Thực tế giấc ngủ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho hệ miễn dịch, ngủ ngon và đủ giấc giúp tạo ra khả năng phòng vệ miễn dịch cân bằng, có khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi mạnh mẽ, phản ứng hiệu quả hơn với vaccine và các phản ứng dị ứng cũng ít nghiêm trọng hơn. Ngược lại, khi bạn bị thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc có thể cản trở hoạt động lành mạnh của hệ thống miễn dịch.
Giấc ngủ là khoảng thời gian nghỉ ngơi quan trọng của cơ thể, góp phần vào cả khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra khi ngủ thì một số thành phần của hệ thống miễn dịch hoạt động trở lại như sự gia tăng sản xuất các cytokine liên quan đến viêm. Khi bạn bị ốm hoặc có vết thương thì các phản ứng viêm này sẽ giúp phục hồi, củng cố khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi khi cơ thể hoạt động để sửa chữa vết thương và chống nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ miễn dịch. Cụ thể là sự tương tác của các thành phần trong hệ miễn dịch khi ngủ được củng cố và ghi nhớ. Từ đó đem lại khả năng nhận biết, phản ứng với các kháng nguyên nguy hiểm đã gặp phải. Một số yếu tố được cho là khiến hệ miễn dịch làm việc tích cực trong giấc ngủ gồm có:
Thiếu ngủ chắc chắn gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra việc thiếu ngủ có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch và gây suy giảm sức đề kháng. Trong ngắn hạn, thiếu ngủ làm phát sinh nguy cơ nhiễm trùng cao hơn ví dụ như những người ngủ ít hơn 6-7 giờ mỗi đêm có thể dễ bị cảm lạnh hoặc cúm hơn người bình thường.
Đối với các vấn đề sức khỏe lâu dài, thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc kéo dài gây tác động tiêu cực tới hệ miễn dịch. Ở người có giấc ngủ khỏe mạnh thì tình trạng viêm trong đêm sẽ giảm trở lại bình thường trước khi thức dậy. Tuy nhiên, người thiếu ngủ sẽ gây rối loạn cho hệ thống tự điều chỉnh này và tình trạng viêm vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên. Mức độ viêm hệ thống với cường độ thấp xảy ra liên tục góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và các bệnh thoái hóa thần kinh, thậm chí là một số loại ung thư.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với hệ miễn dịch là không cần bàn cãi vì vậy ưu tiên ngủ đủ giấc, không gián đoạn giấc ngủ mỗi đêm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cải thiện giấc ngủ nên bắt đầu bằng cách tập trung vào thói quen và môi trường ngủ, cụ thể như sau:
Tóm lại, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch vì thiếu ngủ có thể khiến các kháng thể và tế bào chống nhiễm trùng bị suy giảm. Vì vậy, cơ thể cần ngủ đủ và sâu giấc để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, thiếu ngủ lâu dài cũng làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và bệnh tim do quá trình viêm mức độ thấp kéo dài.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn. Đồng thời, có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide để hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ của mình. Nicotinamide Mononucleotide có khả năng giảm thiểu tác động có hại từ các gốc tự do trong tế bào não, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lão hóa như bệnh Alzheimer. Đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm và suy nhược thần kinh, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và trạng thái tinh thần của chúng ta.