Glucose là tên khoa học của đường, một gia vị quen thuộc được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Cơ thể người cần glucose để duy trì hầu hết hoạt động. Trong quá trình chuyển hóa năng lượng, glucose là nguyên liệu quan trọng tế bào sử dụng để tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên khi hàm lượng glucose trong máu người tăng quá cao hoặc giảm quá thấp đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều có sự hiện diện của glucose, đặc biệt là những loại giàu chất tinh bột hay các loại trái cây ngọt. Khi không được sử dụng, lượng glucose dư thừa sẽ được dự trữ tại gan dưới dạng glycogen và đây cũng là thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA) và một số chất đặc biệt khác (như Mucopolysaccharide, Heparin, Acid hyaluronic, Chondroitin…).
Tế bào sử dụng glucose để tạo năng lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của hormone Insulin (ngoại trừ tế bào não, tổ chức thần kinh, máu, tủy thận và thủy tinh thể). Các enzym tiêu hóa sẽ phân tách glucose từ thức ăn.
Nồng độ glucose trong máu bình thường là bao nhiêu? Theo đó, chỉ số glucose máu bình thường có những giới hạn như sau:
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc Glucose trong máu bao nhiêu sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường. Theo đó, các bác sĩ cho biết để chẩn đoán đái tháo đường cần dựa vào những đặc điểm như sau:
Trong trường hợp nồng độ Glucose trong máu khi đói nằm trong khoảng 110-126 mg/dl thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ xếp vào nhóm rối loạn đường huyết đói hay còn được gọi là giai đoạn tiền đái tháo đường. Với những trường hợp bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng gợi ý đái tháo đường, chẳng hạn như tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân, uống nước nhiều, ăn nhiều hơn… bệnh nhân cần được chỉ định xét nghiệm ít nhất khoảng 2 lần và mỗi lần xét nghiệm cách nhau không quá 7 ngày để có thể đảm bảo nhận được kết quả chính xác nhất.
Đái tháo đường là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin cần thiết hoặc tuyến tụy hoàn toàn không thể tự sản sinh ra insulin để chuyển hóa glucose trong máu, qua đó dẫn đến tình trạng tăng cao glucose máu và gặp phải các vấn đề sức khỏe. Bệnh lý này được chia thành 3 thể đái tháo đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin), đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin) và đái tháo đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra rất đa dạng, có thể do di truyền hoặc do lối sống không phù hợp (thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, lười vận động, béo phì hay thường xuyên tiêu thụ đồ ngọt…).
Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 400 triệu trường hợp mắc bệnh đái tháo đường và đáng lo ngại hơn là khoảng ½ trong đó không biết bản thân bị bệnh. Họ chỉ đi phát hiện bệnh khi xuất hiện những dấu hiệu nặng, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt. Ở Việt Nam, bệnh đái tháo đường cũng đang nhanh chóng trở thành một vấn đề nhức nhối, thậm chí có thể gọi là vấn nạn trong thời gian gần đây khi số trường hợp mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng nhanh.