vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Tìm hiểu về các mức độ của bệnh trầm cảm

10/06/2023
Bệnh trầm cảm là tình trạng bệnh lý phức tạp vì có nhiều nguyên nhân tác động tới như sinh học, xã hội và tâm lý. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trầm cảm có thể ảnh hưởng tới các hoạt động liên quan đến xã hội, nghề nghiệp hay các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Vậy các mức độ trầm cảm là gì và cách đánh giá mức độ trầm cảm như thế nào?

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một dạng bệnh lý thuộc về cảm xúc. Trầm cảm được biểu hiện thông qua quá trình ức chế hoạt động của tâm thần. Những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm như khí sắc trầm hơn, không quan tâm hay thích thú bất cứ thứ gì, năng lượng bị sụt giảm khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và ít hoạt động hơn. Những dấu hiệu trên thường kéo dài ít nhất 2 tuần.

Một số dấu hiệu nhận biết khác về bệnh trầm cảm, bao gồm: 

  • Suy giảm sự tập trung.
  • Thiếu tự tin và lòng tự trọng.
  • Luôn cảm thấy tội lỗi.
  • Có xu hướng bi quan với tất cả mọi thứ.
  • Suy nghĩ đến những hành vi làm hại cơ thể.
  • Giảm sự ngon miệng.

Bệnh trầm cảm là tình trạng bệnh lý phức tạp, vì có nhiều nguyên nhân tác động tới như sinh học, xã hội và tâm lý.

Các mức độ trầm cảm

Đánh giá mức độ trầm cảm dựa trên các yếu tố như triệu chứng bệnh nhân gặp phải, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Vậy các mức độ trầm cảm là gì?

Giai đoạn 1 - Trầm cảm nhẹ 

Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ bệnh nhân thường có cảm giác buồn tạm thời. Tình trạng này có thể diễn ra trong nhiều ngày và gây ra ảnh hưởng không tốt đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh nhân ở mức độ trầm cảm nhẹ, bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu, hay tức giận.
  • Luôn cảm thấy bản thân có lỗi.
  • Cảm giác tự ti, mặc cảm.
  • Mất hứng thú với các hoạt động bản thân từng yêu thích.
  • Mất tập trung.
  • Mất động lực trong tất cả mọi việc.
  • Ngại nói chuyện với mọi người xung quanh.
  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Giảm sự ngon miệng.
  • Cân nặng tăng hoặc giảm bất thường.
muc-do-tram-cam
Bệnh nhân mức độ trầm cảm nhẹ thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm ở giai đoạn 1 còn ở mức độ nhẹ và ít được chú ý đến. Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng thực thể như đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, khó thở và hồi hộp.

Mức độ trầm cảm nhẹ các triệu chứng có thể được kiểm soát mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Bệnh nhân có thể tiến hành điều chỉnh lối sống, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ và điều trị tâm lý. Tuy vậy nếu người bệnh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì trầm cảm có thể nặng hơn. 

Khi các triệu chứng của bệnh trầm cảm kéo dài hơn, xuất hiện với tần suất 4 ngày/ tuần và kéo dài trong 2 năm thì có thể là biểu hiện của rối loạn trầm cảm dai dẳng. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Giai đoạn 2 - Trầm cảm vừa

Nếu bệnh trầm cảm ở giai đoạn 1 không được điều trị thì trầm cảm sẽ tiến triển đến giai đoạn 2. Các triệu chứng và dấu hiệu tương tự như ở giai đoạn 1 nhưng mức độ sẽ nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm giai đoạn 2 có thể gặp nhiều vấn đề khác, bao gồm:

  • Lòng tự trọng dễ bị tổn thương.
  • Khả năng làm việc suy giảm.
  • Bệnh nhân cảm thấy bản thân không còn giá trị.
  • Quá nhạy cảm.
  • Cảm giác lo lắng thái quá.

Sự khác biệt lớn nhất giữa mức độ trầm cảm nhẹ và mức độ trầm cảm vừa là các dấu hiệu đủ nghiêm trọng và có những ảnh hưởng không tốt đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là lúc bệnh trầm cảm dễ được phát hiện hơn mức độ trầm cảm nhẹ. Khi đã xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh thì các biện pháp tâm lý kết hợp cùng thuốc uống sẽ được chỉ định khi điều trị.

Giai đoạn 3 - Trầm cảm nặng không loạn thần

Đánh giá mức độ trầm cảm là việc vô cùng quan trọng vì khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng sẽ có những triệu chứng khá nghiêm trọng và đáng được chú ý. Những người xung quanh có thể phát hiện thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác buồn bã kéo dài.
  • Dễ bị kích động hơn hoặc hành động chậm chạp hơn.
  • Thường cảm thấy mất tự tin.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng hoặc luôn cảm thấy mình có lỗi.
  • Có thể có xu hướng tự làm hại bản thân hoặc gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Mức độ trầm cảm nặng là giai đoạn có đầy đủ những triệu chứng điển hình của các giai đoạn trên nhưng ở mức độ nặng hơn. Thời gian xuất hiện của các triệu chứng có thể kéo dài trong tối thiểu 2 tuần. Trong giai đoạn trầm cảm nặng khả năng hoạt động liên quan đến xã hội, nghề nghiệp hay các hoạt động sinh hoạt khác cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Giai đoạn 4 - Trầm cảm nặng kèm loạn thần

Trong giai đoạn này người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu hoang tưởng và ảo giác. Bệnh nhân có thể nghe thấy những tiếng nói, những âm thanh lạ trong tiềm thức. Một số trường hợp còn tưởng tượng tai họa có thể sắp xảy đến.

Khi đến mức độ trầm cảm nặng người bệnh cần phải được can thiệp y tế. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng loạn thần hoặc có những hành vi khiến bản thân bị tổn thương thì bắt buộc phải cho bệnh nhân điều trị nội trú trong khoa tâm thần của bệnh viện. Người bệnh cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần với sử dụng thuốc kết hợp các phương pháp trị liệu tâm lý hoặc sốc điện để đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng nguy hiểm.

muc-do-tram-cam
Khi đến mức độ trầm cảm nặng người bệnh cần phải được can thiệp y tế 

Những dạng trầm cảm khác

Ngoài các mức độ trầm cảm được đề cập ở trên, bệnh trầm cảm còn được chia ra một giai đoạn khác gọi là trầm cảm ẩn. Ở giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng, có thể là những triệu chứng cụt và khó chẩn đoán hơn rất nhiều.

Nếu bệnh nhân được điều trị trầm cảm thì còn được đưa vào giai đoạn lui bệnh, bao gồm:

  • Giai đoạn lui bệnh hoàn toàn: Giai đoạn không còn bất cứ triệu chứng nào của bệnh trầm cảm.
  • Giai đoạn lui bệnh một phần: Bệnh nhân vẫn còn những biểu hiện nhẹ của bệnh nhưng không đủ để liệt vào bệnh trầm cảm.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý tâm lý phức tạp và cần phải được điều trị giống như bất kỳ bệnh lý thông thường nào khác. Khi bệnh trầm cảm không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tự tử.

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm nên được quan sát và theo dõi kỹ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần chẩn đoán bệnh trầm cảm chủ yếu thông qua hỏi thăm bệnh sử và gia đình. Bệnh nhân cũng được thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ bệnh có dấu hiệu tương tự bệnh trầm cảm.

Điều trị bệnh trầm cảm

Một số lưu ý khi điều trị bệnh trầm cảm để đạt được hiệu quả tốt nhất, bao gồm:

  • Uống thuốc trầm cảm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Không bỏ điều trị nếu một loại thuốc không giúp người bệnh giảm triệu chứng trầm cảm. Nếu loại thuốc đang sử dụng không hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác phù hợp với bệnh nhân.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng và đủ liều. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột. Tiếp tục dùng thuốc trầm cảm ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp với thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh.
  • Đảm bảo một cuộc sống vui vẻ và hài hòa, chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tập thể dục thể thao hàng ngày.

Tốt nhất dù ở mức độ nhẹ hay nặng, khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và tư vấn về cách điều trị. Việc điều trị sớm luôn mang đến kết quả tốt cũng như hạn chế những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon