Thời gian người trưởng thành cần ngủ trung bình từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên do công việc, gia đình và lối sống khiến cho giấc ngủ của chúng ta trở nên ít hơn và thường xuyên ngủ không ngon giấc. Việc ngủ không sâu giấc kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ không sâu
Căng thẳng trong công việc: Những vấn đề về công việc, học tập, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến cho tâm trí phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là suy nghĩ vào ban đêm, khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Thói quen ngủ kém: Đối với những người có lịch ngủ - thức không đều, ngủ trưa quá nhiều, ngủ không ngon giấc về đêm, môi trường ngủ không thoải mái và giường ngủ được sử dụng để làm những công việc khác như làm việc, ăn hoặc xem TV, chơi game, điện thoại thông minh hoặc màn hình khác ngay trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây cản trở chu kỳ giấc ngủ
Ăn đêm: Nếu ăn quá nhiều trước khi đi ngủ có thể khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi nằm đầu thấp. Nhiều người có thể bị trào ngược, ợ nóng, khiến cho bạn ngủ không ngon giấc về đêm
Rối loạn sức khỏe tâm thần: Đối với người bệnh có vấn đề sức khỏe tâm thần kinh như rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, có thể gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Và mất ngủ kéo dài sẽ gây trầm trọng hơn các rối loạn sức khỏe tâm thần của người bệnh.
Thuốc: Một số nhóm thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau codein,... có thể gây tác dụng phụ như gây ra rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, gián đoạn giấc ngủ
Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Tình trạng ngưng thở khi ngủ khiến người bệnh ngừng thở định kỳ suốt đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Trong trường hợp chấn thương, những cơn đau về đêm, người bệnh có phì đại tiền liệt tuyến,... có thể khiến cho người bệnh mất ngủ,...
Các chất kích thích: cà phê, trà và đồ uống có chứa caffeine khi uống muộn vào buổi chiều tối hoặc buổi tối có thể gây ra tình trạng ngủ không ngon giấc về đêm. Nicotine trong các sản phẩm thuốc lá là một chất kích thích có thể gây cản trở giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ, nhưng nó lại gây ức chế thần kinh, ngăn chặn giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ bình thường và dễ tỉnh giấc vào giữa đêm.
Tuổi tác: Thời gian ngủ thường trở nên ít hơn hơn khi già đi, vì vậy tiếng ồn hoặc những thay đổi khác trong môi trường có thể sẽ dễ đánh thức bạn hơn. Với tuổi càng cao thì tình trạng mệt mỏi sẽ xuất hiện sớm hơn vào buổi tối và sẽ thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.
Nhiều người thắc mắc ngủ không ngon giấc phải làm sao?
Thiếu hoạt động thể chất hoặc xã hội: Lối sống ít vận động có thể cản trở giấc ngủ ngon.
Mất ngủ ở trẻ em và thiếu niên: Tình trạng giấc ngủ không sâu có thể là một vấn đề đang gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên có giấc ngủ không sâu, ngủ không ngon giấc vì nhịp sinh học thay đổi do thói quen sinh hoạt bị trì hoãn nhiều hơn. Thường người trẻ muốn đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng.
Giấc ngủ không sâu ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Đối với người có giấc ngủ không sâu, thiếu ngủ có thể dễ gặp tình trạng thừa cân béo phì. Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc, sẽ ảnh hưởng tới các hormone kiểm soát cảm giác no và đói. Khi ngủ không sâu giấc, cơ thể sẽ cảm thấy đói nhiều hơn. Tình trạng này khiến người bệnh ăn quá nhiều vào ban ngày hoặc thường xuyên ăn muộn vào ban đêm. Bên cạnh đó, việc mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ khiến cho người bệnh mất năng lượng và dẫn tới thói quen tĩnh tại. Tất cả những điều này làm cho cơ thể tăng cân khó kiểm soát.
Tăng nguy cơ tiểu đường: Tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu có thể khiến cho cơ thể sản xuất ít insulin hơn, làm giảm khả năng dung nạp glucose, làm gia tăng lượng glucose có trong máu. Đặc biệt, đối với những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 cao hơn người ngủ đủ giấc.
Ngủ không ngon giấc về đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh việc có thể làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, tiểu đường - là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, thì tình trạng ngủ không sâu giấc còn làm tăng mức độ viêm, từ đó làm tăng khả năng đau tim và đột quỵ.
Bệnh lý rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, thường gặp ở người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc người bệnh ngưng thở khi ngủ. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy ngủ, thiếu ngủ, khả năng tương tác xã hội cũng giảm đi và giảm sự nhạy bén với cảm xúc của người khác.
Ngủ không ngon giấc về đêm còn làm suy giảm trí nhớ. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, thiếu ngủ, có thể dẫn tới tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn và mau quên, tăng nguy cơ mắc các hội chứng suy giảm trí nhớ như Alzheimer… do quá trình lưu trữ thông tin kỹ ức của não bộ khi ngủ giảm đi.
Thường xuyên ngủ không ngon giấc phải làm sao?
Ngủ trưa: Với giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15-30 phút có thể hỗ trợ cho cơ thể bạn cảm thấy sảng khoái hơn. Tuy nhiên không nên ngủ trưa quá nhiều, vì ngủ nhiều hơn có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ buổi tối.
Tăng cường hoạt động thể lực ban ngày: Khi tập luyện thể dục thể thao có thể giúp đi vào giấc ngủ hơn dễ dàng hơn. Thời gian tập thể dục vào khoảng 20-30 phút/ ngày và và tập trước giờ ngủ 5-6 tiếng.
Thường xuyên tập thể dục là câu trả lời cho câu hỏi ngủ không ngon giấc phải làm sao
Tăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Điều này có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất melatonin – đây là một loại hormone giúp hỗ trợ cho giấc ngủ thông qua việc quản lý chu kỳ ngủ theo nhịp sinh học.
Không uống cà phê, trà và nước uống có chứa chất kích thích vào buổi chiều đến tối, vì chúng có thể khiến bạn khó ngủ hơn, giảm chất lượng giấc ngủ.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt; hạn chế chất béo, đồ ngọt và đồ nướng, thực phẩm chiên hoặc hun khói…sẽ giúp cơ thể bạn chuyển hóa tốt hơn, ngủ ngon hơn.
Ngừng sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 1 tiếng: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi nên hạn chế sử dụng trước khi đi ngủ. Thay vào đó, có thể thực hiện một số hoạt động thư giãn như ngâm chân, thiền định, nghe nhạc hay đọc sách sẽ giúp cơ thể bạn ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn.
Môi trường ngủ thoải mái, dễ chịu: Không gian phòng ngủ phù hợp, yên tĩnh, mát mẻ; Chăn, nệm và gối thoải mái, không quá sáng.
Không nên ăn quá muộn: Chỉ nên uống một ít sữa, ăn thức ăn nhẹ hoặc một ít ngũ cốc khi cảm thấy đói buổi tối và nên cách giờ ngủ khoảng 5-6 tiếng và muộn nhất là cách giờ ngủ 2 tiếng. Hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ vì điều này cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vì phải thức dậy đi tiểu đêm.
Tình trạng bệnh lý: Điều trị các bệnh lý đang mắc như chứng ngưng thở khi ngủ, đau mãn tính, đau cơ xương khớp… là những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Bạn cần đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị, giúp bạn có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn.
Ngoài việc sử dụng thuốc ngủ để có giấc ngủ tốt, người bệnh có thể sử dụng kết hợp một số loại thực phẩm chức năng để bổ trợ cho giấc ngủ và giảm thiểu tác dụng phụ của các loại thuốc gây mất ngủ. Một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao là viên uống chống lão hóa Yangmiwa NMN 15000mg. Sản phẩm với thành phần chứa hợp chất NMN (Nicotinamide Mononucleotide), một coenzyme có tác dụng bảo vệ tế bào, chống lão hóa và hỗ trợ quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc gây mất ngủ.