Đôi nét về bệnh béo phì ở tuổi trung niên
Bệnh béo phì ở tuổi trung niên đề cập đến sự tích tụ chất béo dư thừa trong cơ thể. Khi lượng chất béo trong cơ thể vượt quá mức cần thiết, chúng sẽ được tích tụ trong các tế bào mỡ, gây ra béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan. Sự tích tụ chất béo này thường xảy ra khi lượng calo hấp thụ vượt quá nhu cầu của cơ thể và tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2016, hơn 650 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới bị béo phì, trong đó đa phần thuộc nhóm tuổi trung niên.
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, khoảng 40% người Mỹ thuộc nhóm tuổi từ 40 đến 59 tuổi bị béo phì.
Trả lời câu hỏi đặt ra là, béo phì tuổi trung niên có nguy hiểm không: Theo nghiên cứu của WHO cho thấy rằng, người thuộc nhóm tuổi 45 - 65 bị béo phì có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2 và ung thư,... cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
Ngoài ra, béo phì cũng ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần ở tuổi trung niên, gây ra cảm giác tự ti về ngoại hình. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như lo âu, trầm cảm và rối loạn ăn uống. Do đó, bệnh béo phì ở nhóm tuổi trung niên là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại và cần được quan tâm hiện nay.
Có nhiều cách xác định tình trạng béo phì ở một người:
Thừa cân và béo phì cùng nhau tạo thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, béo phì là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt nguy hiểm ở độ tuổi trung niên.
Sự thay đổi hormone có thể là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở độ tuổi trung niên. Các hormone có thể thay đổi ở những người ở độ tuổi này như: hormone tuyến giáp, hormone tuyến thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone sinh dục nữ và testosterone ở nam giới làm giảm chuyển hóa cơ thể và làm chậm quá trình đốt cháy calo, dẫn đến tăng cân.
Ở phụ nữ, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, quá trình sản xuất hormone nữ estrogen giảm đi đáng kể. Hormone này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng của cơ thể, do đó khi estrogen giảm, cơ thể có thể tích trữ mỡ nhiều hơn, dẫn đến tăng cân.
Ở nam giới, sự giảm sản xuất hormone testosterone cũng có thể dẫn đến tăng cân và mất cơ, trong khi chất béo tăng lên. Mất khối lượng cơ làm giảm tốc độ cơ thể hấp thụ calo, điều này có thể khiến việc duy trì cân nặng khỏe mạnh trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, sự thay đổi hormone cũng có thể gây ra các tác động tâm lý, như giảm sự chuyển hóa mỡ và tăng cảm giác đói, dẫn đến sự ăn uống quá mức và tăng cân.
Các nghiên cứu cho thấy khả năng mắc bệnh béo phì ở tuổi trung niên di truyền qua gen của gia đình. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số gen có thể làm tăng khả năng tích tụ chất béo và di truyền học từ đó ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của cơ thể chuyển hóa chất béo. Vì vậy, nếu trong gia đình có tiền sử bị bệnh béo phì ở tuổi trung niên thì các thế hệ sau đó sẽ thường gặp vấn đề cân nặng ở độ tuổi này. Đây là một trong những nguyên nhân béo phì tuổi trung niên khó thay đổi và cải thiện nhất.
Một lối sống ít vận động có thể dẫn đến nguy cơ béo phì cao hơn. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy tỷ lệ béo phì có xu hướng tăng cao hơn ở những khu vực mà người trung niên không hoạt động thể chất thường xuyên.
Về chế độ ăn uống, ở độ tuổi trung niên nhu cầu tiêu thụ calo sẽ thấp hơn, tuy nhiên nhiều người vẫn giữ lượng thức ăn như thời còn trẻ, cộng thêm thói quen lười vận động sẽ dẫn tới tình trạng thừa calo và tích tụ chất béo. Chế độ ăn chứa nhiều đường và tinh bột, ít rau xanh, trái cây, dẫn đến cơ thể thiếu chất xơ và vitamin, ảnh hưởng tới tốc độ chuyển hóa chất béo và dễ tăng cân.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng ăn một bữa ăn nhiều chất béo bão hòa - thực phẩm chứa nhiều calo sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy insulin, dẫn đến lượng đường trong máu sau bữa ăn cao hơn từ đó góp phần gây béo phì.
Nếu không kiểm soát chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, cơ thể sẽ tích lũy mỡ dẫn đến tăng cân, béo phì.
Một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Sleep cho thấy, ngủ quá ít là nguyên nhân béo phì tuổi trung niên có thể dẫn đến những thay đổi về trao đổi chất dẫn đến tăng cân.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm, cơ thể sẽ có xu hướng sản xuất nhiều hormone ghrelin, giúp tăng cảm giác thèm ăn và giảm hormone leptin, giúp kiểm soát cảm giác no. Điều này có thể dẫn đến ăn nhiều hơn và tích tụ mỡ bụng, dẫn đến tăng cân, thậm chí béo phì.
Bên cạnh đó, ngủ ít dẫn tới sản lượng hormone cortisol sẽ tăng lên (hormone gây căng thẳng), làm giảm sự tiêu hao năng lượng của cơ thể, tăng sản xuất đường trong gan, giảm đường huyết, làm tăng cảm giác đói và thèm ăn. Những tác động này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.
Nguyên nhân béo phì tuổi trung niên có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề y tế, thuốc men và chấn thương.
Các điều kiện y tế có thể dẫn đến tăng cân bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng cảm giác thèm ăn hoặc giảm khả năng vận động của cơ thể như: suy giáp, kháng insulin, viêm khớp, thay đổi nội tiết tố, mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang,...
Mức độ căng thẳng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống. Nhiều người có xu hướng sử dụng thức ăn để giảm căng thẳng và đáp ứng với những cảm xúc như buồn bã, buồn chán, tức giận hoặc lo lắng. Ước tính có khoảng 3% dân số được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ (BED) - ăn theo cảm xúc hoặc thèm ăn “đồ ăn thoải mái”.
Các nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng mãn tính có thể làm tăng sản lượng hormone cortisol trong cơ thể. Hormone này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân.
Những người độ tuổi trung niên có chỉ số chất béo cao thường quan tâm đến vấn đề, bệnh béo phì tuổi trung niên có ảnh hưởng gì không tới sức khỏe?
Theo nghiên cứu, bệnh béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính ở tuổi trung niên. Mỗi năm, ở Mỹ các bệnh liên quan đến béo phì tiêu tốn hơn 100 tỷ đô la.
Tình trạng bệnh béo phì ở tuổi trung niên có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:
Xây dựng một chế độ ăn uống giàu nguồn protein, carbohydrate phức hợp, chất béo lành mạnh, chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ hòa tan. Thay thế những loại thực phẩm không lành mạnh bằng các sản phẩm nguyên liệu tự nhiên và không chứa đường tinh luyện, chất béo xấu.
Nên giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày khoảng 200 calo. Giảm lượng calo giúp kiểm soát năng lượng nạp vào, tránh tích trữ mỡ thừa.
Duy trì thói quen tập luyện thể chất ít nhất 30-40 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tập trung vào các bài tập rèn luyện toàn bộ cơ thể để giảm mỡ ở mọi vùng trên cơ thể, đặc biệt là mỡ vùng bụng.
Việc quản lý căng thẳng và xây dựng thói quen nghỉ ngơi, nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp hỗ trợ giảm cân, đốt calo hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ, bao gồm việc tạo môi trường ngủ thoải mái, điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ, tránh ánh sáng và tiếng ồn.
Ngoài ra, cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tuổi già và giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, nhất là khi cơ thể đang thừa cân và béo phì. Cần chú ý tới cân nặng và giảm tình trạng mỡ thừa cơ thể, để cải thiện và thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, giúp tránh các vấn đề về sức khỏe khi bước sang tuổi trung niên.
Ngoài việc thay đổi lối sống, tăng cường hoạt động thể chất, việc bổ sung thực phẩm bổ trợ cũng là một cách giảm cân cho những người đang ở độ tuổi trung niên. Nên lựa chọn thực phẩm bổ trợ có chứa hoạt chất Glabridin - chiết xuất từ rễ cây cam thảo: Giúp tăng phân giải chất béo, giảm mỡ tích tụ ở nội tạng, giảm cholesterol xấu, giảm kháng insulin, giảm tiểu đường tuýp 2, triệu chứng mãn kinh, điều hòa phân bố mỡ trên cơ thể, giảm mỡ bụng eo.
Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm có chứa hoạt chất ALA chiết xuất Rau Bina giúp tăng chuyển hóa thức ăn (carb, protein, lipid) thành năng lượng, giảm viêm tế bào mỡ, cải thiện sản xuất Leptin, hạn chế thèm ăn, tăng vận chuyển glucose vào cơ, giảm trích trữ glucose cũng giúp giảm cân hiệu quả ở tuổi trung niên.