vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Vitamin B3 có tác dụng gì?

01/06/2023
Việc cung cấp đủ niacin - vitamin B3 cho cơ thể là điều quan trọng để có một sức khỏe tốt nói chung. Đây cũng được xem là một phương pháp điều trị, lượng B3 cao trong máu có thể cải thiện mức cholesterol. Vậy công dụng của vitamin B3 đối với sức khỏe là gì?

Vitamin B3 là gì?

Vitamin B3 niacin là vitamin nhóm B tan trong nước, B3 được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm, hoặc thực phẩm bổ sung. Trên thực tế có 2 dạng vitamin B3 phổ biến nhất trong thực phẩm và chất bổ sung là axit nicotinic và nicotinamide. Cơ thể cũng có thể chuyển đổi tryptophan một loại axit amin thành nicotinamide. Niacin hòa tan trong nước nên lượng thuốc dư thừa mà cơ thể không cần sử dụng sẽ được bài tiết qua nước tiểu. 

Vitamin B3 hoạt động trong cơ thể như một coenzyme, với hơn 400 enzyme khác phụ thuộc vào vitamin B3 để thực hiện các phản ứng khác nhau. Vitamin B3 giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể thành năng lượng. Thêm vào đó, Vitamin B3 còn tạo ra cholesterol, hình thành và sửa chữa DNA, đồng thời phát huy tác dụng phòng chống oxy hóa khác.

vitamin-b3
Vitamin B3 được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm

Vitamin B3 có tác dụng gì?

Công dụng của vitamin B3 với bệnh tim mạch

Trong hơn 40 năm, niacin ở dạng axit nicotinic đã được sử dụng cho bệnh nhân để điều trị chứng rối loạn lipid máu, một yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đau tim và đột quỵ. Xét nghiệm máu ở người bị rối loạn lipid máu có thể cho thấy mức cholesterol “xấu” và toàn phần cao, cholesterol “tốt” HDL thấp và chất béo trung tính tăng cao.

Các chất bổ sung axit nicotinic chứa một lượng lớn lên tới 1.000-2.000 mg vitamin B3 dùng hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với liều bổ sung này có thể làm tăng cholesterol HDL, giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính. Tuy nhiên, các tác dụng phụ tiêu cực (đỏ bừng da, đau dạ dày, tiêu chảy) thường đi kèm với các chế phẩm bổ sung vitamin B3, dẫn đến việc bệnh nhân tuân thủ kém. 

Công dụng của vitamin B3 trong cải thiện sức khỏe nhận thức

Sự thiếu hụt niacin nghiêm trọng có liên quan đến sự suy giảm nhận thức như mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Niacin được cho là có tác dụng bảo vệ các tế bào não khỏi căng thẳng và tổn thương. Mặc dù vẫn chưa rõ liệu những thay đổi nhỏ hơn trong lượng niacin của chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não hay không.

Thiếu Niacin - bệnh pellagra 

Vitamin B3 niacinamide được chỉ định để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu niacin. Thiếu Niacin có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy bổ sung niacin trong thời kỳ mang thai giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. 

vitamin-b3
Vitamin B3 niacinamide được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu niacin

Liều lượng sử dụng Vitamin B3

Vitamin B3 có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, từ thực phẩm hoặc chất bổ sung hàng ngày. Lượng Vitamin B3 mà cơ thể cần được gọi là lượng tiêu thụ tham khảo trong chế độ ăn uống (DRI), một thuật ngữ thay thế RDA (mức trợ cấp hàng ngày được đề xuất). Đối với vitamin B3, chỉ số DRI sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và nhiều các yếu tố khác, chỉ số này được tính bằng miligam tương đương: 

  • Trẻ em: cần cung cấp từ 2-16 miligam vitamin B3 mỗi ngày, tùy theo độ tuổi;
  • Đàn ông: 16 miligam vitamin B3 mỗi ngày;
  • Phụ nữ: 14 miligam vitamin B3 mỗi ngày;
  • Phụ nữ (mang thai): 18 miligam vitamin B3 mỗi ngày;
  • Phụ nữ (cho con bú): 17 miligam vitamin B3 mỗi ngày;
  • Lượng tối đa vitamin B3 hàng ngày cần cho người lớn ở mọi lứa tuổi: 35 miligam vitamin B3 mỗi ngày.

Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B3

Sự thiếu hụt vitamin B3 rất hiếm, vì nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, cả từ động vật và thực vật. Hầu hết mọi người có thể nhận được lượng vitamin B3 cần thiết thông qua cách ăn uống lành mạnh.

  • Thịt đỏ: thịt bò, gan bò, thịt lợn;
  • Gia cầm;
  • Cá;
  • Gạo lức
  • Ngũ cốc và bánh mì;
  • Quả hạch, hạt;
  • Các loại đậu;
  • Chuối.

Vitamin B3 có sẵn dưới dạng chất bổ sung dưới dạng axit nicotinic hoặc nicotinamide. Vitamin B3 được xem như một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị cholesterol cao. Vitamin B3 thường dùng nhất ở dạng axit nicotinic giải phóng kéo dài cho phép hấp thụ chậm hơn, từ từ hơn, không gây đỏ bừng mặt. Do liều lượng rất cao của axit nicotinic cần thiết, lên đến 2.000 mg mỗi ngày, phần bổ sung vitamin B3 này chỉ nên được sử dụng khi có sự theo dõi của bác sĩ. 

Nếu bác sĩ kê toa vitamin B3, bạn nên dùng thuốc cùng với thức ăn, cách này có thể ngăn ngừa thuốc gây đau dạ dày. Để giảm đỏ bừng (đỏ và nóng ở mặt và cổ), bác sĩ có thể khuyên dùng vitamin B3 cùng với Aspirin, tránh uống rượu và thức ăn cay.

Dấu hiệu thiếu hụt và độc tính của vitamin B3

Sự thiếu hụt vitamin B3 hiếm gặp ở Hoa Kỳ và các nước công nghiệp hóa khác vì nó được hấp thụ tốt từ hầu hết các loại thực phẩm hoặc được thêm vào các loại vitamin tổng hợp. Sự thiếu hụt vitamin B3 nghiêm trọng dẫn đến bệnh Pellagra, một tình trạng gây phát ban sẫm màu, đôi khi có vảy phát triển trên những vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lưỡi đỏ tươi, táo bón/ tiêu chảy. 

vitamin-b3
Sự thiếu hụt vitamin B3 nghiêm trọng dẫn đến bệnh Pellagra

Các dấu hiệu khác của sự thiếu hụt vitamin B3 nghiêm trọng bao gồm:

  • Trầm cảm;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Mất trí nhớ;
  • Ảo giác.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt:

  • Nhóm người có chế độ ăn hạn chế: Những người có chế độ ăn hạn chế cả về chủng loại và số lượng thực phẩm, chẳng hạn như những người sống trong cảnh nghèo đói hoặc những người ốm nặng, không thể ăn uống cân bằng, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các quốc gia đang phát triển ăn ngô hoặc dùng ngô làm nguồn lương thực chính có nguy cơ mắc bệnh Pellagra, vì những thực phẩm này đều có hàm lượng niacin và tryptophan hấp thụ thấp.
  • Nghiện rượu mãn tính: Việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin tan trong nước bao gồm cả vitamin nhóm B sẽ giảm khi uống quá nhiều rượu.
  • Hội chứng carcinoid: các tế bào ung thư phát triển chậm trong ruột giải phóng một chất hóa học Serotonin. Hội chứng này sẽ khiến tryptophan trong chế độ ăn uống được chuyển đổi thành serotonin chứ không phải vitamin B3, làm tăng nguy cơ giảm vitamin B3.

Độc tính của vitamin B3:

  • Độc tính khi ăn thực phẩm có chứa vitamin B3 là rất hiếm, nhưng điều này có thể xảy ra do sử dụng lâu dài các chất bổ sung liều cao. Da ửng đỏ kèm theo ngứa ran trên mặt, cánh tay và ngực là một dấu hiệu phổ biến. Đỏ bừng xảy ra chủ yếu khi dùng chất bổ sung vitamin B3 liều cao ở dạng axit nicotinic, chứ không phải nicotinamide. Niacin dùng với liều lượng lớn cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric, đây là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gút.
  • Các dấu hiệu độc tính vitamin B3:
    • Chóng mặt;
    • Huyết áp thấp;
    • Mệt mỏi;
    • Đau đầu;
    • Đau bụng;
    • Mờ mắt;
    • Rối loạn dung nạp glucose và viêm gan trong trường hợp nặng (ở liều rất cao 3.000-9.000 mg mỗi ngày trong vài tháng/năm).

Có thể thấy nhiều loại vitamin B giúp tăng cường năng lượng, bao gồm cả vitamin B3. Do vitamin B3 hòa tan trong nước (ít nguy cơ tích tụ trong cơ thể đến mức độc hại), nhiều người đã không đắn đo về việc bổ sung vitamin lên đến liều gấp 100 lần RDA. Mặc dù vitamin B3 hỗ trợ một số enzym trong việc chuyển đổi thức ăn thành ATP (một dạng năng lượng), nhưng dùng vitamin B3 liều lượng vượt quá RDA sẽ không mang lại sự gia tăng đặc biệt về mức năng lượng. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm là tất cả những gì cần thiết để đạt được lợi ích tăng cường năng lượng của vitamin B3.

Nguồn tham khảo: hsph.harvard.edu, webmd.com, mayoclinic.org

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Chăm sóc da giữ ẩm tuổi trung niên mùa nắng nóng không khó nếu biết điều này

Chăm sóc da giữ ẩm tuổi trung niên mùa nắng nóng không khó nếu biết điều này

20/05/2025
Mùa nắng nóng là khoảng thời gian da dễ bị tổn hại nhất, đặc biệt ở tuổi trung niên – khi làn da đã bắt đầu mỏng manh và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chăm sóc da giữ ẩm tuổi trung niên mùa nắng nóng không còn là chuyện đơn giản chỉ dùng kem dưỡng. Đó là cả một chiến lược, bắt đầu từ việc hiểu làn da đang cần gì và các giải pháp chăm sóc từ bên trong.
Dưỡng da chống nắng và giữ ẩm đúng cách, da đẹp cả mùa hè

Dưỡng da chống nắng và giữ ẩm đúng cách, da đẹp cả mùa hè

20/05/2025
Mùa hè kéo theo cái nắng gay gắt và khô hanh khiến làn da dễ bị tổn hại nếu không được bảo vệ đúng cách. Nhưng chỉ bôi kem chống nắng thôi là chưa đủ. Bí quyết giúp làn da luôn rạng rỡ, mịn màng trong mùa nắng chính là dưỡng da chống nắng và giữ ẩm đúng cách – điều mà rất nhiều người vẫn đang bỏ quên.
Cách cấp nước cho cơ thể mùa nắng nóng: Bạn có đang cấp nước sai cách?

Cách cấp nước cho cơ thể mùa nắng nóng: Bạn có đang cấp nước sai cách?

20/05/2025
Mỗi khi mùa hè đến, cụm từ “uống đủ 2 lít nước mỗi ngày” lại trở thành câu cửa miệng của những người quan tâm sức khỏe. Nhưng thực tế, nếu chỉ làm vậy thì chưa đủ. Bởi giữa cái nắng nóng 38–40 độ, việc cấp nước đúng cách mới là “vũ khí” thật sự giúp bạn không kiệt sức, không mệt mỏi và vẫn tươi tắn, tỉnh táo cả ngày dài. Cách cấp nước cho cơ thể mùa nắng nóng không đơn giản như ta vẫn nghĩ. Liệu bạn có đang cấp nước sai cách?
Tăng đề kháng mùa hè cho tuổi trung niên: Bí quyết giữ năng lượng cho những chuyến du lịch dài

Tăng đề kháng mùa hè cho tuổi trung niên: Bí quyết giữ năng lượng cho những chuyến du lịch dài

20/05/2025
Đối với người trung niên, mùa hè là giai đoạn cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, thay đổi môi trường và lịch trình sinh hoạt đảo lộn, thay vì tận hưởng những chuyến du lịch, khám phá thiên nhiên và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Việc tăng đề kháng mùa hè cho tuổi trung niên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để đảm bảo sức khỏe và tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn.
Các bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh: Cẩm nang sức khỏe cho chuyến du lịch trọn vẹn

Các bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh: Cẩm nang sức khỏe cho chuyến du lịch trọn vẹn

20/05/2025
Mùa hè luôn là khoảng thời gian lý tưởng để tận hưởng những chuyến du lịch, khám phá các điểm đến mới, thư giãn và tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng và độ ẩm cao cũng đi kèm với nhiều rủi ro sức khỏe mà chúng ta cần lưu ý. Các bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh là vấn đề quan trọng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn mà không phải lo lắng về sức khỏe.
Đau dây thần kinh số 5: Cơn đau vô hình nhưng ám ảnh

Đau dây thần kinh số 5: Cơn đau vô hình nhưng ám ảnh

19/05/2025
Không giống những cơn đau nhức thông thường, đau dây thần kinh số 5 là dạng đau thần kinh mặt có thể khiến bạn choàng tỉnh giữa đêm chỉ vì một làn gió lướt qua má. Cơn đau như điện giật, kéo dài vài giây nhưng để lại nỗi sợ hãi kéo dài nhiều năm. Không ai nhìn thấy vết thương, nhưng người bệnh thì sống trong ám ảnh từng ngày. Nếu bạn hoặc người thân từng trải qua cảm giác đau đớn không rõ nguyên nhân ở vùng mặt hãy đọc hết bài viết này để tìm ra giải pháp đúng đắn.
Viêm đa dây thần kinh có nguy hiểm không? Sự thật và hướng cải thiện từ gốc

Viêm đa dây thần kinh có nguy hiểm không? Sự thật và hướng cải thiện từ gốc

19/05/2025
Ngày nay, không chỉ người cao tuổi mà cả những người trung niên, người có bệnh nền như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… cũng đang đối mặt với tình trạng tê bì chân tay, yếu cơ, giảm cảm giác. Đây là những dấu hiệu không thể xem thường của viêm đa dây thần kinh. Vậy, viêm đa dây thần kinh có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người lo lắng. Do đó, việc hiểu đúng bản chất bệnh lý, nhận biết sớm và can thiệp từ gốc là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe thần kinh và chất lượng sống lâu dài.
Đau dây thần kinh tọa: Đừng để cơn đau âm ỉ trở thành mãn tính

Đau dây thần kinh tọa: Đừng để cơn đau âm ỉ trở thành mãn tính

19/05/2025
Đau dây thần kinh tọa là một tình trạng thần kinh phổ biến gây đau nhức, tê bì và suy giảm vận động ở phần thân dưới. Cơn đau thường bắt đầu từ thắt lưng, lan xuống mông và chân, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh lý liên quan đến sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng tương tự, hãy cùng tìm hiểu để tránh biến chứng lâu dài.
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục

19/05/2025
Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng không hiếm gặp, đặc biệt ở người trưởng thành, người lao động nặng hay làm việc văn phòng sai tư thế. Nhiều người thường nhầm lẫn cơn đau này với bệnh tim, phổi hoặc đau cơ thông thường, dẫn đến chẩn đoán và điều trị sai cách. Vậy hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không và đâu là phương pháp cải thiện hiệu quả, bền vững?

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon