Kháng insulin là một tình trạng phức tạp, trong đó cơ thể bạn không phản ứng với insulin như bình thường, một loại hormone cần thiết mà tuyến tụy tạo ra để điều chỉnh lượng đường trong máu. Một số yếu tố di truyền và lối sống có thể góp phần gây ra tình trạng đề kháng insulin.
1. Kháng insulin là gì?
Kháng insulin là khi các tế bào trong cơ, mỡ và gan không đáp ứng tốt với insulin và không thể sử dụng glucose từ máu để tạo năng lượng. Để bù đắp lúc này tuyến tụy phải tạo ra nhiều insulin hơn.
Hội chứng kháng insulin bao gồm một nhóm các tình trạng như béo phì, huyết áp cao, nồng độ cholesterol cao và tiểu đường loại 2.
2. Triệu chứng kháng insulin
Để biết cơ thể có bị kháng insulin không bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Tương tự như vậy, bạn cần gặp bác sĩ để biết liệu có đang mắc hầu hết các tình trạng khác trong hội chứng kháng insulin (huyết áp cao, mức cholesterol "tốt" thấp và chất béo trung tính cao) không.
Hiện nay để điều trị và phòng ngừa đề kháng insulin, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc gọi là Metformin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tập thể dục: Đi ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động vừa phải (như đi bộ nhanh) 5 ngày trở lên một tuần, có thể giúp di chuyển đường vào cơ bắp để dự trữ nhiều hơn từ đó thúc đẩy sự gia tăng độ nhạy insulin.
Đạt được cân nặng khỏe mạnh: Cân nặng dư thừa, đặc biệt là mỡ bụng, làm giảm độ nhạy insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách tạo ra các hormone thúc đẩy kháng insulin ở cơ và gan. Vì vậy, giảm cân là một cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này. Để đạt được mục tiêu giảm cân, hãy hỏi bác sĩ hoặc nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng và một huấn luyện viên cá nhân được chứng nhận.
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng độ nhạy insulin như bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, cá, các loại đậu và protein nạc khác. Hạn chế lượng carbs, đường bổ sung, tránh chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn;
Thử một số chất bổ sung: Nhiều chất bổ sung khác nhau có thể giúp tăng độ nhạy insulin, bao gồm vitamin C, men vi sinh và magiê, NMN.
NMN là một enzyme tiền thân của coenzym NAD có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng. Đây là một hợp chất hóa học được nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh có khả năng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể như làm tăng độ nhạy insulin, giảm tích trữ chất béo và ổn định lượng đường trong máu, từ đó giúp điều trị bệnh nhân tiểu đường loại II hiệu quả hơn.