vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Vì sao phụ nữ dễ bị loãng xương sau mãn kinh

01/07/2023
Loãng xương là 1 bệnh lý chuyển hóa của xương, có các đặc điểm như: Mật độ xương giảm, suy giảm cấu trúc xương gây ra tình trạng xương yếu và dễ gãy, có thể sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương ở một số người. Loãng xương sau mãn kinh có nguy hiểm là băn khoăn của không ít các chị em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa loãng xương sau mãn kinh qua bài viết dưới đây.

1. Loãng xương sau mãn kinh

1.1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa xương được đặc trưng bởi khối lượng xương thấp và sự suy giảm cấu trúc vi mô của mô xương. Loãng xương thường gặp nhất ở những người cao tuổi và người sau mãn kinh. Vì vậy gây lên tỷ lệ gãy xương cao.

Gãy xương ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của 1 cá nhân và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn do dân số già đi. 

Loãng xương sau mãn kinh, là do thiếu hụt estrogen, là loại loãng xương phổ biến nhất. Thiếu hụt estrogen dẫn đến tăng chu chuyển xương do ảnh hưởng đến tất cả các loại tế bào xương. Sự mất cân bằng trong quá trình hình thành và hủy xương có ảnh hưởng đến xương xốp (mất kết nối) và vỏ xương (vỏ xương mỏng đi và xốp). 

Loãng xương được chẩn đoán bằng cách đo mật độ xương của cột sống thắt lưng và đầu gần xương đùi. Các chiến lược phòng ngừa để cải thiện sức khỏe của xương bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và kiêng hút thuốc. 

loang-xuong-sau-man-kinh
Loãng xương sau mãn kinh là do thiếu hụt estrogen

1.2. Triệu chứng bị loãng xương sau mãn kinh

Vì các triệu chứng ban đầu của bệnh loãng xương ít được chú ý đến nên bệnh có thể tiến triển mà người bệnh không hề hay biết. Thông thường, một người bị loãng xương sẽ không được chẩn đoán cho đến khi họ bị gãy xương.

Thông thường nhất, gãy xương liên quan đến loãng xương ảnh hưởng đến hông, đốt sống hoặc cổ tay. Một người cũng có thể bị gãy các xương khác, chẳng hạn như xương ở cánh tay hoặc xương chậu. Một cái gì đó nhỏ như ho hoặc hắt hơi đôi khi có thể gây gãy xương.

Ngoài gãy xương, các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra. Chúng có thể bao gồm: Nóng bừng, bị khô âm đạo, thay đổi thời kỳ kinh nguyệt, nhức đầu, đổ mồ hôi về đêm, hoặc giảm ham muốn tình dục, khớp cứng, hay tâm trạng dễ bị thay đổi, lo lắng, hồi hộp và tim đập nhanh. 

Thời kỳ mãn kinh làm tăng tốc đáng kể quá trình mất xương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương phụ nữ sau mãn kinh.

Xương bao gồm 1 mạng lưới protein và khoáng chất cung cấp cho chúng sự linh hoạt và sức mạnh mà cơ thể cần để hỗ trợ chuyển động. Chúng cũng chứa các tế bào chuyên biệt khác nhau, chẳng hạn như tế bào xương, giúp duy trì mạng lưới này.

Một yếu tố có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương là hormone estrogen.

Mặc dù các chuyên gia không biết chính xác làm thế nào estrogen giữ cho xương chắc khỏe, nhưng họ tin rằng các tế bào xương tạo ra một loại protein có tên là SEMA3A giúp duy trì chất nền xương. Họ cho rằng khi con người già đi, lượng estrogen và SEMA3A của họ giảm xuống, các tế bào xương bắt đầu chết đi, khiến xương không thể duy trì cấu trúc của nó.

1.3. Loãng xương sau mãn kinh có nguy hiểm?

Xương là 1 bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Vì nó không chỉ đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ cho cơ thể, giúp chúng ta có thể đứng thẳng mà nó còn là bộ phận giúp bảo vệ các cơ quan phía trong, tạo ra huyết cầu (máu) hay trao đổi chất để duy trì sự sống…

Bởi vậy, khi khối lượng xương bị mất dần đi, nó có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng sau:

  • Gãy đầu dưới xương cẳng tay;
  • Gãy xương hông;
  • Lún xẹp đốt sống;
  • Bị thấp đi 6.4cm;
  • Bị gù, còng lưng hay vẹo cột sống.

2. Nguyên nhân loãng xương sau mãn kinh

Sở dĩ những người phụ nữ đã mãn kinh thường dễ bị gãy xương là vì:

  • Tiền sử gia đình bị loãng xương.
  • Tiền sử gãy xương của bản thân.
  • Kém phát triển thể chất (BMI thấp).
  • Tuổi trên 50.
  • Kích thước khung xương nhỏ.
  • Thiếu canxi.
  • Ít hoạt động thể lực.
  • Uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Ảnh hưởng của các hormon khác: tăng hormon tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận.

3. Cách điều trị loãng xương sau mãn kinh

Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh luôn quan tâm. Để điều trị sẽ mất một thời rất gian dài, có thể điều trị bằng dùng thuốc, cùng với đó là thay đổi lối sống lành mạnh. 

3.1. Điều trị bằng cách thay đổi lối sống

Trước khi người bệnh sử dụng thuốc đặc trị thì việc thay đổi lối sống là quan trọng. Sau đây là những cách "điều trị lối sống" cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương. 

  • Duy trì cân nặng 1 cách hợp lý cũng là cách điều trị bệnh loãng xương. Các chị em ở độ tuổi mãn kinh thường hay bị tăng cân, vì vậy hãy duy trì cân nặng tiêu chuẩn cũng là biện pháp giúp điều trị loãng xương sau mãn kinh. 
  • Hạn chế sử dụng những chất có hại cho cơ thể như:  Rượu, bia, thuốc lá để có thể giảm thiểu và ngăn ngừa các tình trạng loãng xương sau mãn kinh.
  • Tập thể dục thể thao cũng là một trong những biện pháp giúp điều trị loãng xương sau mãn kinh. Tập thể dục thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp xương khỏe mạnh hơn, sức mạnh cơ bắp cũng được tăng cường. Tuy nhiên phụ nữ loãng xương sau mãn kinh nên tập những môn tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga
loang-xuong-sau-man-kinh
Tập thể dục thể thao cũng là một trong những biện pháp giúp điều trị loãng xương sau mãn kinh 
  • Để đề phòng té ngã gây ảnh hưởng đến xương, bạn nên thực hiện biện pháp phòng ngừa. Hạn chế đi các loại giày cao gót, nên đi đế thấp để chống trượt ngã, lên đi chậm để tránh các chướng ngại vật dễ gây té ngã,...
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào lúc sáng sớm để hấp thụ ánh nắng và tăng cường sản xuất vitamin D để có thể hấp thu canxi một cách tốt hơn.

3.2. Điều trị bằng thuốc

Khi cơ thể phát hiện bị loãng xương thì ngoài cần bổ sung dinh dưỡng qua đường ăn uống, chị em phụ nữ còn cần phải bổ sung bằng các loại thuốc điều trị. Mỗi bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh sẽ có tình trạng bệnh loãng xương khác nhau. Vì vậy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp.

Khi điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh sẽ giúp làm giảm nguy cơ gây gãy xương, đồng thời cũng làm tăng khối lượng xương. Nhưng cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh loãng xương sau mãn kinh là phải sử dụng theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ mãn kinh gồm có:  Bisphosphonate, Calcitonin, Estrogen chủ vận/ đối kháng, Estrogen và liệu pháp hormone,..
  • Bộ điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERMS): Những loại thuốc này ảnh hưởng đến xương theo cách tương tự như estrogen, vì vậy chúng có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương.
  • Bisphosphonates: Những loại thuốc này làm chậm quá trình mất xương. Bằng cách này, chúng duy trì khối lượng và mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương. Các loại bisphosphonate khác nhau bao gồm axit risedronic, axit alendronic, axit zoledronic và acid ibandronic.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi là khoáng chất chính trong xương. vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Các chuyên gia khuyên người trưởng thành nên tiêu thụ ít nhất 700 miligam canxi và 10 microgam vitamin D mỗi ngày.
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Các bác sĩ đôi khi khuyên dùng HRT cho những người đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Mặc dù HRT có thể giúp cải thiện sức mạnh của xương, nhưng các chuyên gia không khuyến nghị phương pháp điều trị này đặc biệt để giải quyết bệnh loãng xương vì những rủi ro của nó.
  • Hormone tuyến cận giáp: Hormone này điều chỉnh nồng độ canxi trong xương. Các phương pháp điều trị tuyến cận giáp, chẳng hạn như teriparatide, kích thích các tế bào tạo xương mới.
loang-xuong-sau-man-kinh
Bạn cũng có thể điều trị loãng xương sau mãn kinh bằng thuốc 

4. Lưu ý khi điều trị loãng xương sau mãn kinh

 Khi điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh nên chú ý một số vấn đề như sau:

  • Tập thể dục rất tốt cho người bị bệnh này, tuy nhiên cũng cần lưu ý là phụ nữ mãn kinh bị loãng xương nên tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh.
  • Một số loại thuốc điều trị như: Bisphosphonate có thể gây ra các tác dụng phụ cho người dùng như bị đầy hơi, hoặc buồn nôn, đau đầu, và đầy bụng,... Vì vậy để tránh gặp những tình trạng bị tác dụng phụ thì bạn nên uống thuốc vào buổi sáng khi bụng còn đói. 
  • Sau khi uống thuốc bạn nên đứng thẳng một lúc và không nên ăn trong vòng 30 phút. Nếu thấy có bất kỳ cơn đau nào ở các vị trí như: hông, hoặc đùi trong quá trình dùng thuốc thì nên báo với bác sĩ. 
  • Thuốc bisphosphonate có các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến xương hàm, vì vậy bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng trước khi sử dụng. 
  • Thuốc calcitonin cũng gây ra tác dụng phụ như là buồn nôn, phát ban hoặc tăng canxi máu. Vì vậy những người bệnh mắc các bệnh về nồng độ canxi trong máu cao, hoặc quá mẫn cảm không nên sử dụng.
  • Loãng xương sau mãn kinh cũng là do lão hóa cơ thể gây ra nhiều nguy cơ và sự mệt mỏi cho phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ hãy quan tâm đến sức khỏe chủ động hơn, chăm sóc cơ thể đẩy lùi lão hóa để cơ thể được trẻ hóa từ bên trong sẽ giúp thuyên giảm đáng kể các bệnh sau mãn kinh, nhất là loãng xương sau mãn kinh.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon