Quá trình trao đổi chất là quá trình quan trọng trong cơ thể chúng ta, giúp duy trì sự sống và hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên, đôi khi quá trình này có thể chậm lại, gây ra một loạt vấn đề sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến việc quá trình trao đổi chất chậm lại.
Quá trình trao đổi chất là gì?
Trao đổi chất là quá trình cơ bản trong cơ thể, giúp biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ, thành năng lượng và các chất cần thiết để duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn chính là dị hoá (phân rã) và đồng hoá (tổng hợp).
Trong giai đoạn dị hóa, các chất dinh dưỡng từ thức ăn như carbohydrate, protein và chất béo được phân rã thành các phân tử nhỏ hơn. Carbohydrate được chuyển hóa thành glucose, protein thành các axit amin và chất béo thành axit béo và glycerol. Quá trình này giải phóng năng lượng và các chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
Trong giai đoạn đồng hoá, các phần tử nhỏ hơn từ giai đoạn dị hoá được sử dụng để tổng hợp các chất cần thiết như protein, carbohydrate phức tạp và chất béo. Quá trình này giúp xây dựng và sửa chữa cơ bắp, tạo ra các hormone và enzyme cần thiết, và lưu trữ dự trữ năng lượng.
Quá trình trao đổi chất cũng bao gồm các quá trình khác như trao đổi chất nước, chất điện giải và chất khoáng. Các cơ quan và hệ thống trong cơ thể như gan, thận, tim, phổi và tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì quá trình trao đổi chất.
Vì sao cơ thể trao đổi chất chậm ?
Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Di truyền
Yếu tố đầu tiên làm cơ thể chậm trao đổi chất phần lớn là thứ bạn không thể kiểm soát. Một số người có yếu tố di truyền làm cho quá trình trao đổi chất chậm hơn từ thế hệ trước. Điều này có thể gây khó khăn trong việc duy trì cân nặng lý tưởng và giảm cân.
Tuổi tác
Khi chúng ta già đi, quá trình trao đổi chất tự nhiên giảm. Tốc độ chuyển hóa calo trong cơ thể giảm dần, dẫn đến việc dễ tích tụ mỡ và khó giảm cân. Điều này cũng làm giảm cường độ hoạt động và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch.
Giới tính
Ở đàn ông có tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp hơn và khối lượng cơ bắp cao hơn phụ nữ cùng tuổi, nên họ sẽ đốt cháy nhiều calo hơn. Đồng thời đàn ông sản xuất nhiều testosterone hơn chín mươi phần trăm so với phụ nữ. Mà Testosterone là một hormone giới tính giúp tăng khối lượng cơ bắp và giảm khối lượng chất béo. Vậy nên ở phụ nữ cơ thể chậm trao đổi chất hơn so với đàn ông.
Hocmon
Rối loạn hormone như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp (gây bệnh tăng hoạt động tuyến giáp hoặc suy tuyến giáp), tăng hoạt động của tuyến thượng thận (Cushing's syndrome) hoặc giảm hoạt động tuyến thượng thận (Addison's disease) có thể làm chậm quá trình trao đổi chất.
Đang mắc các bệnh mãn tính
Một số bệnh như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim mạch và bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
Thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc ức chế bài tiết hormon có thể làm cơ thể chậm trao đổi chất.
Một số loại thuốc là nguyên nhân trao đổi chất chậm
Căng thẳng
Giống như các tình trạng mãn tính có thể khiến hormone của bạn mất cân bằng, căng thẳng mãn tính cũng vậy. Cortisol - một trong những hormone gây căng thẳng chính, kích hoạt để bảo cơ thể bạn chuyển sang chế độ sinh tồn (một trạng thái mà cơ thể chuyển sang khi đối mặt với tình huống khẩn cấp hoặc thiếu điều kiện sống cần thiết), khiến cơ thể bạn giữ lại lượng mỡ thừa và đây là nguyên nhân trao đổi chất chậm xảy ra.
Mất ngủ
Khi cơ thể bạn thiếu ngủ hay mất ngủ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chuyển hóa carbohydrate, điều này gây ra phản ứng dây chuyền. Khi bạn không chuyển hóa carbohydrate, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên. Dẫn tới làm tăng nồng độ insulin, làm cho cơ thể lưu trữ năng lượng không sử dụng dưới dạng chất béo. Như vậy quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại.
Uống ít nước
Uống không đủ nước có thể khiến cơ thể chậm trao đổi chất, vì khi bị mất nước, cơ thể bạn không thể đốt cháy năng lượng tốt như bình thường. Uống nước cũng có thể giúp bạn cảm thấy no và tránh ăn uống quá nhiều khi bạn không thực sự đói. Đồ uống chứa caffein có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn tăng lên.
Uống không đủ nước có thể khiến cơ thể chậm trao đổi chất
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống có tác động lớn đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Cách bạn ăn và lượng thức ăn bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa calo, sự hấp thụ chất dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất chung.
Chế độ ăn uống không cân đối hoặc giàu calo và chất béo có thể làm cơ thể chậm trao đổi chất. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều calo so với nhu cầu cơ thể, dư thừa calo sẽ được chuyển thành mỡ và tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường và béo phì.
Môi trường
Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các chất độc hại và các chất cấp nhiệt có thể là nguyên nhân trao đổi chất chậm.
Như vậy, nhiều nguyên nhân có thể làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện việc cơ thể chậm trao đổi chất. Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe. Việc chọn lựa thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa, cùng với việc hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và đường cũng có thể có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các dạng sản phẩm bổ sung như NMN (Nicotinamide mononucleotide). Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một loại dạng tiền chất của coenzyme NAD+ (Nicotinamide Adenine Dinucleotide), một phân tử quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. NMN đã thu hút sự quan tâm trong nghiên cứu, vì khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất và có tiềm năng trong việc chống lại quá trình lão hóa hiệu quả.