Đậu phụ gồm ba thành phần chính, bao gồm đậu nành, nước và chất làm đông. Đầu tiên, đậu nành được chế biến với nước để làm thành sữa đậu nành. Tiếp theo, sữa đậu nành được đun sôi với chất làm đông cho đến khi sữa đông bắt đầu tách ra. Cuối cùng, sữa đông được lọc ra và ép thành một khối vững chắc. Ép sữa đông càng lâu thì đậu phụ chứa càng ít nước.
Đậu phụ có kết cấu và hương vị đặc biệt như vị kem, gần giống như phô mai mềm nhưng hương vị dịu nhẹ. Có nhiều loại đậu phụ khác nhau như lụa, mềm, vừa, chắc và cứng, được phân loại tùy theo lượng nước có trong đậu phụ.
Trong đậu phụ có protein không và đậu phụ có bao nhiêu protein là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những người theo chế độ ăn chay và thuần chay.
Vậy đậu phụ có protein không và đậu phụ có bao nhiêu protein? Cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng mà đậu phụ cung cấp cho cơ thể, bao gồm:
Đậu phụ là một nguồn cung cấp protein thực vật tuyệt vời Protein trong đậu phụ là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là protein trong đậu phụ chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra và cần bổ sung từ thực phẩm. Protein trong đậu phụ đáp ứng tất cả các yêu cầu về axit amin để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Ngoài ra, protein trong đậu phụ cũng ít chất béo, không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, đậu phụ là một nguồn protein lý tưởng để tăng cường dinh dưỡng của thực phẩm.
Một số lợi ích của protein trong đậu phụ, bao gồm:
Trong đậu phụ chứa chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Đậu nành chứa rất nhiều chất xơ, một khẩu phần ½ cốc đậu nành chứa khoảng 5 gam chất xơ. Tuy nhiên, đậu phụ chứa hàm lượng chất xơ ít hơn do mất đi trong quá trình chế biến.
Đậu phụ chứa một lượng lớn sắt, một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với các vận động viên ăn chay và thuần chay - đây là những người có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt hơn so với các vận động viên ăn thịt. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là loại sắt trong đậu phụ không dễ hấp thụ như sắt có trong thực phẩm từ động vật. Để giúp cơ thể hấp thụ sắt từ đậu phụ hiệu quả hơn, hãy kết hợp đậu phụ với thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông đỏ.
Đậu phụ được làm đông tự bằng canxi sulfat chứa một lượng canxi cao, một khoáng chất thiết yếu góp phần giúp xương khỏe mạnh.
Vậy là câu hỏi đậu phụ có protein không đã có đáp án. Vậy 100g đậu phụ bao nhiêu protein hay 1 miếng đậu phụ bao nhiêu protein?
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu phụ như sau:
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên đậu phụ mang đến những lợi ích sức khỏe sau đây:
Isoflavone có trong đậu phụ đã được chứng minh là giúp làm giảm mức cholesterol LDL có hại và làm tăng nồng độ cholesterol HDL có lợi. Do đó tác dụng của đậu phụ đối với sức khỏe hệ tim mạch là làm giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tiêu thụ đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm các dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm cân nặng, chỉ số khối cơ thể và cholesterol toàn phần. FDA đã quy định 25g protein đậu nành mỗi ngày là lượng tối thiểu cần thiết để tác động đến mức cholesterol trong máu.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng genistein và isoflavone trong đậu phụ có đặc tính chống oxy hóa nên có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ một lượng vừa phải đậu phụ hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.
Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường mắc bệnh thận khiến cơ thể bài tiết một lượng protein quá mức qua nước tiểu. Bằng chứng từ một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người chỉ tiêu thụ protein đậu nành trong chế độ ăn sẽ bài tiết ít protein hơn những người chỉ tiêu thụ protein động vật, điều này mang lại lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, đậu phụ không làm tăng lượng đường trong máu quá mức do đậu phụ chứa ít carbohydrate. Điều này phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng của đậu phụ đối với chức năng thận là gì? Protein đậu nành có thể tăng cường chức năng thận và có thể mang lại lợi ích cho những người đang lọc máu hoặc ghép thận. Nguyên nhân là do hàm lượng protein trong đậu phụ và tác động của protein đậu nành với mức lipid trong máu.
Loãng xương hay mất xương là tình trạng xương giòn và dễ gãy, đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi.
Hàm lượng isoflavone có trong đậu phụ có tác dụng giúp giảm mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, đặc biệt là ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Do đó, bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn hàng ngày góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.
Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn trong cuộc đời của một người phụ nữ khi thời kỳ kinh nguyệt kết thúc. Quá trình tự nhiên này có thể gây ra một số triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi và thay đổi tâm trạng. Các triệu chứng này liên quan đến việc giảm nồng độ hormone estrogen trong máu. Trong đậu phụ có chứa isoflavone là chất tương tự như hormone estrogen, do đó có thể bổ sung lượng estrogen thiếu hụt cho cơ thể và làm giảm nhẹ tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh.
Đậu phụ xuất hiện trong rất nhiều món ăn của người châu Á. Điều này có thể lý giải được nguyên nhân vì sao phụ nữ ở châu Á ít gặp các triệu chứng liên quan đến mãn kinh hơn so với phụ nữ sinh sống ở các nước phương Tây.
Đậu phụ chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, do đó có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone có trong đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp cải thiện suy nghĩ, trí nhớ, khả năng nói lưu loát và cải thiện chức năng nhận thức ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
Bên cạnh đó, đậu phụ cũng có thể giúp ích cho những người mắc bệnh Alzheimer, do hàm lượng lecithin sản xuất các chất có vai trò quan trọng trong hoạt động của các tế bào thần kinh trung ương.
Tóm lại, đậu phụ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, do đó không tự nhiên mà các món Nhật hay có đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành như đậu edamame, mầm đậu nành, sữa đậu nành, súp miso và đậu nành tươi. Ở Nhật Bản đậu phụ xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày và được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Mỗi ngày người trưởng thành ở Nhật Bản sử dụng trung bình khoảng 10g đạm đậu nành, tương đương với khoảng 80g thực phẩm có nguồn gốc đậu nành. Ngoài những lợi ích mà đậu phụ mang lại cho cơ thể thì các nghiên cứu tiến hành ở Nhật Bản cũng chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc đậu nành với việc hỗ trợ giảm cân, giảm tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch, đẹp da và giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Bài viết đã cho chúng ta biết thành phần dinh dưỡng mà đậu phụ cung cấp cho cơ thể. 100g đậu phụ chứa 8 gam protein hoàn chỉnh có thể thay thế cho protein động vật. Bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch và ung thư, giúp xương chắc khỏe, cải thiện chức năng não bộ và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.