vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Các tiêu chuẩn béo phì châu Á

09/08/2023
Tình trạng béo phì đang là một vấn nạn y tế trên toàn cầu, nhất là ở những nước có nền kinh tế phát triển. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người Mỹ trên độ tuổi 20 tuổi đang ở trong tình trạng béo phì. Thậm chí tỷ lệ béo phì tại châu Á cũng đang tăng rất nhanh do vấn đề thu nhập và đô thị hóa ngày càng tăng. Vậy tiêu chuẩn béo phì châu Á như thế nào?

1. Chỉ số BMI là gì?

Tiêu chuẩn BMI béo phì của những nước là khác nhau, nên cách tính chỉ số BMI béo phì châu Á cũng sẽ có kết quả khác. Chỉ số BMI là chỉ số để đo khối lượng cơ thể (Body Mass Index). Dựa vào chỉ số BMI và chỉ số BMR (Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản) của một người có thể sẽ biết được người đó béo, hay gầy hoặc có cân nặng lý tưởng. Chỉ số này đã được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học đến từ nước Bỉ. BMI đã được coi là một công cụ để mỗi người có thể dựa vào và xem xét về thể trạng mình đã là cân đối chưa, hay là bị thừa cân, béo phì. Từ đó sẽ xây dựng kế hoạch ăn uống, tập luyện để có được một vóc dáng cân đối, hợp lý. Kinh nghiệm giảm cân cùng với công thức chỉ số BMI này chỉ áp dụng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi) và không áp dụng cho các trường hợp như trẻ em ở độ tuổi dưới 18, các vận động viên thể dục thể thao, người có khiếm khuyết trên cơ thể, người già, phụ nữ đang mang thai hoặc là mới sinh em bé.
Tiêu chuẩn BMI béo phì của những nước là khác nhau, nên cách tính chỉ số BMI béo phì châu Á cũng sẽ có kết quả khác

2. Tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì cho người châu Á

Ở châu Á, một số các nhà nghiên cứu đã phàn nàn rằng, tiêu chuẩn BMI ≥ 30 kg/m2 sẽ không thích hợp để chẩn đoán tình trạng BMI béo phì châu Á.  Lý do mà họ đưa ra là so với những người Âu Mỹ thì những người châu Á hay có lượng mỡ nhiều hơn họ.  Vào năm 1994, đã có một nghiên cứu của New York (Mỹ) họ cho thấy rằng nếu như hai người phụ nữ châu Á và Mỹ có cùng chỉ số BMI thì người châu Á có tỉ lệ mỡ cao hơn người Mỹ khoảng 1 đến 3%. Các nghiên cứu trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm y khoa về tiêu chuẩn béo phì châu Á.  Các chuyên gia đã dựa vào những kết quả nghiên cứu đó đề nghị tiêu chuẩn BMI châu Á chẩn đoán nên thấp hơn người Âu Mỹ. Cụ thể là họ đã đề nghị người châu Á có BMI bằng hoặc là cao hơn 25 kg/m2 (chứ không phải là 30 kg/m2) nên chẩn đoán là béo phì.  Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã miễn cưỡng chấp nhận đề nghị này. Nếu như dựa vào tiêu chuẩn là 25 kg/m2 thì sẽ có khoảng 25 đến 30% người dân ở TPHCM là bị “béo phì”.  Nói cách khác thì dựa vào tiêu chuẩn BMI châu Á này (BMI bằng hoặc là cao hơn 25 kg/m2) thì số người “béo phì” ở TPHCM gần bằng hoặc là tương đương với tỷ lệ những người béo phì ở Mỹ! Những phân tích ở trên đây còn gián tiếp cho thấy rằng, không thể dựa vào chỉ số BMI để có thể chẩn đoán BMI béo phì châu Á như ở giới y tế họ thường dựa vào bấy lâu nay. Việc chẩn đoán béo phì chỉ nên dựa vào tiêu chuẩn vàng, tức là sẽ dựa vào tỉ lệ của chất béo và sẽ đo bằng máy DXA mới chính xác nhất. Tiêu chuẩn tỉ lệ của chất béo >35 cho nữ giới, và >25% cho nam giới không phân biệt sắc dân.  Nhưng ở trong điều kiện nếu như không có máy DXA thì phải làm sao? Để có thể khắc phục được vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã bỏ ra rất nhiều năm để làm thử nghiệm và phát triển ra một phép tính tỉ lệ của chất béo khá là chính xác. Phép tính này, hay nói đúng hơn là một phương trình do Gallagher và các đồng nghiệp của ông phát triển chỉ dựa vào 2 con số về độ tuổi và chỉ số BMI. Theo như phương trình này, thì tỉ lệ của chất béo cho những người châu Á có thể ước tính như sau:
  • Đối với phụ nữ: tỉ lệ của chất béo = 63,7 – 735/BMI + 0,029*Age
  • Đối với đàn ông: tỉ lệ của chất béo = 51,6 – 735/BMI + 0,029*Age
  • Dấu “*” có nghĩa là “nhân cho” và (dấu “/” có nghĩa là “chia cho”.
Chẳng hạn như ở một phụ nữ châu Á độ tuổi 50 và có chiều cao là 1,5 m, và cân nặng 60 kg (tức là BMI = 60 / 1,52 = 26,7), tỉ lệ chất béo ở trong cơ thể có thể ước tính như sau: tỉ lệ của chất béo = 63,7 – 735/26,7 + 0,029*50 = 37,6). Như vậy, theo BMI tiêu chuẩn châu Á có thể nói rằng phụ nữ này hiện đang trong tình trạng bị béo phì. Phương trình này còn có khả năng ước tính tỷ lệ chất béo rất chính xác cho một dân số. Ở trong một nhóm khoảng 832 người Thái Lan, một so sánh giữa tỉ lệ của chất béo đo bằng máy DXA và tỉ lệ của chất béo ước tính bằng hai phương trình trên đây. Kết quả đã cho thấy rằng, giá trị trung bình tỉ lệ của chất béo của máy DXA sẽ là 27,9%, và do ước tính bằng phương trình sẽ là 28,0%, tức là mức độ sai số trung bình chỉ là khoảng 0,1%. Hệ số tương quan giữa tỉ lệ của chất béo đo bằng máy DXA và tỉ lệ của chất béo ước tính bằng hai phương trình trên là 0,88.  Ở trong một nhóm phụ nữ người Trung Quốc (n = 205), tỉ lệ của chất béo trung bình sẽ đo bằng DXA là 30,2%, và ước tính bằng công thức Gallagher sẽ là 29,5%, sai số chỉ khoảng 0,7%, hệ số tương quan ở trong nhóm này là 0,89. Nói tóm lại, có thể dùng công thức Gallagher để có thể ước tính được tỷ lệ chất béo trong cơ thể người châu Á khá là chính xác trong khi chưa hề có máy DXA. Xin nhắc lại là theo “tiêu chuẩn vàng”, tỉ lệ của chất béo ở trong đàn ông sẽ cao hơn 25% thì những người đó được chẩn đoán là bị bệnh béo phì. Còn với phụ nữ, nếu như tỉ lệ của chất béo cao hơn 35% cũng sẽ được xem là béo phì.  Bây giờ, có thể tính đảo ngược để trả lời cho câu hỏi “chỉ số BMI tối thiểu là bao nhiêu để có thể nói với một người đàn ông có tỉ lệ của chất béo > 25% và ở một phụ nữ có tỉ lệ của chất béo > 35%?  Nếu vậy, tiêu chuẩn 25 và 35 vào hai phương trình trên, thì câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ là hai bất phương trình đảo:
  • Đối với phụ nữ:  BMI > 735 / (28.7 + 0,029*Age)
  • Đối với đàn ông: BMI > 735 / (26.6 + 0,029*Age)
Bảng tiêu chuẩn xác định tiêu chuẩn béo phì châu Á (hay chỉ số BMI tối thiểu để chẩn đoán bệnh béo phì)
Như vậy, một phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi 25, cùng với BMI là 25,1 kg/m2 (tức là chiều cao 1,62 và trọng lượng khoảng 65kg) có thể được xem là béo phì, vì theo BMI tiêu chuẩn châu Á thì tỷ lệ chất béo ở trong cơ thể phụ nữ được ước tính trên là 35%. Tương tự, ở một người đàn ông tuổi 30 và BMI của họ trên 26,8 (tức chiều cao 1,65 m và trọng lượng cơ thể là 73kg) có thể được xem là bệnh béo phì, vì tỉ lệ của chất béo cao hơn 25%. Những chỉ số BMI này cũng sẽ rất phù hợp với những nghiên cứu từ những nước khác như: Hồng Kông, Trung Quốc, và Đài Loan. Tất nhiên, các cách tính toán trình bày ở trên đây sẽ không thể thay thế DXA được, vì nó sẽ vẫn còn một số sai sót nhỏ, do vậy một số chẩn đoán BMI tiêu chuẩn châu Á sẽ không hoàn toàn chính xác được. Tuy nhiên, lợi thế đáng kể của cách tính trên đây rất đơn giản và bất cứ ai cũng có thể làm được. Chỉ cần biết trọng lượng, chiều cao và độ tuổi (tức là các thông tin ai cũng có thể biết rõ ràng để tính ra BMI béo phì châu Á) chúng ta có thể sẽ ước đoán tỉ lệ chất béo ở trong cơ thể khá chính xác và biết mình có phải bị béo phì hay không?
Một số chẩn đoán BMI tiêu chuẩn châu Á sẽ không hoàn toàn chính xác được
Do vậy, trong khi chưa có máy DXA để đo lượng béo ở trong cơ thể và qua các kinh nghiệm thực tế thì các tiêu chuẩn trình bày ở trên sẽ rất có ích trong việc xác định tiêu chuẩn BMI châu Á và giúp chẩn đoán tình trạng béo phì ở người châu Á. Hiện nay, đa số những quốc gia ở trên thế giới đều phải đối mặt với một thực trạng đáng báo động chính là tỷ số người bị béo phì tăng quá nhanh, trong đó có cả người Việt Nam. Chính vì vậy, muốn duy trì kết quả an toàn với cách tính chỉ số BMI tiêu chuẩn châu Á, các bạn nên thực hiện việc sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống đầy đủ với các chất dinh dưỡng kết hợp việc luyện tập hợp lý. Để quản trị cân nặng hiệu quả bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa thành phần hoạt chất quý như: Glabridin chiết xuất linh thảo, L-Carnitine, Piperine, Coenzyme Q10, ALA (Alpha Lipoic Acid) chiết xuất rau bina…. để giúp tăng vận chuyển glucose vào cơ, khống chế cảm giác đói và giảm tích trữ glucose,… Đồng thời tăng phân giải chất béo, ngăn mỡ tích tụ ở nội tạng, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và bền vững.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon