Insulin là một loại hormone được tế bào beta tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa carbohydrate và điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy không bài tiết đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả sẽ gây nên bệnh lý đái tháo đường. Vậy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể diễn ra như thế nào?
1.Bài tiết insulin trong cơ thể
Bài tiết insulin trong cơ thể là một quá trình xảy ra để đáp ứng với lượng đường trong máu tăng cao. Chúng ta biết rằng insulin tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa glucose vào tế bào và các chất kích thích bài tiết insulin.
Insulin sản xuất trong tuyến tụy và được tổng hợp trong các tế bào beta của tiểu đảo Langerhans. Chất điều chỉnh quan trọng trong việc tiết insulin là các chất dinh dưỡng tuần hoàn, đặc biệt là glucose. Ở trạng thái nhịn ăn, lượng insulin tiết ra được duy trì ở mức đủ để hạn chế giải phóng glucose ở gan, do đó nồng độ glucose trong huyết tương được duy trì ở mức bình thường khoảng 90 mg/dl.
Sau khi ăn, nồng độ glucose trong tuần hoàn tăng lên và kích thích tuyến tụy tiết insulin. Sự tăng sinh insulin trong tuần hoàn làm trầm trọng hơn quá trình ức chế giải phóng glucose ở gan đồng thời các mô nhạy cảm với insulin (cơ) xảy ra sự tăng kích thích hấp thu glucose để khôi phục mức glucose ổn định trong máu.
Sự tiết insulin thích hợp được điều chỉnh phụ thuộc vào một số thành phần. Đầu tiên, phát triển và duy trì một số lượng thích hợp các tế bào beta tiết insulin có chức năng là điều cần thiết, thường được gọi chung là khối lượng tế bào beta. Thứ hai, các tế bào beta cần cảm nhận được các yếu tố điều chỉnh quá trình tiết insulin, quan trọng nhất là nồng độ đường huyết. Thứ ba, quá trình tổng hợp và xử lý tiền insulin phải tiến hành với tốc độ phù hợp để cung cấp đủ insulin cho quá trình bài tiết, insulin được vận chuyển tới các túi insulin có sẵn để bài tiết vào máu. Ngoài ra, các nhiên liệu tuần hoàn khác như axit béo tự do, axit amin và các hormone tuần hoàn khác bao gồm glucagon, epinephrine, GLP-1, somatostatin và bản thân insulin đều là những chất điều hòa tiết insulin.
Tóm lại, ở người bình thường sự tiết insulin liên tục được điều chỉnh bởi số lượng, chất lượng và tần suất hấp thụ chất dinh dưỡng, bởi môi trường nội tiết tố. Việc ăn các chất dinh dưỡng, chủ yếu là carbohydrate và protein tạo ra các tín hiệu nội tiết tố đường ruột giúp kích thích và bắt đầu giải phóng insulin. Sự xâm nhập glucose vào tế bào beta, quá trình phosphoryl hóa glucose và tạo ra ATP bởi chất dinh dưỡng này hoặc chất dinh dưỡng khác dẫn đến giải phóng insulin. Trình tự này bao gồm AMP vòng, thụ thể beta-adrenergic và các ion chủ yếu là canxi và kali. Chuyển hóa glucose trong tế bào beta cung cấp năng lượng để tiếp tục tổng hợp và giải phóng insulin.
2. Khi cơ thể không có insulin
Khi không có hormone insulin, cơ thể không thể sử dụng glucose làm năng lượng trong tế bào. Kết quả là, glucose vẫn còn trong máu và có thể dẫn đến tăng đường huyết. Tăng đường huyết mãn tính là đặc trưng của bệnh đái tháo đường và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương hệ thần kinh, mắt, thận và tứ chi.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, thiếu insulin và giảm khả năng sử dụng glucose làm nguồn năng lượng có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào các kho dự trữ chất béo làm nguồn năng lượng duy nhất. Sự phân hủy của những chất béo này có thể giải phóng ketone vào máu dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton.
Ở một số người có tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công các đảo tụy và tụy ngừng sản xuất insulin hormone hoặc không sản xuất đủ. Khi điều này xảy ra đường huyết trong máu tăng cao và các tế bào không thể hấp thụ glucose để chuyển hóa thành năng lượng. Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 1 và một người mắc bệnh tiểu đường này sẽ cần tiêm insulin mỗi ngày.
Ở một số người, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì hoặc lười vận động, hormone insulin không hiệu quả trong việc vận chuyển glucose vào tế bào và không thể thực hiện các hoạt động của nó. Việc insulin không có khả năng phát huy tác dụng trên các mô được gọi là kháng insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ phát triển khi các đảo tụy không thể sản xuất đủ hormone insulin để vượt qua tình trạng kháng insulin.
Một số biện pháp đảo ngược tình trạng đề kháng insulin, bao gồm:
Hoạt động thể chất: Nên chủ động tăng cường việc luyệntập thể dục thể thao để giúp tăng độ nhạy insulin.
Chế độ ăn giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng gián tiếp lên quá trình tiết và hoạt động của insulin. Tất cả các ảnh hưởng đến nhu động ruột và thời gian vận chuyển, bài tiết hormon đường tiêu hóa và quá trình lên men ở ruột kết tạo ra axit béo chuỗi ngắn ức chế quá trình tạo đường ở gan, làm giảm phản ứng glucose và insulin sau bữa ăn, cải thiện độ nhạy insulin của toàn cơ thể, giảm chất béo trung tính, tăng cảm giác no và giảm tích trữ chất béo.
Bổ sung thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide. Nicotinamide Mononucleotide là một trong những nguồn năng lượng tế bào chính trong cơ thể có tác dụng cải thiện độ nhạy cảm với insulin, chức năng miễn dịch và mức độ hoạt động thể chất. Nicotinamide mononucleotide (NMN) có thể kiểm soát bệnh tiểu đường loại II.
Tóm lại, hormone insulin là một hormone quan trọng kiểm soát cách các tế bào và mô hấp thụ năng lượng cũng như quá trình phân hủy chất béo và protein. Các chất điều chỉnh quan trọng nhất của việc bài tiết insulin trong cơ thể là các chất dinh dưỡng tuần hoàn, đặc biệt là glucose. Đảo ngược tình trạng đề kháng insulin để ngăn chặn sự tiến triển của nhiều bệnh lý mãn tính là vấn đề đang được quan tâm. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao đều đặn và sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa Nicotinamide mononucleotide (NMN) là những biện pháp được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc giảm tình trạng đề kháng insulin.