Đậu nành có nguồn gốc từ châu Á, là một loại cây họ đậu. Đậu nành có thể ăn nguyên hạt hoặc chế biến thành nhiều dạng khác nhau.
Đậu nành là một phần trong chế độ ăn uống truyền thống của người châu Á trong hàng ngàn năm nay. Có bằng chứng chỉ ra rằng, đậu nành đã được trồng ở Trung Quốc từ 9000 năm trước Công nguyên.
Ngày nay, đậu nành được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới vì không chỉ là nguồn protein thực vật có lợi mà còn là một thành phần trong nhiều loại thực phẩm chế biến.
Trong chế độ ăn uống của người phương Tây đậu nành trưởng thành hiếm khi được ăn nguyên hạt, trong khi đậu nành Nhật Bản lại là món khai vị giàu protein được yêu thích trong các món ăn châu Á.
Sữa đậu nành được làm bằng cách ngâm và nghiền toàn bộ hạt đậu nành, đun sôi trong nước lọc rồi lọc bỏ chất rắn. Sữa đậu nành là một loại thực vật thay thế phổ biến cho sữa bò. Sữa đậu nành thường được những người không dung nạp đường có trong sữa bò, người bị dị ứng protein sữa và những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay yêu thích.
Sữa đậu nành chứa chủ yếu là protein, một lượng nhỏ carbohydrate và chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, đậu nành chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa đem lại nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể. Chất chống oxy hóa trong giá trị dinh dưỡng của đậu nành giúp chống lại tác động của các gốc tự do, là những hóa chất gây hại mà cơ thể tạo ra trong quá trình trao đổi chất tạo năng lượng.
Trong sữa đậu nành chứa hàm lượng cao protein thực vật. Protein trong sữa đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là protein trong đậu nành chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra và cần bổ sung từ thực phẩm. Protein trong đậu nành đáp ứng tất cả các yêu cầu về axit amin để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Protein trong đậu nành cũng ít chất béo, không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, đậu nành là một nguồn protein lý tưởng để tăng cường dinh dưỡng của thực phẩm.
Một số lợi ích của protein trong đậu nành, bao gồm:
Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp cơ thể no lâu hơn, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cảm giác đói. Do đó, giảm cân bằng sữa đậu nành mang đến hiệu quả tốt. Bạn có thể sử dụng đậu nành nguyên hạt và đậu nành Nhật Bản đều chứa nhiều chất xơ và hỗ trợ giảm cân tốt. Tuy nhiên, các chất xơ không hòa tan có thể gây ra triệu chứng đầy hơi và tiêu chảy ở một số người.
Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa một lượng axit béo không bão hòa đơn giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo vào đường ruột hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng được cung cấp từ một cốc 240ml sữa đậu nành không đường, bao gồm:
Ăn nhiều đậu nành có tốt không là thắc mắc của rất nhiều người, nhất là những người theo chế độ ăn hoặc thuần chay. Cùng tìm hiểu những lợi ích mà sữa đậu nành đem lại cho sức khỏe con người.
Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Các loại thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol của bạn. Nhiều loại thực phẩm bao gồm cả sữa đậu nành có thể có tác dụng có lợi.
Một số nghiên cứu đã báo cáo những cải thiện đáng kể về cholesterol LDL có hại và HDL có lợi cũng như chất béo trung tính ở những người sử dụng 1 cốc 240ml đến hơn 4 cốc mỗi ngày trong 4 - 8 tuần. Các tác dụng có lợi đối với mức cholesterol và chất béo trung tính có thể liên quan đến hàm lượng một số protein và isoflavone trong sữa đậu nành.
Giống như cholesterol trong máu cao, huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Một nghiên cứu tiến hành năm 2002 trên 40 người tham gia bị huyết áp cao được chọn ngẫu nhiên tiêu thụ khoảng 1 lít sữa đậu nành hoặc sữa bò mỗi ngày trong 3 tháng. Vào cuối cuộc nghiên cứu, mức huyết áp đã giảm ở cả hai nhóm. Những người uống sữa đậu nành có huyết áp tâm thu giảm nhiều hơn 92% và huyết áp tâm trương giảm hơn 77% so với những người uống sữa bò. Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh rằng protein có tác dụng có lợi đối với huyết áp, nhưng các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu này đã liên kết tác dụng hạ huyết áp của sữa đậu nành với hàm lượng isoflavone cụ thể là genistein trong sữa đậu nành.
Viêm là cơ chế chữa bệnh tự nhiên của cơ thể chống lại chấn thương và nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm trở nên mãn tính hoặc lâu dài nó có thể gây hại và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và viêm khớp dạng thấp.
Chế độ ăn uống và tình trạng viêm mãn tính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, trong chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây thường giàu chất béo bão hòa, đường tinh luyện và natri được chứng minh có mối liên hệ đến tình trạng viêm nhiễm và sự phát triển của các bệnh mãn tính. Mặt khác, chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Sữa đậu nành được chứng minh là làm giảm đáng kể hai loại protein gây viêm chính được gọi là protein phản ứng C và yếu tố hoại tử khối u TNF. Người ta cho rằng chất isoflavone trong sữa đậu nành ức chế quá trình tạo ra các protein gây viêm này.
Nồng độ estrogen hormone suy giảm trong thời kỳ mãn kinh sẽ dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa. Trong sữa đậu nành chứa một hàm lượng lớn isoflavone có cấu tạo tương tự như hormone estrogen nữ. Vì vậy, tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ tiền mãn kinh là giúp cung cấp lượng hormone estrogen này cho cơ thể trong khoảng thời gian thiếu hụt. Do đó giúp phụ nữ giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone trong sữa đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và một số bệnh ung thư vú.
Phụ nữ châu Á tiêu thụ isoflavone đậu nành đã giảm nguy cơ ung thư cả trước và sau khi mãn kinh. Isoflavone đậu nành có thể giúp làm giảm sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố.
Trong bệnh tiểu đường tuýp 2 các tế bào của cơ thể giảm hấp thu đường từ máu khiến glucose tăng cao trong máu và gây hại cho cơ thể. Insulin là một loại hormone cho phép glucose đi vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Isoflavone đậu nành có thể cải thiện độ nhạy insulin làm cho insulin tác động đến tế bào tốt hơn dẫn đến tế bào hấp thụ nhiều glucose hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Isoflavone đậu nành có thể là một nguồn thay thế hiệu quả cho liệu pháp thay thế hormone (HRT) cho phụ nữ bị loãng xương. Đây là tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và dễ dẫn đến gãy xương.
Ở phụ nữ, một trong những nguyên nhân gây loãng xương là do thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Liệu pháp thay thế hormone nhằm mục đích thay thế estrogen thiếu hụt trong cơ thể.
Đậu nành đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, do đó không tự nhiên mà trong chế độ ăn hàng ngày người Nhật Bản có thói quen sử dụng đa dạng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như mầm đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, súp miso và đậu nành tươi. Ngoài sữa đậu nành thì mầm đậu nành của Nhật cũng được chứng minh rất giàu chất dinh dưỡng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mầm đậu nành của Nhật với kết cấu giòn và hương vị hấp dẫn là nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn của người châu Á. Một số tác dụng mầm đậu nành của Nhật đem lại như điều trị tình trạng thiếu máu, làm đẹp da, cải thiện chức năng hệ tim mạch và mắt.
Mỗi ngày người trưởng thành ở Nhật Bản sử dụng trung bình khoảng 10g đạm đậu nành, tương đương với khoảng 80g thực phẩm có nguồn gốc đậu nành. Các nghiên cứu tiến hành ở Nhật Bản cũng chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn giàu thực phẩm có nguồn gốc đậu nành với việc hỗ trợ giảm cân, giảm tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch, đẹp da và giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Bài viết trên đã cho chúng ta biết được giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành và câu hỏi ăn nhiều đậu nành có tốt không đã được trả lời. Sữa đậu nành chứa chủ yếu là protein, một lượng nhỏ carbohydrate và chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Chế độ ăn bổ sung sữa đậu nành giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, giảm huyết áp, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư vú và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.