Insulin là 1 trong các loại hormone được sản xuất và tổng hợp bởi tuyến tụy của cơ thể. Đây là 1 trong các loại hormone tham gia chuyển đổi glucid, protein và lipid trong cơ thể. Trong các chức năng của mình thì độ nhạy insulin đóng vai trò quan trọng hơn cả, nếu cơ thể giảm độ nhạy insulin, khả năng bị tiểu đường type 2 của bạn sẽ càng cao. Đây là 1 trong các căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở người lớn tuổi.
Độ nhạy insulin là khả năng của cơ thể phản ứng với hoóc môn insulin, tác giả của bài viết trên trang Medical News Today (Anh) cho biết. Khi có độ nhạy insulin cao, tế bào trong cơ thể có khả năng hấp thụ đường tốt và sử dụng lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Trong trường hợp độ nhạy insulin cao, chỉ cần 1 lượng nhỏ insulin là đủ để tế bào hấp thụ đường. Ngược lại, khi độ nhạy insulin kém, cơ thể cần 1 lượng lớn insulin để tế bào có thể hấp thụ đường.
Nếu cơ thể không nhạy cảm với insulin, tình trạng này được gọi là kháng insulin, lúc này thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ tăng cao. Hầu hết những người mắc tiểu đường loại 2 gặp vấn đề do tuyến tụy không tiết insulin đúng mức hoặc cơ thể không phản ứng đúng với insulin, dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao.
Hình: Khi độ nhạy insulin kém, cơ thể cần 1 lượng lớn insulin để tế bào có thể hấp thụ đường
Nhiều người cho rằng, khi bị tiểu đường type 2 mới cần tăng độ nhạy insulin để phục vụ cho việc điều trị bệnh. Song, theo các chuyên gia thì việc tăng độ nhạy insulin có thể đến từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống,…. Tăng độ nhạy cảm insulin có thể giúp bạn phòng tránh tiểu đường và cải thiện tình trạng bệnh ở những người tiểu đường type 2.
Ngủ không đủ có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ kém và giảm độ nhạy insulin.
Thiếu ngủ có thể gây tổn hại cho cơ thể và có thể làm tăng kháng insulin, insulin máu và đường máu. Tuy nhiên, bù lại việc khắc phục giấc ngủ đã bị mất có thể giúp đảo ngược những tác động này.
Giảm căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng đến mức độ nhảy cảm tế bào với insulin trong cơ thể. Căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh mức đường trong máu của bạn. Nó kích thích cơ thể chuyển sang chế độ "chiến đấu hoặc chạy trốn" (fight-or-flight), kích hoạt sản xuất hormone căng thẳng như cortisol và glucagon. Những hormone này phá vỡ glycogen - 1 dạng đường dự trữ, chuyển đổi thành glucose và tiếp tục lưu thông trong máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng.
Giảm cân có thể tăng độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là trong trường hợp thừa cân, đặc biệt là ở vùng bụng. Mỡ bụng có thể gây ảnh hưởng này bằng nhiều cách, bao gồm cả việc tạo ra các hormone thúc đẩy sự đề kháng insulin trong cơ thể và gan.
Việc giảm cân là 1 biện pháp hiệu quả để giảm mỡ bụng và tăng độ nhạy insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ tiền tiểu đường.
Áp dụng thói quen ăn chất xơ hòa tan cũng có lợi. Chất xơ hòa tan được các chuyên gia cho rằng có thể giúp giảm cholesterol và khiến cho người ăn cảm giác nhanh no, ít thèm ăn hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ một lượng lớn chất xơ hòa tan có thể giúp bạn tăng độ nhạy insulin của cơ thể.
Một trong các thực phẩm tăng độ nhạy insulin đó chính là trái cây. Tăng cường ăn trái cây đều đặn sẽ giúp bạn có được lượng chất xơ dồi dào, giúp giảm cân hiệu quả, phòng chống béo phì (một trong các nguyên nhân gây tiểu đường hàng đầu hiện nay). Rau quả và trái cây có nhiều màu sắc đều chứa nhiều hợp chất thực vật với khả năng chống oxy hóa. Những chất này có khả năng liên kết và vô hiệu hóa các phân tử gốc tự do, mà khi tồn tại trong cơ thể, có thể gây ra các phản ứng viêm. Cơ thể bạn sẽ nhanh chóng no nhưng đồng thời nạp không quá nhiều đường, từ đó giúp insulin có thời gian để chuyển hóa đường máu vào tế bào hiệu quả.
Carbs đóng vai trò quan trọng trong tăng độ nhạy insulin. Khi cơ thể chuyển hóa carbs thành đường và thải vào máu, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để đưa đường từ máu vào các tế bào, làm tăng insulin máu.
Phân chia đều lượng carbs trong suốt ngày sẽ giúp giảm lượng đường trong mỗi bữa ăn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho insulin hoạt động và tăng độ nhạy insulin.
Ngoài ra, loại carbs bạn lựa chọn cũng đóng vai trò quan trọng. Các carbs có chỉ số đường huyết (GI) thấp là lựa chọn tốt, vì chúng làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu. Các nguồn carbs có GI thấp bao gồm gạo lứt, khoai lang, hạt quinoa và một số loại bột yến mạch,...
Một trong các thực phẩm tăng độ nhạy insulin chính là trà xanh. Việc thường xuyên sử dụng trà xanh có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể, theo nhiều nghiên cứu thì trà xanh cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin. Sự tăng cường độ nhạy insulin có thể liên quan đến hiệu quả chống oxy hóa của epigallocatechin gallate, một chất chống oxy hóa có trong trà xanh.
Ngoài việc tăng cường sử dụng các thực phẩm tăng độ nhạy insulin thì bạn cũng nên né tránh, loại bỏ các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa. Các thực phẩm thường chứa chất béo chuyển hóa bao gồm bánh nướng, bánh rán và đồ ăn nhanh chiên. Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và không có lợi cho sức khỏe, ăn nhiều các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa có thể gây ra béo phì, dễ dẫn tới tiểu đường nếu không kiểm soát được lượng carbs và chất béo đưa vào cơ thể.
Thực phẩm tăng độ nhạy insulin được các chuyên gia gợi ý hiện nay là thực phẩm chức năng chính hãng. Hiện nay, bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm có chứa thành phần NMN (Nicotinamide Mononucleotide), hay các acid béo omega-3, chiết xuất từ thực vật… giúp giảm tích trữ chất béo, cải thiện độ nhạy insulin và ổn định lượng đường trong máu, từ đó hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Việc sử dụng thực phẩm chức năng thì bạn cần hỏi ý kiến và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng.