Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người phụ nữ. Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, đặc biệt là mất ngủ và khó ngủ. Cùng tìm hiểu về tình trạng mất ngủ thời kỳ mãn kinh qua bài viết dưới đây.
1. Mối liên quan giữa thời kỳ mãn kinh và mất ngủ
Mất ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Trên thực tế, có đến 60% phụ nữ bị mất ngủ thời kỳ mãn kinh. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, mãn kinh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ theo các nguyên nhân khác nhau:
Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ estrogen và progesteron giảm trong thời kỳ mãn kinh. Điều này gây ra một số thay đổi trong lối sống, đặc biệt là trong thói quen ngủ của người phụ nữ. Nguyên nhân được giải thích một phần là do progesteron là hormone có tác dụng tạo ra giấc ngủ, vì vậy sự suy giảm nồng độ progesteron ở phụ nữ mãn kinh làm tăng nguy cơ mất ngủ.
Nóng bừng: Bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm là hai trong số những tác động phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh. Khi nồng độ hormone nội tiết suy giảm, người phụ nữ có thể xuất hiện triệu chứng tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột. Nguyên nhân được giải thích là do sự suy giảm hoạt động của hệ trục buồng trứng – tuyến yên – não bộ gây phá vỡ cơ chế ra mệnh lệnh của não bộ đến tuyến yên, sau đó xuống buồng trứng để sản xuất 3 nội tiết tố testosterone, estrogen và progesterone. Sự thay đổi nồng độ hormon nội tiết tố làm tác động đến nơi đảm nhận vai trò kiểm soát thân nhiệt, làm cho vùng này bị rối loạn và nhìn nhận sai về nhiệt độ cơ thể. Kết quả là vùng dưới đồi não truyền tín hiệu để giải phóng nhiệt toàn thân;
2. Tác hại của mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ tiền mãn kinh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người phụ nữ như sau:
Các triệu chứng tiền mãn kinh nặng thêm như khó kiểm soát cảm xúc, khô âm đạo, giảm ham muốn…;
Tốc độ lão hóa da tăng nhanh, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch…
3. Cải thiện tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh làm cho chị em luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Các triệu chứng nếu không được cải thiện sẽ tạo nên một vòng xoắn các bệnh lý khác và làm nặng thêm triệu chứng tiền mãn kinh. Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh như sau:
Lập kế hoạch cho hoạt động trong ngày: Lập kế hoạch cho hoạt động trong ngày giúp cân bằng thời gian làm việc và thư giãn, nghỉ ngơi. Từ đó giúp cơ thể xây dựng được nhịp sinh học hàng ngày và dễ ngủ hơn;
Tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể dục mỗi ngày như chạy bộ, bơi lội, yoga… sẽ giúp cơ thể tiêu hao năng lượng thừa, thư giãn đầu óc và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Từ đó giúp chị em dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày;
Phòng ngủ luôn giữ sạch sẽ và thoáng mát: Không gian sạch sẽ, thoáng mát giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái và giảm cảm xúc tiêu cực;
Học cách cân bằng cảm xúc: Cân bằng cảm xúc giúp ổn định tâm trạng, đặc biệt là trước khi đi ngủ cần tránh những cảm xúc mạnh như quá phấn khích, vui vẻ hoặc quá buồn. Cảm xúc mạnh là một trong những nguyên nhân khiến chị em khó ngủ;
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng, giảm bớt triệu chứng tiền mãn kinh. Ngoài ra, chị em nên hạn chế ăn quá no trước khi ngủ, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia… trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước hoa quả chứa nhiều vitamin C và vitamin B sau bữa ăn tối;
Bổ sung nội tiết tố: Trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh, nồng độ estrogen bài tiết ở người phụ nữ bị suy giảm. Các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, khó chịu trong người xuất hiện với tần suất lớn. Bổ sung estrogen cho phụ nữ ở giai đoạn này được gọi là liệu pháp hormone (HRT) được xem là phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy vậy việc bổ sung estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng lâm sàng của người bệnh.
Đối với phụ nữ mất ngủ tiền mãn kinh, giảm tốc độ quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ của tế bào và duy trì mức năng lượng tế bào đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide là một yếu tố quan trọng góp phần trong việc đẩy lùi nguy cơ khô âm đạo, giảm khô hạn tăng ham muốn ở phụ nữ sau mãn kinh. Nicotinamide Mononucleotide có khả năng giảm thiểu tác động có hại từ các gốc tự do trong tế bào não, ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề lão hóa. Đồng thời cải thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm và suy nhược thần kinh, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và trạng thái tinh thần.