vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Cơ thể sẽ thế nào nếu thiếu vitamin B1?

26/05/2023
Vitamin B1 là loại vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hoá của cơ thể và hoạt động của tế bào, đảm bảo chức năng hệ thần kinh. Khi thiếu hụt vitamin B1 ban đầu có thể chỉ biểu hiện mệt mỏi nhưng lâu dần có thể dẫn tới tổn thương thần kinh, các vấn đề về tim mạch và tê bì. Vậy thiếu vitamin b1 gây bệnh gì?

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 hay thiamin là 1 loại vitamin thiết yếu của cơ thể, tham gia vào quá trình tăng trưởng, phát triển và chức năng tế bào cũng như sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Vitamin B1 tan trong nước và không được lưu trữ trong cơ thể. Vì vậy, nếu không bổ sung thông qua chế độ ăn thì dự trữ vitamin B1 chỉ có thể đủ cung cấp cho cơ thể trong khoảng 20 ngày. Nếu thiếu hụt vitamin B1 xảy ra sau 3 tuần có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu thiamin thực sự ở người khoẻ mạnh, được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin B1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B1 như:

  • Chế độ ăn nghèo vitamin B1: Người bệnh mắc chứng chán ăn trầm trọng hoặc người có chế độ ăn chủ yếu là carbohydrate đã qua chế biến có thể không được cung cấp đủ lượng thiamin cho cơ thể.
  • Nghiện rượu: Người tiêu thụ quá nhiều rượu thường có xu hướng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng, thêm vào đó rượu cũng làm giảm quá trình hấp thụ và chuyển hóa thiamin dẫn tới làm tăng nhu cầu vitamin B1 của cơ thể gây thiếu hụt.
  • Cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức trong bệnh cường giáp dẫn tới làm tăng nhu cầu vitamin B1 của cơ thể gây thiếu hụt.
  • Các rối loạn chức năng gan: Gây cản trở quá trình chuyển hoá vitamin B1.
  • Tiêu chảy kéo dài: Làm cản trở sự hấp thụ vitamin B1 vào cơ thể.
  • Nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật giảm cân.
  • Bệnh nhân thường xuyên phải lọc máu hoặc sử dụng liều cao thuốc lợi tiểu.
  • Các nguyên nhân khác: Tuổi già, AIDS.
thieu-vitamin-b1
Tê phù chân có thể là biểu hiện của bệnh beriberi do thiếu vitamin B1

Thiếu vitamin B1 gây ra bệnh gì?

Tình trạng thiếu hụt vitamin B1 ban đầu chỉ biểu hiện qua các triệu chứng mơ hồ như mệt mỏi, khó chịu, trí nhớ giảm sút, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, khó chịu bụng và sụt cân. Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu vitamin B1 trầm trọng, kéo dài gây nên bệnh beriberi sẽ biểu hiện ra thành các triệu chứng bất thường về thần kinh, tim mạch và não như:

  • Chán ăn: Là cảm giác không điển hình nhưng xuất hiện sớm nhất ở người bị thiếu hụt vitamin B1. Mất cảm giác ngon miệng có thể dẫn tới sụt cân bất thường là lúc người bệnh để ý tới tình trạng này hơn.
  • Cảm giác châm chích ở đầu ngón chân, nóng rát ở bàn chân và đặc biệt nghiêm trọng về đêm, gây chuột rút, đau ở chân.
  • Cơ bắp có thể trở nên yếu đi kèm teo cơ.
  • Tim đập nhanh do cần bơm nhiều máu hơn, có thể tiến triển thành suy tim, phù nề ở chân hoặc ứ dịch phổi, tụt huyết áp, thậm chí là sốc và tử vong.
  • Mờ mắt: Sự thiếu hụt vitamin B1 có thể có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các dây thần kinh thị giác dẫn tới triệu chứng mờ mắt, thậm chí là mất thị lực nhưng hiếm gặp.
  • Bất thường về não chủ yếu gặp ở người nghiện rượu gây nên hội chứng Wernicke với các biểu hiện nhầm lẫn, thờ ơ, đi lại khó khăn, tê liệt một phần mắt, rung giật nhãn cầu. 
  • Rối loạn tâm thần Korsakoff gây mất trí nhớ cho các sự kiện gần, nhầm lẫn và có xu hướng bịa ra sự thật để lấp đầy khoảng trống trong ký ức. 
  • Trẻ sơ sinh mắc beriberi thường từ 3-4 tuần tuổi bú mẹ bị thiếu thiamin gây suy tim đột ngột, mất giọng hoặc có các phản xạ bất thường.

Làm thế nào để bổ sung vitamin B1 đúng cách?

Tất cả các dạng thiếu vitamin B1 đều cần điều trị bằng bổ sung vitamin B1 cho cơ thể, có thể qua đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch cho các trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì tình trạng thiếu vitamin B1 thường kèm theo sự thiếu hụt các loại vitamin khác. Do đó người bệnh nên được sử dụng các loại vitamin tổng hợp trong vài tuần. Mặt khác, nên khuyến khích ăn uống lành mạnh và tiêu thụ gấp 1-2 lần lượng vitamin B1 khuyến nghị hàng ngày. Tuyệt đối không sử dụng rượu trong khoảng thời gian này. 

thieu-vitamin-b1
Tất cả các dạng thiếu vitamin B1 đều cần điều trị bằng bổ sung vitamin B1 cho cơ thể 

Các trường hợp thiếu hụt vitamin B1 cấp tính có thể điều trị như sau:

  • Tiêm tĩnh mạch thiamin 200 mg hoặc uống 3 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm rồi duy trì 10 mg/ngày cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Hoặc tiêm bắp 50 mg trong 2-4 ngày sau đó duy trì bằng đường uống.

Tóm lại, thiếu hụt vitamin B1 có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn hoặc nghiêm trọng hơn yếu cơ, rối loạn về thần kinh. Nếu không được điều trị và để lâu gây thiếu hụt thiamin mạn tính sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ như hội chứng Wernicke- Korsakoff.Trong trường hợp bạn bị thiếu vitamin B1 thì cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời, có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần tổ hợp vitamin nhóm B (B1, B3, B6, B12) và vitamin E được chiết xuất nấm tùng nhung để hỗ trợ chức năng các enzyme chuyển hóa năng lượng, dưỡng da đẹp hậu giảm cân và cân bằng hormone nội tiết,… Nhờ đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Trẻ hóa có nghĩa là gì? Bí quyết sống khỏe – sống trẻ ở tuổi trung niên

Trẻ hóa có nghĩa là gì? Bí quyết sống khỏe – sống trẻ ở tuổi trung niên

16/04/2025
Tuổi trung niên là thời điểm ta bắt đầu cảm nhận rõ ràng những thay đổi bên trong cơ thể: năng lượng suy giảm, làn da kém săn chắc, trí nhớ không còn linh hoạt như xưa và cảm giác mệt mỏi thường trực dù không làm gì quá sức. Những dấu hiệu ấy khiến nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi: "Trẻ hóa có nghĩa là gì? Liệu chúng ta có thể làm chậm lại tiến trình lão hóa, thậm chí trẻ hóa cơ thể một cách khoa học và bền vững?" Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm "trẻ hóa" từ góc độ khoa học, đồng thời chia sẻ giải pháp giữ gìn sức khỏe, tinh thần minh mẫn và vẻ ngoài tươi trẻ bằng việc bổ sung NMN.
Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 35 và cách phòng ngừa hiệu quả

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau tuổi 35 và cách phòng ngừa hiệu quả

15/04/2025
Sau tuổi 35, nhiều người bắt đầu cảm thấy trí nhớ không còn minh mẫn như trước: hay quên lịch hẹn, khó tập trung khi làm việc, hoặc nhớ nhớ quên quên tên người quen. Thực tế, tình trạng này có thể là biểu hiện ban đầu của suy giảm trí nhớ – một vấn đề sức khỏe đang ngày càng trẻ hóa. Hiểu rõ các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và chủ động phòng ngừa từ sớm là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe não bộ và duy trì chất lượng sống lâu dài.
Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Giải pháp từ chuyên gia giúp bạn duy trì sự minh mẫn

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Giải pháp từ chuyên gia giúp bạn duy trì sự minh mẫn

15/04/2025
Từ sau tuổi 35, trí nhớ của chúng ta bắt đầu suy giảm một cách âm thầm. Điều đáng lo là phần lớn mọi người đều bỏ qua những dấu hiệu ban đầu và chỉ tìm kiếm giải pháp khi đã quá muộn. Vậy, bị suy giảm trí nhớ phải làm sao để cải thiện sớm và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, và quan trọng nhất – cách phục hồi trí nhớ tự nhiên và khoa học từ gốc.
Tái sinh làn da tuổi 40: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả và bền vững

Tái sinh làn da tuổi 40: Bí quyết chống lão hóa hiệu quả và bền vững

15/04/2025
Ở tuổi 40, làn da bỗng trở nên “khó chiều” hơn bao giờ hết. Những thay đổi âm thầm của thời gian bắt đầu lộ diện: nếp nhăn nơi khóe mắt, da kém săn chắc, vết nám lấm tấm… Điều đó không có nghĩa bạn đã "thua" trong cuộc chiến chống lão hóa – chỉ là bạn cần hiểu rõ làn da tuổi 40 đang thực sự cần gì để bắt đầu hành trình tái sinh một cách khoa học và bền vững.
Da bị lão hóa sau tuổi 30: Bí mật đằng sau và cách trẻ lâu hiệu quả

Da bị lão hóa sau tuổi 30: Bí mật đằng sau và cách trẻ lâu hiệu quả

15/04/2025
Bước qua tuổi 30, nhiều người bắt đầu nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên làn da: nếp nhăn xuất hiện, da kém đàn hồi và không còn căng mịn như trước. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng da bị lão hóa sau tuổi 30 không chỉ đơn thuần do tuổi tác mà còn xuất phát từ việc suy giảm năng lượng tế bào và cơ chế tự sửa chữa của da. Tìm hiểu thêm qua nội dung bên dưới.
Cách chống lão hóa da hiệu quả: Giải pháp giúp làn da tươi trẻ lâu dài

Cách chống lão hóa da hiệu quả: Giải pháp giúp làn da tươi trẻ lâu dài

15/04/2025
Lão hóa da là nỗi lo chung của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 25. Không chỉ khiến làn da kém sắc, nếp nhăn và chảy xệ còn ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp. Vậy chống lão hóa da mặt bằng cách nào để duy trì vẻ đẹp tự nhiên? Khám phá các cách chống lão hóa da hiệu quả để duy trì làn da tươi trẻ và khỏe mạnh. Bổ sung Yang NMN 15000 mg giúp làm chậm lão hóa da từ tế bào.
Dấu hiệu của sự lão hóa không chỉ là nếp nhăn – Sự thật bất ngờ!

Dấu hiệu của sự lão hóa không chỉ là nếp nhăn – Sự thật bất ngờ!

15/04/2025
Lão hóa là một quá trình tự nhiên mà ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết rõ dấu hiệu của sự lão hóa, đặc biệt là những dấu hiệu không dễ nhận thấy. Khi nhắc đến lão hóa, nhiều người chỉ nghĩ đến nếp nhăn và tóc bạc, nhưng thực tế, cơ thể bắt đầu lão hóa từ bên trong trước khi thể hiện ra bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu ít ngờ đến của lão hóa và cách làm chậm quá trình này.
Cách chống lão hóa sớm: Làm sao để duy trì nét trẻ trung và khỏe mạnh?

Cách chống lão hóa sớm: Làm sao để duy trì nét trẻ trung và khỏe mạnh?

15/04/2025
Khám phá các bí quyết chống lão hóa sớm hiệu quả giúp bảo vệ làn da và sức khỏe tổng thể. Bổ sung Yang NMN 15000 mg để duy trì sự trẻ trung và khỏe mạnh lâu dài.
Dấu hiệu suy giảm trí nhớ do lối sống công sở: Vấn đề nghiêm trọng ít ai ngờ

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ do lối sống công sở: Vấn đề nghiêm trọng ít ai ngờ

15/04/2025
Liệu bạn có thường xuyên cảm thấy căng thẳng trong công việc, dễ quên các chi tiết quan trọng, hoặc khó tập trung trong các cuộc họp? Môi trường công sở hiện đại với áp lực công việc cao và sự phổ biến của công nghệ đang khiến nhiều người phải đối mặt với nhiều dấu hiệu suy giảm trí nhớ mà không nhận ra. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và có cách nào để khắc phục? Tìm hiểu ngay qua nội dung bên dưới.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon