Đậu nành thuộc cây họ đậu là một loại thực phẩm chính của các món ăn châu Á trong hàng ngàn năm nay. Đậu nành và thực phẩm từ đậu nành rất phổ biến, đặc biệt đối với những người theo chế độ ăn chay và thuần chay. Điều này là do hàm lượng protein chất lượng cao có trong đậu nành và khả năng chế biến thành các chất thay thế sữa và thịt.
Đậu nành có chứa các chất giống như hormone được gọi là phytoestrogen tương tự như hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ và có liên quan đến các tác dụng có lợi cho sức khỏe. Ăn thực phẩm làm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau như bệnh tim mạch, đột quỵ, một số bệnh ung thư và cải thiện sức khỏe của xương.
Nhiều bằng chứng cũng cho thấy việc sử dụng đậu nành và thực phẩm từ đậu nành có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Hàm lượng chất phytoestrogen có trong đậu nành giúp giảm tần số và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa.
Đậu nành có thể được tiêu thụ theo nhiều cách. Thực phẩm làm từ đậu nành có thể chia thành thực phẩm chưa lên men và thực phẩm lên men. Thực phẩm không lên men bao gồm đậu phụ, sữa đậu nành, hạt đậu nành và rau mầm, trong khi các sản phẩm đậu nành lên men bao gồm miso, natto và nước tương. Một số sản phẩm đậu nành là nguồn cung cấp canxi và sắt như đậu phụ và sữa đậu nành tăng cường canxi.
Đậu nành có protein không và đậu nành bao nhiêu protein là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 100 gam đậu nành nấu chín không chứa muối có chứa:
Trong đậu nành có protein không và đậu nành bao nhiêu protein đã có câu trả lời. Protein trong đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là protein trong đậu nành chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra và cần bổ sung từ thực phẩm. Protein trong đậu nành đáp ứng tất cả các yêu cầu về axit amin để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Protein trong đậu nành cũng ít chất béo, không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, đậu nành là một nguồn protein lý tưởng để tăng cường dinh dưỡng của thực phẩm.
Một số lợi ích của protein trong đậu nành, bao gồm:
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đậu nành và thực phẩm từ đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu nành đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL có hại, là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Do đó, chế độ ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa bao gồm tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng 14 đến 50 gam protein đậu nành có thể làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và chất béo trong máu, đồng thời làm tăng vừa phải mức cholesterol HDL có lợi.
Các sản phẩm đậu nành nguyên hạt có tác dụng cải thiện mức cholesterol tốt hơn so với các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến.
Đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa do hàm lượng phytoestrogen trong đậu nành tương tự như hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ. Điều này dựa trên quan sát của phụ nữ ở một số vùng của châu Á, những người có xu hướng ăn nhiều đậu nành và thường ít bốc hỏa hơn trong thời kỳ mãn kinh so với phụ nữ ăn nhiều thịt.
Thực tế, một cốc sữa đậu nành 240ml không đường chỉ chứa 80 calo, điều này giúp nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời với những người muốn giảm cân đang tìm kiếm chế độ ăn ít calo. Ngoài việc cung cấp ít calo cho cơ thể thì đậu nành còn là một nguồn protein tuyệt vời, tạo sự thuận lợi cho việc giảm cân như sau:
Một lợi ích khác là chất lượng protein trong sữa đậu nành rất cao. Trong số tất cả các nguồn đạm thực vật thì đạm đậu nành có giá trị sinh học cao nhất. Trên thực tế, giá trị sinh học cao của protein đậu nành có thể so sánh với protein động vật.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp cơ thể no lâu hơn, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cảm giác đói, do đó giảm cân bằng sữa đậu nành mang đến hiệu quả tốt. Bạn có thể sử dụng đậu nành nguyên hạt và đậu nành Nhật Bản đều chứa nhiều chất xơ và hỗ trợ giảm cân tốt.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone trong đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và một số bệnh ung thư vú.
Phụ nữ châu Á tiêu thụ isoflavone đậu nành đã giảm nguy cơ ung thư cả trước và sau khi mãn kinh. Isoflavone đậu nành có thể giúp làm giảm sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố.
Trong bệnh tiểu đường tuýp 2 các tế bào của cơ thể giảm hấp thu đường từ máu khiến glucose tăng cao trong máu và gây hại cho cơ thể. Insulin là một loại hormone cho phép glucose đi vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Isoflavone đậu nành có thể cải thiện độ nhạy insulin làm cho insulin tác động đến tế bào tốt hơn dẫn đến tế bào hấp thụ nhiều glucose hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Isoflavone đậu nành có thể là một nguồn thay thế hiệu quả cho liệu pháp thay thế hormone (HRT) cho phụ nữ bị loãng xương. Đây là tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và dễ dẫn đến gãy xương.
Ở phụ nữ, một trong những nguyên nhân gây loãng xương là do thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Liệu pháp thay thế hormone nhằm mục đích thay thế estrogen thiếu hụt trong cơ thể.
Đậu nành đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, do đó không tự nhiên mà trong chế độ ăn hàng ngày người Nhật Bản có thói quen sử dụng đa dạng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như mầm đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, súp miso và đậu nành tươi. Mỗi ngày người trưởng thành ở Nhật Bản sử dụng trung bình khoảng 10g đạm đậu nành, tương đương với khoảng 80g thực phẩm có nguồn gốc đậu nành. Các nghiên cứu tiến hành ở Nhật Bản cũng chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc đậu nành với việc hỗ trợ giảm cân, giảm tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch, đẹp da và giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Bài viết trên đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi đậu nành có protein không và đậu nành có bao nhiêu protein. Trong 100g đậu nành nấu chín chứa khoảng 12.35 gam protein. Protein trong đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là protein đậu nành chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra và cần bổ sung từ thực phẩm. Bên cạnh đó, protein đậu nành chứa ít chất béo bão hòa và giàu chất xơ có lợi cho hệ tim mạch của cơ thể.