Cây cam thảo là một loại thảo mộc thường mọc ở các vùng của Châu Âu và Châu Á. Rễ cây cam thảo có chứa glabridin, có thể gây ra tác dụng phụ khi sử dụng với số lượng lớn.
Rễ cây cam thảo được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược lâu đời nhất trên thế giới. Có hơn 300 hợp chất hóa chất trong rễ cây cam thảo được cho là làm giảm sưng, giảm ho và tăng các hóa chất trong cơ thể chúng ra giúp chữa lành vết loét.
Glabridin là hợp chất hoạt động chính của rễ cây cam thảo. Glabridin chịu trách nhiệm tạo ra hương vị ngọt ngào của rễ cũng như các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
Việc sử dụng cây cam thảo để làm thuốc chữa bệnh có từ thời Ai Cập cổ đại, rễ cây sẽ được dùng làm thành thức uống ngọt cho các pharaoh. Từ xa xưa rễ cây cam thảo cũng được sử dụng trong các loại thuốc gia truyền của Trung Quốc, Trung Đông và Hy Lạp để làm dịu cơn đau bụng, giảm viêm và điều trị các vấn đề về đường hô hấp trên.
Ngày nay nhiều người sử dụng rễ cây cam thảo để điều trị các bệnh như ợ chua, trào ngược axit, bốc hỏa, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Bên cạnh đó cam thảo còn được dùng để tạo hương vị cho một số loại thực phẩm và đồ uống.
Trà cam thảo được cho là có tác dụng làm dịu cơn đau họng, trong khi gel bôi ngoài da được cho là có thể điều trị các tình trạng viêm da như mụn trứng cá và bệnh chàm.
Chiết xuất rễ cây cam thảo vừa làm hương liệu vừa làm thuốc chữa bệnh. Nó có sẵn dưới dạng viên nang, trà, gel bôi ngoài da hoặc chất bổ sung dạng lỏng.
Chiết xuất rễ cây cam thảo từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh và tạo hương vị cho kẹo, đồ uống và thuốc. Vậy rễ cam thảo có tốt không và dùng chữa bệnh gì?
Rễ cây cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất và một số hợp chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus mạnh.
Các nghiên cứu chứng minh rằng glabridin có trong chiết xuất rễ cây cam thảo có lợi ích chống viêm và kháng khuẩn. Do đó chiết xuất rễ cây cam thảo được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng viêm da khác nhau bao gồm mụn trứng cá và bệnh chàm.
Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở 60 người lớn chỉ ra rằng việc bôi gel ngoài da có chứa chiết xuất rễ cây cam thảo đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh chàm.
Chiết xuất rễ cây cam thảo có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, đau dạ dày và ợ nóng. Một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 50 người trưởng thành mắc chứng khó tiêu khi uống một viên cam thảo 75mg hai lần mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng so với dùng giả dược.
Chiết xuất rễ cây cam thảo cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm trào ngược axit và ợ nóng.
Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 58 người lớn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một liều thấp axit glabridin kết hợp với phương pháp điều trị tiêu chuẩn đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng.
Loét dạ dày và tá tràng là những vết loét phát triển trong dạ dày, thực quản dưới hoặc ruột non. Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và tá tràng là vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Chiết xuất rễ cây cam thảo có thể giúp điều trị loét dạ dày và tá tràng. Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở 120 người trưởng thành cho thấy rằng việc tiêu thụ chiết xuất cam thảo bên cạnh phương pháp điều trị tiêu chuẩn đã làm giảm đáng kể sự hiện diện của Helicobacter Pylori từ đó làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày và tá tràng.
Glabridin trong rễ cây cam thảo có thể giúp điều trị viêm gan C, một loại virus gây nhiễm trùng gan. Nếu không điều trị viêm gan C có thể gây viêm và tổn thương gan lâu dài dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng glabridin thể hiện hoạt tính kháng virus viêm gan C trong các mẫu tế bào và có thể hứa hẹn là một phương pháp điều trị virus viêm gan C có hiệu quả trong tương lai.
Rễ cây cam thảo chứa nhiều hợp chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, chiết xuất rễ cây cam thảo đã được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư.
Chiết xuất rễ cây cam thảo và các hợp chất của nó có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư da, vú, đại trực tràng và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chiết xuất rễ cây cam thảo còn giúp điều trị viêm niêm mạc miệng và vết loét miệng thường gặp ở những bệnh nhân bị ung thư do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần ở 60 bệnh nhân bị ung thư đầu và cổ cho thấy rằng sử dụng cam thảo tại chỗ có hiệu quả ngang với phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh viêm niêm mạc miệng.
Nhờ tác dụng chống viêm và kháng khuẩn nên chiết xuất rễ cây cam thảo và trà đều có thể hỗ trợ các tình trạng hô hấp trên. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất glabridin từ rễ cam thảo giúp giảm hen suyễn, đặc biệt khi được thêm vào các phương pháp điều trị hen suyễn hiện đại. Ngoài ra, trà và chiết xuất rễ cây cam thảo có thể bảo vệ chống lại viêm họng liên cầu khuẩn và ngăn ngừa đau họng sau phẫu thuật.
Rễ cây cam thảo có thể giúp cơ thể bảo vệ chống lại vi khuẩn có thể dẫn đến sâu răng. Một nghiên cứu kéo dài 3 tuần khi cho 66 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ăn kẹo mút không đường có chứa 15mg rễ cam thảo hai lần mỗi ngày trong tuần học. Ăn kẹo mút làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans là nguyên nhân chính gây sâu răng.
Hoạt chất glabridin chiết xuất rễ cây cam thảo có tác dụng giúp tăng phân giải chất béo, giảm mỡ tích tụ ở nội tạng, giảm cholesterol xấu, điều hòa phân bố mỡ trên cơ thể, giảm mỡ bụng eo. Do đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả và giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành do xơ vữa.
Các sản phẩm từ rễ cây cam thảo thường an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên khi sử dụng quá mức có thể mang lại nguy cơ biến chứng do tích tụ glabridin trong cơ thể. Nồng độ glabridin tăng cao được chứng minh là gây ra sự gia tăng bất thường của hormone gây căng thẳng cortisol dẫn đến mất cân bằng dịch và điện giải trong cơ thể.
Do đó khi sử dụng liều lượng lớn trong thời gian dài các sản phẩm từ rễ cây cam thảo có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm, bao gồm:
Rễ cây cam thảo tương tác với một số loại thuốc, bao gồm:
Những bệnh nhân dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số những thuốc trên nên tránh sử dụng các sản phẩm từ rễ cây cam thảo.
Bài viết trên cho chúng ta biết chiết xuất rễ cây cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm da và chàm da, điều trị các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, viêm loét dạ dày do Helicobacter Pylori. Ngoài ra, hoạt chất glabridin chiết xuất rễ cây cam thảo còn giúp cơ thể chống ung thư, hỗ trợ giảm cân và điều trị bệnh đái tháo đường.