bệnh thiếu máu, đặc biệt là ở những người đang mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ huyết sắc tố để mang oxy đến các mô của cơ thể. Kết quả cho thấy vitamin B6 là thành phần để sản xuất tế bào hồng cầu và thực tế đã được chứng minh vitamin B6 hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng câu (sideroblastic), một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến cách cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu.
Một trong những tác dụng của vitamin B6 không thể bỏ qua là điều chỉnh tâm trạng và thậm chí là điều trị chứng mất ngủ do có liên quan đến quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, như Serotonin. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vitamin B6 liều cao có thể có hiệu quả trong việc giảm lo lắng và các rối loạn tâm trạng khác.
Một nghiên cứu lớn cho thấy, nồng độ vitamin B6 trong máu ở mức cao hơn có liên quan đến nguy cơ trầm cảm và lo lắng thấp hơn ở phụ nữ. Các nhà khoa học gần đây cũng phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi cảm thấy ít lo lắng và trầm cảm hơn sau khi bổ sung vitamin B6 liều cao mỗi ngày trong thời gian 1 tháng.
Vitamin B6 rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ do có vai trò trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt vitamin B6 và B12 có liên quan đến việc giảm chức năng não nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm bổ sung vitamin B6 có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức hoặc ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh.
Một trong các tác dụng của vitamin B6 là đảm bảo duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Trong đó vitamin B6 được biết đến nhiều nhất với tác dụng giảm buồn nôn và chứng ốm nghén nặng khi mang thai (Hyperemesis Gravidarum).
Hội đồng Bác sĩ Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị bổ sung vitamin B6 như một phương pháp điều trị không kê đơn để giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Các sản phẩm bổ sung cũng có thể đồng thời chứa doxylamine, đã được chứng minh là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho các triệu chứng này.
Chất dinh dưỡng quan trọng này giúp cơ thể duy trì nồng độ homocysteine ở mức bình thường, đây là một loại acid amin tạo ra protein, nhưng mặt khác khi quá dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hoặc gây tắc nghẽn mạch máu.
Một số bằng chứng cho thấy, nồng độ vitamin B6 trong máu thấp có thể liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành cao hơn, nhưng các chế phẩm bổ sung vitamin B6 vẫn chưa được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển lành mạnh của các tế bào trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin này có liên quan đến chứng viêm và các bệnh lý mãn tính liên quan đến viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
Vẫn chưa rõ liệu vitamin B6 trong thực phẩm hoặc các chế phẩm bổ sung có giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư hay không, nhưng các nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung đủ nhu cầu B6 và các vitamin nhóm B khác với việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư đại trực tràng.
Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin B6, acid folic và vitamin B12 hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). Trong một nghiên cứu, những người tham gia là nữ giới được cho sử dụng các chế phẩm bổ sung hàng ngày trong 7 năm và kết quả cho thấy họ có nguy cơ mắc AMD thấp hơn.
Sau khi tìm hiểu những tác dụng của vitamin B6, vấn đề tiếp theo cần tìm hiểu là nếu dư thừa thì nó có gây hại hay không. Theo bác sĩ, dư thừa vitamin B6 có thể gây hại, do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào. Giới hạn tối đa của vitamin B6 đối với người trưởng thành là 100mg/ngày, nếu vượt qua có thể gây ra các vấn đề sau:
Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm các loại thịt, trái cây, rau, cá và các loại hạt, ngoài ra còn có các loại ngũ cốc. Cụ thể, một số nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B6 tốt bao gồm:
Bài viết đã chia sẻ những thông tin để bạn hiểu hơn vitamin b6 có tác dụng gì? Trong trường hợp bạn bị thiếu vitamin B6 thì cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bổ sung vitamin này cho cơ thể. Đồng thời, có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần tổ hợp vitamin nhóm B (B1, B3, B6, B12) và vitamin E được chiết xuất nấm tùng nhung để hỗ trợ chức năng các enzyme chuyển hóa năng lượng, dưỡng da đẹp hậu giảm cân và cân bằng hormone nội tiết,… Nhờ đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.