Trong xã hội hiện đại tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng, trong đó có rối loạn lo âu trầm cảm. Tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời để để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Vậy rối loạn lo âu trầm cảm là gì và rối loạn lo âu trầm cảm có có chữa được không?
Rối loạn lo âu trầm cảm là gì?
Cuộc sống ngày càng bận rộn với nhiều áp lực chính là 1 trong những nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nhanh, trong đó có rối loạn lo âu trầm cảm. Vậy rối loạn lo âu trầm cảm là gì?
Rối loạn lo âu trầm cảm là một bệnh lý khác với những lo lắng và căng thẳng thông thường. Bệnh nhân thường có những lo lắng sợ hãi quá mức đến ám ảnh. Rối loạn lo âu trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc của bệnh nhân và những người xung quanh.
Một số dấu hiệu của rối loạn lo âu trầm cảm
Khi bệnh nhân mắc rối loạn lo âu trầm cảm sẽ có một số triệu chứng sau:
Lo lắng quá mức: Người bệnh lo lắng từ những điều nhỏ nhặt nhất chính là dấu hiệu phổ biến của bệnh. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn ảnh hưởng không tốt đến những người xung quanh.
Đứng ngồi không yên: Khi mắc rối loạn lo âu trầm cảm người bệnh thường rất khó giữ được bình tĩnh. Khi đối diện với một vấn đề nào đó họ thường lo lắng thái quá, cảm giác bồn chồn và đứng ngồi không yên. Bệnh nhân thường nói nhiều hơn và thường xuyên đi lại để giải tỏa tâm trạng.
Khó khăn khi tập trung: Bệnh nhân gặp khó khăn khi tập trung vào công việc. Nếu bệnh tiếp diễn trong thời gian dài và không được điều trị có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
Bệnh nhân không thể hít thở sâu mà thường thở gấp kèm theo một số triệu chứng như run tay chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay chân, hồi hộp và đi tiểu nhiều lần.
Thường xuyên cảm thấy sợ hãi: Khi bị rối loạn lo âu trầm cảm bệnh nhân thường có cảm giác sợ hãi về những điều vô lý, nhiều trường hợp họ không biết mình đang sợ hãi điều gì. Nếu không được điều trị sớm những trường hợp này sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Mất tự tin vào bản thân và nghi ngờ chính bản thân mình.
Cảm giác mệt mỏi toàn thân, đau đầu kéo dài, choáng váng và buồn nôn cũng là những dấu hiệu phổ biến của bệnh.
Tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể làm chi bệnh nhân sụt cân bất thường hoặc tăng cân không kiểm soát.
Rối loạn giấc ngủ: Đây cũng được xem là triệu chứng phổ biến của bệnh. Bệnh nhân có thể mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Những biểu hiện của rối loạn lo âu trầm cảm có thể diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian dài với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc đôi khi những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện đột ngột.
Bệnh rối loạn lo âu trầm cảm có nguy hiểm không?
Với câu hỏi rối loạn lo âu trầm cảm có nguy hiểm không? Thì câu trả lời là có. Người bệnh mắc rối loạn lo âu trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Một số hậu quả của rối loạn lo âu trầm cảm, bao gồm:
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Nếu cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng kéo dài thì sẽ có xu hướng tăng hormone gây stress. Do đó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch làm xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, khó thở và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ gây ra những cơn đột quỵ não nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Khiến những bệnh lý mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn: Người khỏe mạnh khi mắc rối loạn lo âu trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và vấn đề này còn trở nên nghiêm trọng hơn với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm có thể khiến một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp hay suy giáp trở nên nặng hơn và kéo dài quá trình điều trị.
Rối loạn tiêu hóa: Viêm ruột kích thích, viêm đường ruột và các rối loạn về tiêu hóa là những bệnh lý người bệnh có thể gặp khi mắc bệnh rối loạn lo âu trầm cảm. Theo một số nghiên cứu, đường ruột được xem như bộ não thứ 2 của cơ thể thông qua trục não ruột. Khi cơ thể căng thẳng, rối loạn thần kinh thì sẽ dễ dàng gây ra những bệnh lý về đường ruột. Vì vậy người bệnh hãy bảo vệ đường ruột của bản thân thật tốt để phòng và tránh những rối loạn lo âu trầm cảm.
Những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá xuất hiện thường xuyên sẽ làm bệnh nhân thiếu tự tin vào bản thân, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Bệnh nhân thường có xu hướng ngại chia sẻ những vấn đề của bản thân, tự cô lập mình. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý bệnh nhân và cả bạn bè, người thân xung quanh. Một số trường hợp bệnh nhân có tâm lý cáu gắt, đổ lỗi cho người khác làm cho những mối quan hệ vì thế mà trở nên xấu đi.
Không giải tỏa được tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm khiến bệnh nhân không còn hứng thú với những hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bệnh nhân luôn có cảm giác chán nản và mệt mỏi khiến những công việc hàng ngày và vệ sinh cá nhân của bệnh nhân cũng trở nên vô cùng khó khăn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí một số trường hợp bệnh nhân còn có ý định tự tử.
Gây tệ nạn xã hội: Một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lo âu trầm cảm nhưng không biết rõ tình trạng bệnh của mình. Họ chọn cách giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bằng cách sử dụng rượu bia, chất kích thích và ma túy khiến bệnh nhân không thể làm chủ được bản thân và có thể gây ra nhiều tệ nạn xã hội.
Rối loạn lo âu trầm cảm có chữa được không?
Rối loạn lo âu trầm cảm ngày càng trở nên phổ biến và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người bệnh và cả những người xung quanh. Vậy rối loạn lo âu trầm cảm có chữa được không?
Rối loạn lo âu trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt điều quan trọng là sự kiên trì và cố gắng của người bệnh và sự hỗ trợ của những người xung quanh.
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân. Có những bệnh nhân cần phải dùng thuốc nhưng cũng có những bệnh nhân không cần dùng thuốc.
Các phương pháp để điều trị rối loạn lo âu trầm cảm, bao gồm:
Tâm lý liệu pháp
Tâm lý trị liệu là phương pháp hàng đầu để điều trị tâm bệnh của các bệnh loạn tâm thần kinh trong đó có rối loạn lo âu trầm cảm. Các bác sĩ tâm lý sẽ tư vấn cho bệnh nhân và gia đình giúp cho người bệnh hiểu được bản chất của rối loạn lo âu trầm cảm từ đó giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn và lấy lại tinh thần để chiến đấu với bệnh tật.
Các bác sĩ tâm lý sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số bài tập giúp kiểm soát được căng thẳng, lo âu và giảm stress.
Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng có thể giúp bệnh nhân hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn giúp bệnh nhân dễ vượt qua chứng rối loạn lo âu.
Kỹ thuật thư giãn: Thực hiện các hoạt động đơn giản để thư giãn nhằm giảm các dấu hiệu tinh thần và thể chất của sự lo lắng. Bệnh nhân có thể bắt đầu với thiền định, các bài tập thở sâu, nghỉ ngơi trong bóng tối và yoga.
Bài tập thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực: Bệnh nhân tiến hành lập danh sách những suy nghĩ tiêu cực mà bản thân trải nghiệm, sau đó viết ra những suy nghĩ tích cực, đáng tin cậy để thay thế.
Mạng lưới hỗ trợ: Sự đồng hành của bạn bè và người thân trong gia đình.
Tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
Sử dụng thuốc
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lo âu trầm cảm nặng hoặc có kèm theo triệu chứng nghiêm trọng thì bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc để điều trị.
Một số loại thuốc điều trị rối loạn lo âu trầm cảm, bao gồm:
Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN) để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu trầm cảm. Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh hiệu quả.