vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Có các loại béo bụng nào?

18/07/2023
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2016, hơn 1,9 tỷ người trưởng thành gặp tình trạng tích tụ nhiều mỡ ở vùng bụng, các dạng béo bụng có thể gây hại cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại béo bụng và từ đó nắm được các phương pháp giúp giảm béo bụng hiệu quả.


Bạn biết gì về các dạng béo bụng phổ biến?

Béo bụng thường là nỗi lo của nhiều người vì không chỉ gây mất thẩm mỹ, tình trạng mỡ bụng tích tụ còn ảnh hưởng tới sức khỏe và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh mãn tính.  

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có các kiểu béo bụng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể, chế độ ăn uống và lối sống của từng người. Do đó, để tìm phương pháp giảm mỡ bụng hiệu quả, mỗi người cần nhận biết các loại mỡ bụng mà mình đang gặp phải để có kế hoạch khắc phục phù hợp.

Có 2 loại mỡ bụng gây nên tình trạng béo bụng phổ biến là: Mỡ nội tạng và mỡ dưới da.

cac-loai-beo-bung
Các kiểu béo bụng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể, chế độ ăn uống và lối sống của từng người 

Béo bụng do lớp mỡ dưới da 

Mỡ dưới da hay mô mỡ dưới da (SAT), là chất béo được tìm thấy dưới da cơ thể. Mỡ dưới da vùng bụng là 1 loại mỡ tích tụ dưới da ở khu vực bụng, khiến cho bụng trở nên to và có hình dáng không đẹp mắt. 

Mỡ dưới da vùng bụng được tạo ra khi lượng calo tiêu thụ thấp hơn lượng calo cơ thể nạp vào trong một khoảng thời gian dài (calo nạp > calo tiêu thụ). Khi lượng calo dư thừa được lưu trữ trong cơ thể, nó sẽ được chuyển đổi thành mỡ và tích tụ dưới da. Các kiểu béo bụng do lớp mỡ dưới da xảy ra khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều calo từ các loại thực phẩm có chứa đường và chất béo không lành mạnh.

Mỡ dưới da dẫn đến các kiểu béo bụng như:

  • Chướng bụng do bụng đầy hơi: Xuất hiện khi có một lượng lớn thực phẩm khó tiêu hóa và hấp thụ gây khó chịu cho cơ thể, khiến khí và chất lỏng bị tích tụ trong đường tiêu hóa. 
  • Bụng to, chảy xệ, lớp bụng dày: Thường gặp ở những người có lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh và có độ tuổi trung niên. Đặc biệt, dân văn phòng ngồi nhiều ít di chuyển có thể tích tụ lớp mỡ bụng dưới da. 
  • Bụng tròn như bầu: Loại béo bụng này thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh. Trong quá trình mang thai, các cơ bụng của phụ nữ sẽ giãn nở để làm chỗ cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh, các cơ này sẽ sụp đổ và có thể làm cho mỡ tích tụ ở vùng bụng.
cac-loai-beo-bung
Mỡ dưới da dẫn đến các kiểu béo bụng khác nhau 

Kiểu béo bụng do mô mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng (VAT), còn được gọi là mỡ 'ẩn', là mỡ tích trữ sâu bên trong bụng, bao quanh các cơ quan, bao gồm cả gan và ruột. Nó chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất béo được lưu trữ trong cơ thể, thường được gọi là mỡ bụng “có hại”.

So với mỡ dưới da, mỡ nội tạng hoạt động trao đổi chất nhiều hơn. Loại mỡ này này chứa nhiều tế bào, mạch máu và dây thần kinh hơn lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động tăng sức đề kháng với hormon insulin - yếu tố điều chỉnh lượng đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng kháng insulin có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Mỡ nội tạng cũng góp phần gây viêm toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đàn ông có nhiều khả năng tích tụ mỡ nội tạng hơn phụ nữ, và sự phân bổ mỡ trong cơ thể thay đổi theo độ tuổi. Ví dụ, trong khi phụ nữ tiền mãn kinh có lượng mỡ bụng dưới da cao hơn thì phụ nữ sau mãn kinh có lượng mỡ nội tạng cao hơn, từ đó nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa cũng cao hơn.

Các kiểu béo bụng do mỡ nội tạng gây ra: 

  • Bụng bia: Xuất hiện khi tiêu thụ một lượng lớn bia, rượu (>3-4 ly hầu hết các ngày). Kiểu béo bụng do bia rượu gây ra bởi sự tích tụ mỡ nội tạng, chất béo này được đóng gói rất chặt trong thành bụng khiến chất béo dự trữ có rất ít chỗ để di chuyển. 
  • Tích mỡ bụng dưới: Dấu hiệu của sự rối loạn nội tiết tố, làm xuất hiện chất béo mềm tích tụ mỡ phần bụng dưới. Vấn đề về nội tiết tố như kháng insulin kèm theo lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều carbohydrate cũng như yếu tố di truyền, tích tụ mỡ nội tạng có thể thúc đẩy mô hình lưu trữ chất béo này.

Làm thế nào để biết cơ thể có chất béo nội tạng hay không? Thì cách tốt nhất để biết cơ thể có mỡ nội tạng hay không là đo vòng eo. Chu vi vòng eo là một chỉ báo tốt về lượng chất béo nằm sâu bên trong bụng, xung quanh các cơ quan nội tạng.

Đối với phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh mãn tính sẽ tăng cao nếu vòng eo từ 80 cm trở lên và đối với nam giới thì tỉ lệ là 94cm trở lên (không áp dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai). Nếu số đo vòng bụng quá lớn, hãy thăm khám và gặp bác sĩ chuyên môn để được kiểm tra chi tiết, kịp thời điều chỉnh để đảm bảo sức khỏe.

Nguyên nhân gây các dạng béo bụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tích tụ mỡ ở vùng bụng, và các kiểu béo bụng khác nhau được hình thành do các nguyên nhân khác nhau, như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi ăn ít protein và nhiều carbohydrate, cơ thể có thể tích tụ mỡ ở vùng bụng. Các loại thực phẩm như đường, bánh mì, soda, đồ ngọt,... cũng làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm khả năng đốt cháy chất béo. Một số chất béo như chất béo chuyển hóa và axit béo bão hòa không tốt cho cơ thể là tác nhân gây tích mỡ bụng thường xuất hiện trong các loại thực phẩm không lành mạnh như: Thức ăn nhanh, đồ nướng và đồ ăn chế biến công nghiệp.
  • Thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân chính dẫn đến các loại béo bụng do tích trữ mỡ dưới da: Ít hay không tập thể dục là một nguyên nhân chính dẫn đến tích tụ mỡ ở vùng bụng. Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ nhiều calo nhưng lại ít hoạt động để đốt cháy lượng calo thừa có thể tích tụ chất béo trong cơ thể, và khi ngày càng nhiều chất béo tích tụ, sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Đặc biệt, dân văn phòng hay những người ngồi nhiều ít di chuyển sẽ dễ bị tích mỡ vùng bụng.
  • Chất lượng ngủ kém: Ngủ không đều, chất lượng ngủ kém hay thức khuya đều ảnh hưởng gián tiếp đến việc tăng cân và tích tụ mỡ ở vùng bụng. Người có lịch trình ngủ không đều dễ mắc phải các hành vi ăn uống không lành mạnh và ăn uống vô độ. Thiếu ngủ dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, không đốt cháy chất béo hiệu quả.
  • Yếu tố di truyền: Một số gen có thể làm tăng khả năng tích tụ chất béo ở vùng bụng, và di truyền học có thể ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của cơ thể chuyển hóa chất béo.
  • Căng thẳng: Căng thẳng mãn tính liên tục giải phóng cortisol, hormone làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể và tích tụ chất béo, đặc biệt là mỡ bụng. Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể dẫn đến thói quen ăn uống và ngủ nghỉ không lành mạnh.
  • Uống quá nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tăng cảm giác đói và ăn uống vô độ, gây tích tụ mỡ ở vùng bụng. Rượu cũng làm tăng mức độ hormone liên quan đến cảm giác no và ức chế quá trình tiêu hóa carbohydrate hiệu quả.
  • Tích mỡ bụng sau sinh là một trong các loại béo bụng ảnh hưởng đến sức khỏe ở phụ nữ tuổi trung niên.Trong quá trình mang thai, các cơ bụng của phụ nữ sẽ giãn nở để làm chỗ cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh, các cơ này sẽ sụp đổ đồng thời, mức độ hormone estrogen và progesterone giảm đột ngột. Sự thay đổi này có thể làm cho mỡ tích tụ ở vùng bụng kéo dài.

Tác hại của mỡ bụng đối với sức khỏe

Những người béo phì thường thắc mắc, các loại bụng mỡ khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

Trong khi các loại bụng mỡ do lớp mỡ dưới da gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ thì lớp mô mỡ nội tạng là loại mỡ bụng có tác động tiêu cực đến các vấn đề về sức khỏe. Mặc dù chỉ có 10–20% tổng lượng mỡ trong cơ thể là mỡ nội tạng, nhưng loại chất béo này có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Do chất béo nội tạng là tác nhân tạo ra protein gây viêm, gây hại cho sức khỏe như tác động làm tăng kháng insulin, viêm toàn thân, làm tăng mức mỡ trong máu và làm mất cân bằng huyết áp. Mỡ nội tạng nằm gần tĩnh mạch cửa, mang máu từ đường tiêu hóa đến gan để xử lý. Mô mỡ nội tạng chuyển axit béo, hợp chất gây viêm và các chất nguy hiểm khác đến gan. Do đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như kháng insulin và bệnh gan nhiễm mỡ.

cac-loai-beo-bung
Cơ thể của đàn ông và phụ nữ có phản ứng khác nhau đối với các loại bụng mỡ khác nhau 

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, cơ thể của đàn ông và phụ nữ có phản ứng khác nhau đối với các loại bụng mỡ khác nhau. Trong khi mỡ bụng ở nam giới có liên quan đến các bệnh về tim mạch, kháng bệnh và cao huyết áp, thì mỡ bụng ở phụ nữ lại có nguy cơ gây bệnh cao hơn. Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, phụ nữ có chỉ số phân tích từ hông đến eo và chỉ số BMI cao hơn có khả năng mắc các bệnh tim mạch hơn 18% so với nam giới. Ngoài ra, mỡ bụng ở phụ nữ cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Loại 2 và ung thư vú.

Bằng chứng cho thấy rằng mỡ nội tạng cao ở vùng bụng có thể dẫn đến các rối loạn mãn tính. Chúng bao gồm nhiều bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim và hội chứng chuyển hóa. 

Một nghiên cứu chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa sự phân bố chất béo ở phụ nữ béo phì và nguy cơ rối loạn chuyển hóa tim mạch của họ. Nó chứng tỏ rằng các mô mỡ nội tạng (VAT) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ, khi VAT trong cơ thể tăng lên, tốc độ phân giải mỡ hoặc tiêu hóa lipid sẽ tăng lên. Lipid này tích tụ trong gan có thể gây hại cho gan, tim và quá trình trao đổi chất nói chung. Ngoài ra, lượng VAT tăng lên trong cơ thể có thể làm tăng tiết nhiều hormone và các yếu tố tăng trưởng. Những kích thích tố và các yếu tố tăng trưởng dẫn đến một số bệnh chuyển hóa tim mạch.

Các loại bụng mỡ và tình trạng mỡ bụng cao còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Bụng béo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 
  • Mất cân bằng lượng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và dạ dày.
  • Liên quan đến tình trạng suy thận và tăng huyết áp.
  • Lượng mỡ bụng tăng cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer và các bệnh não bộ khác

Vì vậy, việc giảm mỡ bụng không chỉ giúp bạn có vóc dáng đẹp mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Làm thế nào để giảm mỡ bụng một cách lành mạnh?

Cải thiện chế độ ăn uống

Xây dựng một chế độ ăn uống giàu nguồn protein, carbohydrate phức hợp, chất béo lành mạnh, chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ hòa tan. Thay thế những loại thực phẩm không lành mạnh bằng các sản phẩm nguyên liệu tự nhiên và không chứa đường tinh luyện, chất béo xấu.

  • Thay thế các loại thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản như bánh mì trắng và gạo trắng bằng các loại carbohydrate phức tạp như bánh mì nguyên cám và gạo lứt. Các nguồn carbohydrate phức tạp này cung cấp dinh dưỡng và năng lượng tối đa cho cơ thể và giúp giảm cảm giác đói.
  • Loại bỏ đường tinh luyện khỏi chế độ ăn uống để giảm mỡ bụng. Thay thế các đồ uống có đường như soda bằng nước ép trái cây, sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong hoặc đường thốt nốt để thay thế đường tinh luyện.
  • Tăng lượng protein trong chế độ ăn uống để tăng cường trao đổi chất và giúp duy trì khối lượng cơ bắp. Thêm vào thực đơn các nguồn protein tốt như thịt, trứng, cá, đậu, đậu lăng, sữa (hoặc sản phẩm thay thế sữa) và sữa chua.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan: vào chế độ ăn uống hằng ngày để giảm cân và giảm mỡ bụng hiệu quả. Chất xơ hòa tan khiến cơ thể cảm thấy no và giảm lượng calo mà cơ thể có thể hấp thụ. 

Các nguồn cung cấp chất xơ hòa tan bao gồm: Yến mạch, các loại đậu, quả mọng, hạt lanh, trái cây và rau sống.

cac-loai-beo-bung
Cải thiện chế độ ăn giúp giảm các dạng béo bụng 

Tập thể dục và hoạt động thế chất thường xuyên

Duy trì thói quen tập luyện thể chất ít nhất 30-40 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tập trung vào các bài tập rèn luyện toàn bộ cơ thể để giảm mỡ ở mọi vùng trên cơ thể, đặc biệt là mỡ vùng bụng. Tính nhất quán của bài tập là chìa khóa để giảm mỡ bụng.

  • Thực hiện các bài tập tim mạch như cardio để đốt cháy mỡ bụng. Các ví dụ về bài tập tim mạch bao gồm bơi lội, đạp xe, chạy và đi bộ nhanh.
  • Thực hiện các bài tập cường độ cao ngắt quãng để giảm trọng lượng tổng thể và đốt cháy mỡ bụng như: tabata, hiit, burpees, squat,....
  • Nâng tạ: Rèn luyện sức đề kháng và rèn luyện sức mạnh để giảm mỡ nhanh và tăng khối lượng cơ bắp. Việc rèn luyện sức mạnh sẽ giúp đốt cháy mỡ bụng và tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Tập Yoga: Một số dạng yoga như Vinyasa yoga, Power yoga và Ashtanga yoga có tính cardio cao và giúp đốt cháy năng lượng nhanh chóng, từ đó giúp giảm mỡ toàn thân, kể cả mỡ bụng. Những hình thức yoga khác như Hatha yoga và Restorative yoga tập trung vào tập luyện các động tác giãn cơ và thở đều, giúp giảm stress và cải thiện giấc ngủ, từ đó giúp giảm mỡ bụng.

Nghỉ ngơi điều độ và chú ý chất lượng giấc ngủ

Việc quản lý căng thẳng và xây dựng thói quen nghỉ ngơi, nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp hỗ trợ giảm cân, đốt calo và giảm mỡ bụng hiệu quả. Việc thiếu ngủ và stress có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, một hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận, có thể dẫn đến tích tụ mỡ ở vùng bụng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm, cơ thể sẽ có xu hướng sản xuất nhiều hormone ghrelin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, và giảm hormone leptin, giúp kiểm soát cảm giác no. Điều này có thể dẫn đến ăn nhiều hơn và tích tụ mỡ bụng.

Do đó, để giảm mỡ bụng,nên nghỉ ngơi đủ giấc, cố gắng ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ, bao gồm việc tạo môi trường ngủ thoải mái, điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ, tránh ánh sáng và tiếng ồn.

Cần nắm được tình trạng cơ thể và các loại bụng mỡ khác nhau để biết được nguyên nhân gây tình trạng béo bụng, từ đó biết được nguyên lý để điều chỉnh và lên kế hoạch giảm mỡ hiệu quả. Tuy nhiên, với một số người tình trạng bụng mỡ kéo dài hay mắc các bệnh nền cần gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn sức khỏe. 

Ngoài kế hoạch ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý thì bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần hoạt chất quý như: Glabridin chiết xuất linh thảo, L-Carnitine, Piperine, Coenzyme Q10, ALA (Alpha Lipoic Acid) chiết xuất rau bina…. để giúp tăng vận chuyển glucose vào cơ, khống chế cảm giác đói và giảm tích trữ glucose,…Đồng thời tăng phân giải chất béo, ngăn mỡ tích tụ ở nội tạng, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và bền vững.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon