vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?

01/09/2023
Mỡ nội tạng là mỡ bụng được tìm thấy sâu trong khoang bụng của bạn. Nó bao quanh các cơ quan quan trọng, bao gồm dạ dày, gan và ruột. Mỡ nội tạng nguy hiểm hơn bạn nghĩ, nó ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe của bạn. Ăn kiêng và tập thể dục là cách tốt nhất để ngăn chặn sự tích tụ mỡ nội tạng.

Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?

Quá nhiều chất béo trong cơ thể có hại cho sức khỏe của bạn. Nhưng so với mỡ dưới da, mỡ nội tạng nguy hiểm hơn do có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, Alzheimer, đái tháo đường tuýp 2, đột quỵ và cholesterol cao. Các nhà khoa học cho rằng chất béo nội tạng tạo ra nhiều protein nhất định gây viêm các mô và cơ quan của cơ thể và thu hẹp các mạch máu. Điều này có thể làm tăng huyết áp và gây ra các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm khác.
Mỡ nội tạng nguy hiểm hơn do có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

Làm thế nào để xác định mỡ nội tạng?

Một số cách giúp bạn xác định liệu bạn có nhiều mỡ nội tạng hay không gồm:
  • Kích thước vòng eo: Đây là 1 cách dễ dàng để có được một ước tính sơ bộ mỡ nội tạng. Quấn thước dây quanh eo qua rốn ở trạng thái bình thường, không hóp bụng. Ở phụ nữ, 35 inch trở lên là dấu hiệu của tích tụ mỡ nội tạng. Ở nam giới là trên 40 inch. Với người châu Á, tiêu chuẩn về mỡ nội tạng giảm xuống còn 31,5 inch đối với nữ và 35,5 inch đối với nam.
  • BMI: Chỉ số khối cơ thể là công thức cho biết bạn nặng bao nhiêu so với chiều cao. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được cho là thừa cân, đây có thể là dấu hiệu của mỡ nội tạng. Với người châu Á, chỉ số BMI từ 23 trở lên có thể là một vấn đề đáng lo ngại.
  • Thân hình: Nếu bạn có thân hình quả táo - thân to và đôi chân thon hơn - điều đó thường có nghĩa là bạn đang tích nhiều mỡ nội tạng hơn. Hình dạng cơ thể này là phổ biến hơn ở nam giới. Phụ nữ thường có xu hướng có thân hình quả lê với phần hông và đùi lớn hơn.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Đây là cách duy nhất để kiểm tra chính xác lượng chất béo nội tạng mà bạn có. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để kiểm tra một tình trạng bệnh lý khác, họ cũng có thể có được hình ảnh rõ ràng về mỡ nội tạng của bạn.

Làm thế nào để hạn chế mỡ nội tạng?

Bạn không cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt hoặc tập các bài tập đặc biệt để đánh bay mỡ bụng. Chỉ cần làm theo chiến lược thông thường được hướng dẫn dưới đây:
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da mà bạn có thể nhìn thấy và véo. Một số hình thức vận động được khuyến khích như đi dạo sau bữa tối, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi xe đạp thay vì lái xe. Đặt mục tiêu dành ít nhất 30 phút cho các bài tập aerobic vừa phải mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể tập tạ, rèn luyện sức đề kháng như chống đẩy hoặc tập yoga.
  • Ăn uống hợp lý: Các nghiên cứu chỉ ra rằng cung cấp đủ canxi và vitamin D có thể dẫn đến ít tích mỡ nội tạng hơn. Vì vậy, hãy ăn nhiều các loại rau lá xanh như cải thìa, rau bina. Đậu phụ, cá mòi, cũng như các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát cũng là những lựa chọn tốt. Mặt khác, hạn chế một số loại thực phẩm có thể làm tích tụ mỡ bụng như chất béo chuyển hóa, được tìm thấy trong thịt và sữa cũng như trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc chiên ngập dầu. Nước ngọt, kẹo, đồ nướng đã qua chế biến và các thực phẩm khác được làm ngọt bằng đường fructose cũng có hại. Vì vậy, hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm và tránh các thành phần như “dầu hydro hóa một phần” hoặc “xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao”.
Ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng mỡ nội tạng nguy hiểm
Tóm lại, việc tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng nguy hiểm với sức khỏe của bạn như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường tuýp 2, đột quỵ và cholesterol cao. Do đó, cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để hạn chế tích tụ mỡ nội tạng. Ngoài kế hoạch ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần hoạt chất quý như: Glabridin chiết xuất linh thảo, L-Carnitine, Piperine, Coenzyme Q10, ALA (Alpha Lipoic Acid) chiết xuất rau bina…. để giúp tăng vận chuyển glucose vào cơ, khống chế cảm giác đói và giảm tích trữ glucose,…Đồng thời tăng phân giải chất béo, ngăn mỡ tích tụ ở nội tạng, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và bền vững.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

31/03/2025
Theo nhiều nghiên cứu, trầm cảm gây mất ngủ, khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn giữa sự mệt mỏi và suy giảm tinh thần. Liệu có giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng này? NMN - một giải pháp tiềm năng giúp phục hồi não bộ, hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ kinh niên.
Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

27/03/2025
Bạn thường xuyên quên trước quên sau, khó tập trung và xử lý thông tin chậm? Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu não bộ cần được bổ sung dưỡng chất quan trọng. Vậy suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả? Nghiên cứu từ Harvard cho thấy NMN giúp tăng 30% mức NAD+, hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh. Bổ sung Omega-3, vitamin B cũng giúp cải thiện trí nhớ rõ rệt. Tìm hiểu ngay!
Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

27/03/2025
Bạn có từng quên chìa khóa dù vừa cầm trên tay? Hay đôi khi không nhớ nổi mình định làm gì dù chỉ mới nghĩ trong đầu? Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của tuổi tác hoặc do căng thẳng tạm thời. Nhưng thực tế, tưởng chỉ là "đãng trí" nhưng có thể là dấu hiệu nguy hiểm mang tên suy giảm trí nhớ. Vậy suy giảm trí nhớ do đâu và có cách nào khắc phục? Hãy tìm hiểu ở bài viết sau.
Khi nào nên đi khám trầm cảm? Cách nhận biết và thời điểm cần hành động ngay

Khi nào nên đi khám trầm cảm? Cách nhận biết và thời điểm cần hành động ngay

27/03/2025
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Hơn 75% trường hợp trầm cảm không được phát hiện kịp thời – bạn có đang bỏ qua những dấu hiệu quan trọng?
Review NMN Nhật Bản: Có tốt như lời đồn không?

Review NMN Nhật Bản: Có tốt như lời đồn không?

18/03/2025
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm thông tin review NMN Nhật Bản ngày càng phổ biến. Vậy NMN Nhật Bản có thật sự tốt như lời đồn? Nên sử dụng thế nào để tối ưu hóa chất lượng? Nên mua NMN ở địa chỉ nào uy tín? Bài viết sau đây sẽ giải đáp lần lượt đồng thời đưa ra góc nhìn khách quan.
NMN cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật: Tăng miễn dịch, phục hồi nhanh

NMN cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật: Tăng miễn dịch, phục hồi nhanh

18/03/2025
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm khả năng miễn dịch, tốc độ tái tạo mô và kiểm soát viêm nhiễm. Nicotinamide Mononucleotide (NMN) được nghiên cứu như một hợp chất tiềm năng giúp thúc đẩy quá trình giảm viêm, tăng sinh tế bào và lành vết thương. Liệu NMN cải thiện sức khỏe có thật sự giúp ích cho quá trình hậu phẫu? Hãy cùng tìm hiểu!
Liều dùng NMN cho người trung niên: Bao nhiêu là đủ?

Liều dùng NMN cho người trung niên: Bao nhiêu là đủ?

18/03/2025
Bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung NMN (Nicotinamide Mononucleotide) là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường NAD+ trong cơ thể. Tuy nhiên, liều dùng NMN cho người trung niên bao nhiêu là phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn đảm bảo an toàn?
NMN chăm sóc sức Khỏe: Bí quyết trẻ hóa từ bên trong

NMN chăm sóc sức Khỏe: Bí quyết trẻ hóa từ bên trong

18/03/2025
Trong những năm gần đây, NMN chăm sóc sức khỏe đang trở thành xu hướng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai mong muốn cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa. Nhưng NMN là gì? Nó có thực sự hiệu quả như lời đồn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
NMN chống lão hóa: Sự thật hay chỉ là xu hướng?

NMN chống lão hóa: Sự thật hay chỉ là xu hướng?

18/03/2025
Lão hóa là quá trình tự nhiên mà mọi sinh vật đều trải qua. Tuy nhiên, những tiến bộ trong y học đã chỉ ra rằng chúng ta có thể làm chậm quá trình này ở cấp độ tế bào. Một trong những hoạt chất đang thu hút nhiều sự quan tâm là NMN (Nicotinamide Mononucleotide), được cho là có khả năng bổ sung NAD+, cải thiện sức khỏe tế bào và kéo dài tuổi thọ. Vậy, liệu NMN chống lão hóa có thật sự giúp bạn trẻ lại hay chỉ là một xu hướng thị trường? NMN giúp trẻ hóa da, cải thiện năng lượng tế bào và làm chậm lão hóa có thật không? Cùng khám phá sự thật khoa học & cách dùng NMN đúng cách để tối ưu hiệu quả!

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon