Ngủ không sâu giấc hậu covid, vì sao và làm thế nào để cải thiện?
23/06/2023
Dịch bệnh Covid gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới và sức khỏe toàn cầu nói chung. Cho đến nay, các triệu chứng của hậu covid vẫn là một vấn đều được nhiều người quan tâm, trong đó có ngủ không sâu giấc hậu covid. Vậy khi bị hậu covid không ngủ được phải làm sao để cải thiện? Xin mời bạn đọc đến với bài chia sẻ dưới đây.
Vì sao ngủ không sâu giấc hậu covid?
Không ngủ được hậu covid là gì?
Sau một khoảng thời gian mắc bệnh Covid-19, một số người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ mắc chứng hậu Covid, gồm nhiều biểu hiện bất thường như mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, hụt hơi, khó tập trung và giảm trí nhớ…
Ngủ không sâu giấc hậu covid là 1 tình trạng phổ biến ở những người đã mắc covid trước đây, dù có tiêm vaccine và mắc covid thì di chứng này vẫn có thể xảy ra. Thường thì phụ nữ sẽ mắc chứng ngủ không sâu giấc hậu covid hơn là ở nam giới. Ngoài ra, tình trạng này cũng được ghi nhận là thường gặp ở những người đã trước đó có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ trước đó hơn. Dù vậy, nếu bạn có một sức khỏe tốt thì cũng hoàn toàn có khả năng bị hậu covid ngủ không sâu giấc. Một số dấu hiệu không ngủ được hậu covid bao gồm:
Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc và khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc. Khi ngủ, không sâu giấc và ngủ chập chờn sau thời gian nhiễm Covid.
Thời gian ngủ ngắn hơn bình thường chỉ khoảng 3-4 tiếng mỗi ngày, so với nhu cầu bình thường là 7-8 tiếng.
Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không muốn làm việc vào ngày hôm sau.
Hậu covid ngủ không sâu giấc có thể đi kèm với đau đầu, giảm trí nhớ và khó tập trung trong các hoạt động hàng ngày.
Các triệu chứng trên có thể kéo dài trong vài ngày, thậm chí vài tháng sau khi mắc bệnh, hoặc có thể xuất hiện muộn sau vài tuần hoặc vài tháng kể từ khi mắc bệnh. Đặc biệt, ngủ không sâu giấc hậu Covid có thể là một trong những dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn lâu dài.
Nguyên nhân không ngủ được hậu covid
Một trong nhiều nguyên nhân gây ra chứng không ngủ được hậu covid đó là:
Sử dụng thuốc điều trị Covid-19 trong thời gian dài, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe do các tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, sức khỏe hệ thần kinh trước đó cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng ngủ không sâu giấc hậu Covid. Nếu trước khi mắc bệnh bạn đã trải qua mất ngủ, rối loạn lo âu... thì nguy cơ mất ngủ sau Covid sẽ cao hơn rất nhiều.
Sự căng thẳng về tâm lý và tổn thương tâm lý cũng có thể góp phần vào tình trạng mất ngủ sau Covid. Lo lắng về sức khỏe, công việc, gia đình hoặc áp lực công việc, thất nghiệp có thể gây căng thẳng tinh thần và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến suy nhược tinh thần, trầm cảm và mất ngủ kéo dài.
Những người có bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi mạn tính hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mất ngủ cao hơn.
Việc sử dụng các chất kích thích sau khi nhiễm bệnh cũng có thể gây không ngủ được hậu covid.
Ngoài ra, dinh dưỡng không đầy đủ cũng có thể góp phần vào khó ngủ sau Covid. Cơ thể cần lượng dinh dưỡng và năng lượng đủ để chống lại quá trình nhiễm khuẩn, nhưng nếu thiếu hụt, cơ thể sẽ khó ngủ hơn.
Hậu covid không ngủ được phải làm sao? Các cách khắc phục hậu covid ngủ không sâu giấc
Nhiều người bị kéo dài tình trạng ngủ không sâu giấc hậu covid gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thần kinh, tinh thần bị ảnh hưởng và sức khỏe toàn thân cũng gặp nhiều vấn đề. Vậy hậu covid không ngủ được phải làm sao, dưới đây là một số cách để bạn có thể cải thiện tình trạng này.
Hãy tiếp xúc thường xuyên hơn với nắng mặt trời vào ban ngày để cơ thể không bị loạn nhịp sinh học. Điều này giúp cải thiện hoạt động của đồng hồ sinh học và làm bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, tránh sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Các thiết bị này có thể gây kích thích và khiến cho bạn khó chìm vào giấc ngủ.
Thực hiện các bài tập thư giãn trước khi đi ngủ, ví dụ như tập hít thở và các bài tập giãn cơ. Điều này giúp giảm căng thẳng dễ ngủ sâu hơn.
Cố gắng duy trì đồng hồ sinh học bằng cách ngủ đúng số giờ mỗi đêm và thức dậy đều đặn mỗi ngày, bao gồm cả ngày nghỉ. Điều này giúp cơ thể bạn quen với một thời gian cụ thể trong ngày cho việc ngủ sâu.
Để giảm tình trạng ngủ không sâu giấc hậu covid, bạn nên tránh căng thẳng quá mức bằng cách giảm số lượng công việc, thực hiện các hoạt động thể dục thể thao thư giãn như yoga, nghe nhạc, hoặc đọc sách trước khi đi ngủ.
Nếu bạn không ngủ được hậu covid, hãy tự làm cho cơ thể mệt mỏi bằng các bài tập thể dục thể thao, điều này sẽ khiến cho cơ bắp của bạn mỏi và lúc này não bộ sẽ nhận tín hiệu rằng cơ thể cần nghỉ ngơi để hồi phục.
Nhiều người có thói quen sử dụng chất kích thích để dễ ngủ hơn, trên thực tế thì việc lạm dụng chất kích thích có thể khiến bạn rơi vào tình trạng không ngủ được hậu covid. Do đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm và đồ uống chứa chất kích thích để tránh mất ngủ.
Nếu bạn rơi vào tình trạng hậu covid ngủ không sâu giấc, bạn có thể thử phương pháp xoa bóp các huyệt giúp an thần như huyệt thái dương, bách hội, ấn đường, phong trì, an miên. Tuy nhiên nếu chưa có kiến thức về xoa bóp, bấm huyệt thì bạn nên đến các cơ sở y học cổ truyền để được tư vấn.
Sử dụng thảo dược giúp an thần và cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc hậu covid như là á sen, lá vông, lạc tiên, đinh lăng, bình vôi, long nhãn. Bạn có thể sử dụng từng vị riêng lẻ hoặc kết hợp chúng với nhau. Ngoài ra, có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả.
Sử dụng các thực phẩm bổ sung, đặc biệt với người lớn tuổi, trung niên sau khi mắc covid có thể gây ra tình trạng không ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc hậu covid. Với các thực phẩm chức năng hiện nay thì ngoài việc chống lão hóa, cũng sẽ hỗ trợ thêm cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Nhìn chung, di chứng ngủ không sâu giấc hậu covid là một tình trạng thường xuyên gặp phải ở những người đã từng bị covid. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống, kết hợp với nghỉ ngơi để cơ thể cải thiện tình trạng giấc ngủ, ngủ sâu giấc. Ngoài ra, với phương pháp dùng thực phẩm bổ sung, người trung niên, cao tuổi vừa có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide để hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ của mình. Nicotinamide Mononucleotide có khả năng giảm thiểu tác động có hại từ các gốc tự do trong tế bào não, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lão hóa như bệnh Alzheimer. Đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm và suy nhược thần kinh, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và trạng thái tinh thần.