Bệnh trầm cảm là bất thường liên quan đến não bộ với những biểu hiện như rối loạn cảm xúc, sự tập trung, giấc ngủ, các hoạt động hàng ngày, sự ngon miệng và khả năng đáp ứng với xã hội. Những sang chấn tâm lý được xem là có thể khởi phát hoặc làm tái phát bệnh như những tai nạn bất ngờ, tình cảm đổ vỡ, mất người thân và thất bại trong sự nghiệp. Bệnh trầm cảm biểu hiện qua những triệu chứng sau:
Bệnh có thể diễn tiến nặng dần và bệnh nhân có thể chán nản, tuyệt vọng dẫn đến có ý định hoặc hành vi tự tử. Vì vậy bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Trầm cảm là bệnh lý đang gia tăng trong thời đại xã hội phát triển con người phải đối diện với nhiều áp lực. Thời gian điều trị trầm cảm thường kéo dài khiến người bệnh không tuân thủ và tự ý ngưng thuốc khi đã hết triệu chứng khiến cho bệnh bùng phát trở lại. Người bệnh cần hiểu rõ thời gian điều trị trầm cảm trong bao lâu và có cần uống thuốc trầm cảm suốt đời hay không để tuân thủ điều trị hơn.
Không giống như các loại bệnh thông thường khi triệu chứng không còn bệnh nhân có thể ngừng thuốc để hạn chế tác dụng phụ. Với bệnh nhân trầm cảm dù các triệu chứng đã mất đi nhưng nguyên nhân vẫn chưa được giải quyết, do đó chỉ cần ngưng thuốc các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng tái phát.
Nguyên nhân là vì bệnh trầm cảm gây ra do sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, norepinephrine. Sự thay đổi này thường kéo dài và rất khó khắc phục trong thời gian ngắn. Các chất dẫn truyền thần kinh này có công dụng gây hưng phấn tinh thần và nhiều chức năng khác như ăn ngon, ngủ say và suy nghĩ tốt. Bệnh nhân cần uống thuốc trong thời gian dài dù đã hết triệu chứng để tăng serotonin ở não giúp bệnh nhân giảm cảm giác buồn rầu, thất vọng, chán nản và não quay về khả năng hoạt động bình thường.
Bệnh nhân có cần uống thuốc trầm cảm suốt đời hay không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân và gia đình. Theo nhiều khuyến cáo bệnh nhân nên uống thuốc trầm cảm kéo dài ít nhất một năm để đem lại hiệu quả tốt nhất. Vấn đề khi nào ngưng thuốc điều trị trầm cảm cần được đánh giá nghiêm túc và cẩn trọng bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sau khi thăm khám bệnh nhân. Do đó đôi khi người bệnh có thể cần uống thuốc trầm cảm suốt đời nếu triệu chứng của bệnh không giảm.
Bệnh nhân ngưng thuốc quá sớm là nguyên nhân phổ biến làm cho bệnh trầm cảm tái phát. Thuốc chống trầm cảm cần phải sử dụng từ 2-4 tuần mới có hiệu quả và người bệnh phải tiếp tục dùng thêm trong thời gian dài để các yếu tố sinh hóa trong não trở lại bình thường và giảm khả năng tái phát của người bệnh. Khi một loại thuốc có tác dụng tốt nhưng ngưng quá sớm thì sẽ giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Khi bệnh tái phát thời gian điều trị sẽ lâu hơn và tốn kém hơn rất nhiều.
Quá trình điều trị bệnh trầm cảm bao gồm 2 giai đoạn:
Người bệnh cần điều trị trầm cảm trong bao lâu? Thời gian tối thiểu cho một liệu trình điều trị khoảng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm trong thời gian dài hoặc đã trải qua nhiều giai đoạn điều trị có thể phải uống thuốc trầm cảm lâu hơn.
Người bệnh được chỉ định điều trị thuốc chống trầm cảm cần phải tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần, theo dõi các tác dụng không mong muốn và mức độ hiệu quả của thuốc. Nếu xuất hiện các tác dụng không mong muốn bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không tự động ngưng thuốc.
Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:
Một số lời khuyên cho những bệnh nhân mới được chỉ định điều trị trầm cảm, bao gồm:
Một trong những lý do khiến bệnh nhân muốn bỏ thuốc giữa chừng là do tác dụng phụ của thuốc trầm cảm. Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, căng thẳng, kích động, bồn chồn, mờ mắt hoặc buồn ngủ vào ban ngày thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị, vì đây có thể do tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Một số biện pháp giúp khắc phục những tác dụng phụ trên, bao gồm:
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp người bệnh trầm cảm hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc để quá trình điều trị mang đến hiệu quả tốt hơn.