Tổn thương thận do bệnh tiểu đường ở người béo phì
01/08/2023
Bệnh thận do tiểu đường về cơ bản có nghĩa là thận sẽ bị tổn thương do việc kiểm soát bệnh tiểu đường kém. Đây cũng là một biến chứng rất nghiêm trọng làm suy giảm các chức năng quan trọng của thận. Vậy thận gây tổn thương do bệnh tiểu đường ở người béo phì như thế nào? Liệu có cách gì để tránh các tổn thương đó? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Bệnh thận do tiểu đường là gì?
Bệnh thận do tiểu đường là một loại bệnh lý ở thận và có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường gây ra, đây cũng chính là nguyên nhân số một gây ra căn bệnh suy thận. Đã có khoảng 1/3 số bệnh nhân tiểu đường đã dẫn đến bệnh bệnh suy thận.Người bệnh bị tiểu đường và bệnh thận kết hợp sẽ có những tiến triển xấu hơn so với những người chỉ mắc bệnh thận đơn thuần. Do những người bị bệnh tiểu đường thường hay có xu hướng về những bệnh lý mạn tính bao gồm: Béo phì, tăng cholesterol, tăng huyết áp, và các bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch. Người bệnh bị tiểu đường cũng thường hay có những vấn đề khác liên quan đến thận như: Tổn thương hệ thống thần kinh chi phối bàng quang hoặc nhiễm khuẩn bàng quang.Bệnh thận do tiểu đường tuýp 1 sẽ có chút khác biệt so với bệnh thận do tiểu đường loại 2. Ở tiểu đường tuýp 1 thì bệnh thận sẽ hiếm khi bắt đầu trong 10 năm đầu sau khi mà được chẩn đoán bị tiểu đường. Ở tiểu đường tuýp 2, một số người bệnh đã mắc bệnh thận ngay tại thời điểm đã được chẩn đoán về bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường ở người béo phì gây tổn thương thận như thế nào?
Ở Hoa Kỳ, gần 1 nửa số người trưởng thành bị béo phì, một trong những căn bệnh tiến triển mãn tính rất đặc trưng do dư thừa chất béo trong cơ thể. Béo phì có thể nói là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, và những người bị béo phì thường sẽ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh và khiến cho tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng như: Bệnh tiểu đường, bệnh thận, tim và gan.Bệnh tiểu đường ở người béo phì là tình trạng thiếu insulin cũng như hormone giúp điều chỉnh mức độ glucose ở trong máu hoặc ở trong cơ thể không có khả năng sử dụng đúng lượng insulin bình thường, từ đó dẫn đến lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Chức năng chính của thận chính là lọc những chất cặn bã và nước dư thừa từ máu để giúp cơ thể bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu. Quá trình lọc máu đã được thực hiện bởi một hệ thống ống và các mạch máu được gọi là nephron. Một trong các cấu trúc chính của nephron chính là cầu thận, được hoạt động như một bộ lọc. Nồng độ glucose cao sẽ có thể cản trở chức năng của cầu thận, đồng thời chức năng lọc của thận sẽ không hoạt động được bình thường và protein sẽ bắt đầu bị rò rỉ từ máu vào nước tiểu. Khi mức đường huyết tăng cao có thể sẽ khiến một số protein ở trong cầu thận liên kết với nhau. Các protein “liên kết ngang” này có thể kích hoạt quá trình tạo sẹo cục bộ. Quá trình tạo sẹo này ở cầu thận được gọi là xơ hóa cầu thận. Khi tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn thì mô sẹo dần sẽ thay thế mô thận khỏe mạnh. Kết quả là thận ngày càng bị tổn thương và làm giảm khả năng lọc máu. Sự tổn thương này của thận có thể sẽ dần dần tiến triển thành bệnh suy thận.Những người mắc bệnh suy thận do tiểu đường ở người béo phì cũng thường sẽ bị cao huyết áp. Huyết áp cao có thể sẽ góp phần gây ra tổn thương thận. Bệnh tiểu đường ở người béo phì gây ra tổn thương thận và hệ tiết niệu theo 3 cách sau:
Tổn thương các mạch máu ở trong thận: Quá nhiều đường sẽ làm hỏng những bộ lọc trong thận
Tổn thương các dây thần kinh: Các dây thần kinh ở bàn chân và bàn tay và bị ăn mòn bởi lượng đường bị dư thừa trong máu
Tổn thương về đường tiết niệu: Những dây thần kinh dẫn truyền từ bàng quang đến não của chúng ta đồng thời cũng cho chúng ta biết khi nào thì bàng quang đầy và cần phải đi tiểu. Tình trạng tiểu đường ở béo phì đã làm tổn thương các dây thần kinh này đồng nghĩa với việc sẽ không phản ứng khi bàng quang đầy. Kết quả sẽ làm tăng thêm áp lực cho thận cũng như lượng nước tiểu cũng sẽ bị giữ lại và có thể tạo điều kiện cho tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu phát triển cũng như di chuyển trở lại thận. Đây cũng chính là các nguyên nhân gây ra tổn thương thận.
Điều trị tổn thương thận do bệnh tiểu đường ở người béo phì
Trước tiên bác sĩ sẽ cần phải chắc chắn rằng tình trạng béo phì gây tiểu đường và thận. Khi điều này đã được xác định thì phương pháp điều trị tiêu chuẩn sẽ giữ cho thận hoạt động tốt trong thời gian càng lâu càng tốt. Bác sĩ có thể sẽ bổ sung những loại thuốc giảm tăng huyết áp thuộc nhóm chất ức chế men chuyển đổi Angiotensin (ACE) vào điều trị. do những chất ức chế ACE đã được chứng minh là sẽ giúp làm chậm đi quá trình mất chức năng thận. Dưới đây là những gì bệnh nhân tiểu đường ở người béo phì có thể làm để bảo vệ mình khỏi tổn thương thận:
Kiểm soát về lượng đường trong máu: Đừng nên chỉ dựa vào thuốc mà hãy nên thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Nhiều bác sĩ cũng đã xác nhận việc nhịn ăn không liên tục có thể giúp cải thiện tình trạng béo phì gây tiểu đường và thận.
Kiểm soát tình trạng huyết áp cao: Nên uống thuốc đúng giờ, và mỗi ngày nên tập thể dục vừa phải, những kỹ thuật quản lý chứng căng thẳng như thiền định cũng có thể rất hữu ích đối với căn bệnh này.
Theo dõi và thực hiện những bước để giúp ngăn ngừa bệnh thần kinh do tiểu đường: Những dây thần kinh đường tiết niệu bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng bí tiểu gây ra tổn thương thận. Một vài các loại thuốc như metformin có thể góp phần giúp tình trạng tổn thương dây thần kinh do tiểu đường, Alpha Lipoic Acid hoặc các chất bổ sung như Vitamin B12 (như là một phần của phức hợp Vitamin B tốt ) cũng có thể giúp ngăn ngừa điều này. Đối với trường hợp béo phì gây tiểu đường và thận, việc kiểm tra thận vào mỗi năm một lần sẽ là bắt buộc. Điều này có thể sẽ giúp phát hiện ra protein hoặc những chất khác thường không có trong nước tiểu.
Sử dụng đến thực phẩm chức năng: Tổn thương thận do tiểu đường ở người béo phì là kết quả của căn bệnh tiềm ẩn. Những nhà nghiên cứu ngày nay đã nói rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể sẽ hồi phục, thông qua việc thay đổi về chế độ ăn uống hoặc lối sống. Bạn càng kiểm soát tốt về cân nặng cũng như mức đường huyết cơ bản, thì sẽ càng ít biến chứng của bệnh tiểu đường ở người béo phì. Có các loại thực phẩm chức năng đã được chứng minh là giúp cải thiện về việc kiểm soát lượng đường trong máu, và khắc phục tốt đối với tình trạng béo phì và sẽ không gây ra tác dụng phụ.
Hiện nay, ngoài kế hoạch ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần hoạt chất quý như: Glabridin chiết xuất linh thảo, L-Carnitine, Piperine, Coenzyme Q10, ALA (Alpha Lipoic Acid) chiết xuất rau bina…. để giúp tăng vận chuyển glucose vào cơ, khống chế cảm giác đói và giảm tích trữ glucose,…Đồng thời tăng phân giải chất béo, ngăn mỡ tích tụ ở nội tạng, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và bền vững.