Căng thẳng thần kinh kéo dài hay stress kéo dài là vấn đề mà nhiều người đang phải đối mặt trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân thường do các áp lực trong công việc, học tập hay gia đình khiến người bệnh khó tránh khỏi cảm giác căng thẳng liên tục, kéo dài. Nếu không được điều trị thì tình trạng thần kinh căng thẳng mệt mỏi kéo dài có thể để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe.
Căng thẳng thần kinh là gì?
Căng thẳng thần kinh là trạng thái tâm lý của con người phản ứng lại những áp lực hoặc cố gắng thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong. Một người khi bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài có thể biểu hiện thành các triệu chứng như:
Thường xuyên đau đầu, mất ngủ, có thể thường xuyên đau nhức cơ bắp, nhịp tim nhanh, luôn có cảm giác buồn nôn, nôn, tức ngực.
Trí nhớ kém, khả năng tập trung suy giảm.
Tâm trạng thay đổi bất thường, hay lo lắng, bồn chồn, tức giận vô cớ, dễ nổi nóng hoặc sợ hãi.
Rối loạn ăn uống quá mức, thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc, khó kiềm chế cơn nóng giận.
Căng thẳng thần kinh kéo dài gây ra hệ luỵ như thế nào?
Tình trạng thần kinh căng thẳng mệt mỏi kéo dài có thể để lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ như:
Giảm năng suất làm việc, học tập do khả năng tập trung kém, cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Nguy cơ trầm cảm tăng cao, kể cả các bệnh lý thần kinh khác
Tăng nguy cơ biến cố tim mạch như huyết áp, nhịp tim không ổn định
Tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu như vảy nến, chàm, viêm da tiếp xúc
Dễ bị sạm da, nám, tàn nhang do tăng tạo sắc tố melanin
Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới như mất kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đổi màu, có mùi bất thường
Rối loạn sinh lý ở nam giới như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương
Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người thường xuyên căng thẳng mệt mỏi
Rối loạn cảm xúc, dễ nổi nóng
Bệnh lý về đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm dạ dày cấp,… nếu não bộ bị căng thẳng và mất ngủ
Làm thế nào để cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài?
Để cải thiện được tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài nhằm hạn chế tác hại đối với sức khoẻ về sau, người bị căng thẳng mệt mỏi có thể thực hiện như sau:
Thay đổi lối sống:
Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Ngủ đủ giấc ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Tập luyện thể dục, chơi thể thao thường xuyên để giải tỏa stress
Giải tỏa stress, thư giãn trong ngày đặc biệt là trước khi ngủ có thể thông qua đọc sách, nghe nhạc, thiền định,…
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
Tăng cường các loại rau quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất như cam, quýt, dâu tây,…
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, những đồ ăn khó tiêu,… vì dễ gây căng thẳng thần kinh
Sử dụng các loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ như trà mật ong, trà gừng, trà tâm sen
Bổ sung thêm các lợi khuẩn đường ruột thông qua sữa chua để cải thiện các vấn đề về tiêu hoá
Hạn chế cà phê, rượu bia, tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích vì có thể làm thần kinh căng thẳng hơn, mất ngủ và tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn tiêu mạch,…
Khám bác sĩ chuyên khoa:
Ngay cả khi đã ăn uống điều độ và thay đổi lối sống mà biểu hiện căng thẳng thần kinh vẫn không cải thiện thì có thể bạn cần tới khám tại bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn tìm nguyên nhân và điều trị
Tóm lại, căng thẳng thần kinh kéo dài có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ bệnh tật. Vì vậy khi gặp các vấn đề về thần kinh tốt nhất nên gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên về thay đổi lối sống, vận động, giải toả tâm trạng phù hợp hoặc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide để hỗ trợ cải thiện tình trạng căng thẳng kéo dài. Nicotinamide Mononucleotide có khả năng giảm thiểu tác động có hại từ các gốc tự do trong tế bào não, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lão hóa như bệnh Alzheimer. Đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm và suy nhược thần kinh, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và trạng thái tinh thần của bạn.