Tùy vào từng độ tuổi và nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm mà người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu để nhận biết khác nhau. Thông thường, những chuyên gia sẽ dựa vào số triệu chứng mà người bệnh gặp phải để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với các trường hợp trầm cảm giai đoạn 3 thông thường sẽ có hai triệu chứng đặc trưng nhất và hầu hết những triệu chứng liên quan. Cụ thể:
Ngoài ra, một vài dấu hiệu trầm cảm giai đoạn 3 liên quan mà người bệnh có thể gặp phải như:
Theo đó, triệu chứng trầm cảm giai đoạn 3 nguy hiểm nhất là người bệnh luôn suy nghĩ đến cái chết và nhiều lần có ý định muốn tự sát.
Trầm cảm giai đoạn 3 là tình trạng bệnh cực kỳ nguy hiểm và cần được sự can thiệp của các biện pháp điều trị chuyên khoa để giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe tốt hơn. Sau khi tiến hành việc thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể thì bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
Tuy nhiên, ở quá trình phát hiện các dấu hiệu trầm cảm giai đoạn 3 cần phải duy trì trong thời gian dài và kết hợp đồng thời với nhiều biện pháp để cải thiện. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thật nỗ lực và có sự quyết tâm cao để nhanh chóng vượt qua được căn bệnh quái ác này. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị và trong quá trình chữa bệnh cần phải thoải mái và chia sẻ với chuyên gia.
Thông thường ở quá trình điều trị cho những người bệnh bị trầm cảm giai đoạn 3 sẽ cần phải trải qua 3 giai đoạn như sau:
Đối với bệnh trầm cảm giai đoạn 3 thì cần phải kết hợp đồng thời với nhiều biện pháp với nhau mới có thể kiểm soát được những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên tùy vào mức độ của bệnh, những triệu chứng mà người bệnh hay gặp phải, và nguyên nhân khởi phát bệnh và rất nhiều yếu tố khác mà bác sĩ sẽ cần phải cân nhắc lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất cho những người bệnh.
Một vài các phương pháp điều trị có thể được áp dụng cho những người bệnh trầm cảm cấp độ 3 như sau:
Điều trị bằng thuốc
Trị liệu tâm lý
Hiện nay, việc trị liệu tâm lý là loại phương pháp được khuyến khích và áp dụng nhiều cho những trường hợp bệnh trầm cảm mức độ vừa và nặng. Phương pháp này cũng được đánh giá là một trong những công cụ hỗ trợ để cải thiện bệnh trầm cảm một cách hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Tâm lý trị liệu sẽ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ để chữa bệnh cho những người bị rối loạn tâm thần và hoàn toàn không có sự can thiệp của thuốc.
Thông qua những buổi trò chuyện và trao đổi trực tiếp với những chuyên gia tâm lý, người bệnh sẽ tự nhìn nhận được những suy nghĩ, và hành vi sai lệch của bản thân, từ đó sẽ đưa ra các cách giải quyết phù hợp nhất. Những nhà trị liệu cũng sẽ tìm ra được nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh để có thể điều trị triệt để và hạn chế tối đa tình trạng tái phát của bệnh về sau.
Sau quá trình trị liệu, người bệnh sẽ học được những cách kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho họ cách đối mặt và vượt qua các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Từ đó họ có thể sẽ điều chỉnh tốt cuộc sống của mình và dần hòa nhập hơn đối với cuộc sống hiện tại.
Liệu pháp sốc điện
Trong trường hợp mà người bệnh trầm cảm cấp độ 3 không thể đáp ứng tốt đối với việc chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc chống trầm cảm thì sẽ được hướng đến cách áp dụng liệu pháp sốc điện. Tuy nhiên, đây được xem là lựa chọn cuối cùng và khi thực sự cần thiết mới được cân nhắc và áp dụng cho người bệnh.
Bởi vì khi sử dụng đến sốc điện để điều trị trầm cảm có thể gây ra một số biến chứng như tình trạng lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời. Do vậy trước khi quyết định sốc điện thì người bệnh và bác sĩ tâm lý cần phải thật cân nhắc kỹ lưỡng về tỉ lệ rủi ro và lợi ích mà biện pháp này có thể mang lại.
Thay đổi một lối sống tích cực hơn
Song song cùng với việc áp dụng những biện pháp chuyên khoa để khống chế và cải thiện bệnh trầm cảm thì những người bệnh cũng cần phải nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Các bác sĩ tâm lý sẽ luôn khuyến khích người bệnh xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên thường xuyên vận động và trò chuyện với người thân để có thể giúp cho bệnh tình mau chóng thuyên giảm.
Ngoài các phương pháp được đề cập ở trên, để đảm bảo an toàn và giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm tốt hơn thì người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh.