vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Ramen ăn liền có hại hay tốt cho bạn?

29/06/2023
Mì ramen là một món súp khá quen thuộc của Nhật Bản với thành phần gồm có: mì, nước dùng và khi ăn thường được dùng kèm với một số loại thịt, hành lá, giá đỗ, rong biển.... Vậy ăn mì ramen có tốt cho sức khỏe không và cần lưu ý gì khi trước khi ăn mì để tốt cho sức khỏe?

1. Ramen là gì?

Mì ramen là loại mì ăn liền, được đóng gói dưới dạng gói mì hoặc cốc mì. Thành phần trong gói mì ramen gồm bánh sợi mì ramen đã được sấy khô hoặc chiên trước đó và các gói gia vị nhỏ để tăng vị ngon cho gói mì. Người dùng chỉ cần thêm nước sôi và gói gia vị vào, sau 3-5 phút đã có được tô mì ramen thơm ngon hấp dẫn. 

Về cơ bản thì mì Ramen rất ngon và tiện lợi, nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng như thế nào, ăn mì ramen có tốt cho sức khỏe không, ăn mì ramen có hại không, ăn mì ramen có mập không… là thắc mắc của những người yêu thích món mì ramen?  

an-mi-ramen-co-tot-cho-suc-khoe-khong
Ăn mì ramen có tốt cho sức khỏe không là thắc mắc của nhiều người 

2. Thành phần dinh dưỡng của mì ramen

Mì ramen là món ăn, ăn liền không tốn kém và chỉ cần vài phút để chuẩn bị, nhưng chúng không chứa cùng một lượng chất dinh dưỡng như ramen tươi. Vậy thì ăn mì ramen có tốt cho sức khỏe không? Liệu trong một gói mì ramen có chứa dinh dưỡng gì không?

Trong mì ramen cũng có giá trị dinh dưỡng. Kiểm tra giá trị dinh dưỡng của mì ramen đóng gói (mỗi khẩu phần nửa gói) theo USDA cho kết quả như sau:

  • Calo: 220
  • Tổng chất béo: 10 g
  • Chất béo bão hòa: 5 g
  • Natri: 1.000 mg
  • Cholesterol: 0 mg
  • Carbohydrate: 28 g
  • Chất xơ: 2g
  • Đường: 4g
  • Chất đạm: 7 gam

Để trả lời cho câu hỏi ăn mì ramen có tốt cho sức khỏe không chúng ta hãy cùng phân tích các thành phần trong gói mì.

2.1. Hàm lượng calo

Hàm lượng calo trong mì ramen sẽ phụ thuộc vào loại đồ ăn kèm mà bạn thêm vào món súp của mình. Trung bình, một khẩu phần ramen sẽ cung cấp khoảng 220 calo. Bạn cũng sẽ nhận được 10 gam chất béo, 28 gam carbohydrate và 7 gam protein.

an-mi-ramen-co-tot-cho-suc-khoe-khong
Biết lượng calo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ăn mì ramen có tốt cho sức khỏe không? 

2.2. Hàm lượng chất béo và cholesterol

Mì ramen không chứa bất kỳ cholesterol nào, nhưng chúng có một lượng chất béo vừa phải. Chất béo trong mì ramen khá cao, vì mì được chiên trong quá trình sản xuất. Nửa gói mì ramen chứa 10 gam chất béo, trong đó có 5 gam chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa trong chế độ ăn làm tăng mức cholesterol và góp phần gây ra bệnh tim mạch. 

2.3. Hàm lượng Protein

Trong mỗi nửa gói mì ramen có chứa chỉ 5 gam protein khá ít so với nhu cầu bình thường. Bạn có thể tăng lượng protein bằng cách thêm các thành phần giàu protein như thịt hoặc trứng vào bát mì.

Protein cần thiết để xây dựng và sửa chữa các mô của cơ thể. Ngoài ra, protein còn tạo cảm giác no sau khi ăn, làm chậm quá trình tống thức ăn ra khỏi dạ dày. Protein cũng có thể được lấy từ các loại thực phẩm khác chứa ít chất béo bão hòa hơn, chẳng hạn như thịt nạc, đậu nành và các loại hạt. Vì mì ramen có chứa một số chất dinh dưỡng không mong muốn, chính vì vậy bạn nên bổ sung thêm các loại protein khác.

3. Mì Ramen ăn liền có hại hay tốt cho bạn?

Nhiều người thắc mắc liệu ăn mì ramen có hại không? Mặc dù món ăn phổ biến này có thể rất ngon nhưng nó thường chứa nhiều muối, calo và carbohydrate.

Dựa vào thành phần dinh dưỡng phân tích ở trên chúng ta thấy được trong mì ăn liền ramen thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và chứa một số thành phần không tốt cho sức khỏe. 

  • Thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng
  • Hàm lượng protein thấp
  • Hàm lượng natri cao, tiêu thụ quá nhiều natri có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư dạ dày và đột quỵ.
  • Chứa chất phụ gia thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ với liều lượng lớn. 

Đọc đến đây, nhiều người đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi ăn mì ramen có hại không. Tuy nhiên, có nhiều cách để bạn có thể thưởng thức ramen một cách lành mạnh như việc tự làm tại nhà có thể giúp bạn tùy chỉnh các thành phần để kiểm soát dinh dưỡng.

Một câu hỏi khác thường gặp với những tín đồ của mì ramen đó là ăn mì ramen có mập không? Mức năng lượng được các chuyên gia khuyến cáo đối với một người trưởng thành là 2200 - 2300kcal (nữ) và 2300-2700kcal (nam) mỗi ngày. Như vậy, mức năng lượng mà một gói mì ramen bổ sung cho bạn là rất thấp (440 kcal/gói mì) so với lượng năng lượng cần thiết, do đó rất khó có khả năng gây tăng cân.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất đạm, chất béo cũng không quá cao còn chất xơ và các vitamin hầu như không có. Chính vì vậy, mì gói ramen thậm chí còn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của một bữa ăn bình thường. Nó chỉ có thể đóng vai trò như một bữa phụ nhỏ. 

4. Có nên mì ăn Ramen thường xuyên?

Đối với những người thường xuyên bận rộn không có nhiều thời gian cho việc ăn uống thì mì ramen là một lựa chọn ưu tiên. Vậy thường xuyên ăn mì ramen có hại không? 

Nếu chỉ thỉnh thoảng bạn mới ăn mì ramen thì sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng việc ăn mì ramen thường xuyên sẽ gây hại đến chất lượng dinh dưỡng và gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Việc thường xuyên ăn mì ăn liền ramen sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, một nhóm các triệu chứng như lượng đường trong máu cao, mức lipid trong máu bất thường, mỡ thừa ở bụng và nguy cơ tăng huyết áp. 

Chính vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng mì ramen như một loại thực phẩm thay thế các bữa ăn thường xuyên.

5. Cách ăn mì ramen như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Để làm cho món mì ramen lành mạnh hơn, hãy cố gắng giảm natri, chọn nước dùng phù hợp, thêm rau và các chất bổ sung tốt cho sức khỏe khác như:

5.1. Giảm lượng muối

Tìm cách giảm natri trong bát ramen bằng cách chọn những loại mì tươi, thay vì đóng gói. Bên cạnh đó hãy cố gắng ăn nhạt bằng cách cho ít gia vị hơn.

5.2. Chọn nước dùng phù hợp

Trong các món ramen truyền thống của Nhật Bản, có bốn loại nước dùng ramen chính: shoyu (có vị nước tương), shio (muối), miso (bột đậu nành) và tonkotsu (xương lợn). Nếu bạn đang điều chỉnh các món ramen để phù hợp với chế độ ăn kiêng, bạn có thể thử nghiệm các loại nước dùng khác nhau có hàm lượng chất béo và muối thấp hơn.

5.3. Thêm nhiều rau 

Bát ramen điển hình của nhà hàng thường đi kèm với trứng luộc mềm và một số loại rau, như tỏi tây hoặc ngô, ngoài ra còn có rong biển và giá đỗ. Nhưng nếu bạn đang mong muốn giảm cân bằng chế độ ăn kiêng với súp ramen, bạn có thể thêm nhiều rau hơn vào món ăn và chọn đậu phụ thay vì thịt lợn để cung cấp protein.

Tóm lại mì ramen là một món ăn quen thuộc và khá tiện lợi, tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều, bởi chúng không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó hãy sử dụng những nguyên liệu tươi để ăn cùng mì ramen giúp món ăn trở nên hấp dẫn và bổ dưỡng hơn.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon