Suy nhược thần kinh là một trạng thái tinh thần khẩn cấp có tính tạm thời liên quan đến căng thẳng và suy giảm hoạt động bình thường. Suy nhược thần kinh gây ra các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Cùng tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh qua bài viết dưới đây.
Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh là một trạng thái tinh thần khẩn cấp có tính tạm thời liên quan đến căng thẳng và suy giảm hoạt động bình thường. Thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm sự lo lắng, trầm cảm, rối loạn căng thẳng cấp tính…
Các dấu hiệu của suy nhược thần kinh có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
Triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng: Cảm thấy buồn dai dẳng, vô vọng, cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị, mệt mỏi, năng lượng thấp, mất hứng thú với các sở thích hoặc hoạt động, có suy nghĩ tự tử hoặc làm hại bản thân;
Thay đổi khẩu vị:Căng thẳng thường dẫn đến thay đổi khẩu vị như chán ăn hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường;
Chất lượng giấc ngủ kém: Mức độ căng thẳng cao có thể gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến một số tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém và chứng mất ngủ có thể cản trở khả năng hoạt động của bạn, làm tăng nguy cơ mắc hoặc làm nặng hơn các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần;
Cơn hoảng loạn: Một số người có thể trải qua các cơn hoảng loạn để đối phó với suy nhược thần kinh. Các biểu hiện bao gồm sợ hãi tột độ, khó thở, run rẩy, nhịp tim nhanh hoặc đổ mồ hôi;
Mệt mỏi: Suy nhược thần kinh làm cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Không chỉ vậy, một số vấn đề liên quan đến căng thẳng như ngủ kém cũng góp phần làm giảm mức năng lượng, kiệt sức;
Khó tập trung: Suy nhược thần kinh làm thay đổi chức năng và cấu trúc não, gây ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung. Mức độ căng thẳng cao cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và làm việc.
Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Xác định được nguyên nhân gây suy nhược thần kinh là một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra biện pháp phòng chống suy nhược thần kinh hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân gây suy nhược thần kinh có thể kể đến như sau:
Chấn thương hoặc bệnh tật gần đây khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm;
Sự kiện đau buồn gần đây như một cái chết trong gia đình;
Căng thẳng trong công việc, học tập;
Thay đổi mối quan hệ như ly hôn..;
Bạo lực gia đình, học đường
Biện pháp phòng chống suy nhược thần kinh
Một số cách phòng chống suy nhược thần kinh có thể kể đến như sau:
Giữ tinh thần khỏe mạnh
Nhận ra những điều trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cố gắng phân biệt giữa những thứ có thể kiểm soát và không thể kiểm soát. Cảm giác như thể bạn không kiểm soát được cuộc sống của mình thật căng thẳng, vì vậy hãy cố gắng thừa nhận những gì bạn không thể thay đổi và thay vào đó tập trung vào những gì bạn có thể thay đổi. Làm như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy tự chủ hơn và dễ dàng đối phó với suy nhược thần kinh hơn. Hãy thử tự hỏi mình một số câu hỏi sau: Tình huống này có thể tránh được không? Tôi có thể kiểm soát những phần nào của tình huống này? Có phần nào của hoàn cảnh mà tôi cần phải chấp nhận lúc này vì tôi không thể kiểm soát nó không? Kế hoạch của tôi để kiểm soát các khía cạnh của tình huống mà tôi có thể kiểm soát là gì?
Chú ý đến cảm xúc lo lắng, phản ứng của cơ thể đối với những lo lắng và chia sẻ chúng với bạn bè hoặc người thân: Hãy chú ý đến cách bạn phản ứng và cách bạn thể hiện cảm xúc của mình. Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc xúc động, đặc biệt là khi chúng ta gặp phải những sự kiện căng thẳng, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng việc không giải quyết những cảm xúc này sẽ làm tăng thêm căng thẳng.
Bạn có thể viết nhật ký về việc căng thẳng ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn như thế nào. Viết nhật ký có nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm tăng cường sức khỏe tinh thần, cải thiện lòng tự trọng và giảm căng thẳng. Bạn hãy viết về những sự kiện xảy ra trong ngày và sử dụng nhật ký như một cách để giải tỏa căng thẳng cảm xúc đó.
Tâm sự những lo lắng với bạn bè hoặc người thân. Sự hỗ trợ từ bên ngoài rất quan trọng, vì nó có thể giúp bạn cảm thấy được yêu thương và quan tâm, giúp giảm bớt căng thẳng.
Tập luyện thể dục mỗi ngày
Một trong những cách phòng chống suy nhược thần kinh hiệu quả là rèn luyện thể dục mỗi ngày. Luyện tập thể dục giúp cơ thể tạo ra endorphin giảm căng thẳng.
Tập thể dục tạo ra endorphin và hạn chế giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline, thường là nguyên nhân dẫn đến suy sụp tinh thần.
Khi bạn tham gia vào hoạt động thể chất, sự tập trung có xu hướng rời xa các nhiệm vụ, sự kiện và tình huống đang tạo ra căng thẳng cho bạn, điều này giúp phục hồi tinh thần sau căng thẳng.
Ngủ đủ giấc mỗi đêm
Khi rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh, bạn có thể gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, trong đó có chứng mất ngủ. Thiếu ngủ sẽ làm cho căng thẳng trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến suy sụp tinh thần.
Một trong những biện pháp giúp phòng chống suy nhược thần kinh là xây dựng giấc ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn có thể cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào mức độ hoạt động, tuổi tác và các yếu tố khác.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại trong đó có nguy cơ suy nhược thần kinh. Trong phần lớn trường hợp, suy nhược thần kinh trở nên trầm trọng hơn do các tình trạng sức khỏe như thiếu hụt vitamin. Sự thiếu hụt vitamin phổ biến bao gồm vitamin D, vitamin B6 và vitamin B12. Vì vậy kiểm tra sức khỏe giúp xác định nguy cơ thiếu hụt vitamin và dưỡng chất của cơ thể.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thực hành các bài tập thở sâu
Thực hành các bài tập thư giãn hít thở sâu. Hít thở sâu sẽ mở rộng cơ hoành và kích hoạt phản ứng làm dịu trong cơ thể. Các bài tập thở sâu giúp duy trì mức huyết áp và mức cortisol ổn định.
Tập hít thở sâu bằng cách hít vào một hơi chậm sâu và sau đó thở ra một cách từ từ;
Bạn cũng có thể tập thở sâu trong khi thiền hoặc tập yoga.
Cố gắng sống trong giây phút hiện tại bằng cách thực hành chánh niệm
Chánh niệm là kỹ thuật sống trong thời điểm hiện tại và giúp bạn tập trung khỏi những hối tiếc về quá khứ và những lo sợ về tương lai. Chánh niệm có thể được kết hợp vào mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể thực hành chánh niệm khi tập thể dục, ăn uống, làm việc, nói chuyện hoặc đọc sách. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chánh niệm giúp làm giảm căng thẳng. Chánh niệm cũng cải thiện trí nhớ, sự tập trung và sự hài lòng trong các mối quan hệ.
Để thực hành chánh niệm, hãy tập trung vào các giác quan của bạn và để những lo lắng hoặc suy nghĩ về nghĩa vụ trôi nổi trong nhận thức. Đừng nán lại trên bất kỳ một suy nghĩ nào. Thay vào đó, hãy cố gắng quan sát chúng và sau đó để chúng trôi qua.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Đối với suy nhược thần kinh, bên cạnh các biện pháp phòng tránh là xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì việc bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏechứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là NMN (Nitcotinamide Mononucleotide) là vô cùng quan trọng. NMN là thành phần giúp nâng cao sức khỏe, giảm lo âu căng thẳng và nâng cao sức khỏe tinh thần của cơ thể bằng cách đóng vai trò là tiền chất của NAD+ - nguồn nguyên liệu cung cấp sự sống cho tế bào. Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, nồng độ NMN càng suy giảm, đồng nghĩa với việc khả năng tổng hợp NAD+ cũng bị đầy lùi. Vì vậy việc bổ sung hàm lượng NMN từ các thực phẩm sẽ giúp cân bằng lại lượng NMN bị thiếu hụt, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.