vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer và cách dự phòng sớm

02/08/2023
Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ có gánh nặng kinh tế xã hội sâu sắc do thiếu phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài các yếu tố di truyền và môi trường thì bệnh Alzheimer có liên quan nhiều đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer là loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 27 triệu người trên toàn thế giới và chiếm 60 đến 70% trong tất cả các trường hợp sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer bắt đầu tiến triển với tình trạng mất trí nhớ nhẹ và có thể dẫn đến mất khả năng tiếp tục trò chuyện và phản ứng với môi trường. Nguyên nhân được chứng minh là do bệnh Alzheimer liên quan đến các phần kiểm soát suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ của não. Vì vậy, bệnh Alzheimer sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động bình thường của một người. Về mặt bệnh học các dấu hiệu chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ beta-amyloid bên ngoài tế bào thần kinh, sự tăng phospho hóa và tập hợp protein Tau bên trong tế bào thần kinh. Về mặt giải phẫu, bệnh nhân Alzheimer có biểu hiện teo não, đặc biệt là ở vùng hồi hải mã và vùng vỏ não mới. Hơn nữa, trong não của bệnh nhân Alzheimer mức độ giảm acetylcholine norepinephrine và dopamin đã được phát hiện.
Tại sao bị bệnh alzheimer là thắc mắc của nhiều người

Các dấu hiệu của bệnh Alzheimer là gì?

Triệu chứng chính của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Các dấu hiệu ban đầu thường bao gồm việc khó ghi nhớ các sự kiện hoặc cuộc trò chuyện gần đây. Trí nhớ dần trở nên tồi tệ hơn và các triệu chứng khác phát triển khi bệnh tiến triển. Ban đầu, người mắc bệnh Alzheimer có thể nhận thức được rằng họ gặp đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ và suy nghĩ rõ ràng mạch lạc. Khi bệnh tiến triển và các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đều có thể dễ nhận thấy các vấn đề của bệnh nhân. Những thay đổi về não liên quan đến bệnh Alzheimer dẫn đến những rắc rối ngày càng tăng với:

Ký ức

Mọi người đều có lúc bị suy giảm trí nhớ, nhưng tình trạng mất trí nhớ liên quan đến bệnh Alzheimer vẫn tồn tại và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Theo thời gian, mất trí nhớ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Những người mắc bệnh Alzheimer có thể:
  • Liên tục lặp đi lặp lại các câu hỏi và câu nói.
  • Quên các cuộc hẹn, cuộc trò chuyện hoặc sự kiện.
  • Đặt nhầm đồ ở những nơi không hợp lý.
  • Bị lạc ở những nơi bệnh nhân từng biết rõ.
  • Cuối cùng bệnh nhân quên tên của các thành viên trong gia đình và các đồ vật dùng hàng ngày.
  • Gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ và tham gia vào các cuộc trò chuyện.

Suy nghĩ và lý luận

Bệnh Alzheimer gây khó tập trung và suy nghĩ, đặc biệt là về các khái niệm trừu tượng như con số, do đó việc quản lý tài chính, cân đối sổ sách và thanh toán hóa đơn đúng hạn là cực kỳ khó khăn. Cuối cùng, một người mắc bệnh Alzheimer có thể không nhận ra và xử lý các con số.

Đưa ra phán quyết và quyết định

Bệnh nhân Alzheimer thường suy giảm khả năng đưa ra quyết định và phán đoán hợp lý trong các tình huống hàng ngày. Ví dụ, một người có thể đưa ra những lựa chọn sai lầm trong môi trường xã hội, mặc quần áo không phù hợp với loại thời tiết hoặc người đó có thể không biết cách xử lý thức ăn cháy trên bếp và đưa ra các quyết định khi lái xe.

Thay đổi về tính cánh và hành vi

Trong bệnh Alzheimer những bất thường trong não có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi. Các vấn đề có thể bao gồm những điều sau đây:
  • Trầm cảm.
  • Mất hứng thú với các hoạt động.
  • Xa lánh xã hội.
  • Tâm trạng lâng lâng.
  • Không tin tưởng vào người khác.
  • Tức giận hoặc gây hấn.
  • Thay đổi thói quen ngủ.
  • Lang thang.
  • Mất kiểm soát hành vi.
  • Ảo tưởng, chẳng hạn như tin rằng một cái gì đó đã bị đánh cắp.

Tại sao bị bệnh Alzheimer?

Bệnh Alzheimer là một bệnh não tiến triển đặc trưng bởi những thay đổi trong não, bao gồm các mảng amyloid hoặc protein Tau dẫn đến mất tế bào thần kinh và kết nối của chúng. Những thay đổi này và những thay đổi khác ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và suy nghĩ của một người và cuối cùng là khả năng sống độc lập. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer là gì? Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được đầy đủ nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở hầu hết mọi người. Một số yếu tố được chứng minh có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bao gồm:

Lão hóa và nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer

Tuổi già không gây ra bệnh Alzheimer, nhưng đó là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất được biết đến đối với căn bệnh này. Số người mắc bệnh Alzheimer tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm ở những người trên 65 tuổi. Khoảng một phần ba số người từ 85 tuổi trở lên có thể mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đang tìm hiểu làm thế nào những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong não có thể gây hại cho tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến các loại tế bào não khác để góp phần gây ra bệnh Alzheimer. Những thay đổi liên quan đến tuổi tác này bao gồm teo một số bộ phận của não, viêm, tổn thương mạch máu, sản xuất các phân tử không ổn định gọi là gốc tự do và phá vỡ quá trình sản xuất năng lượng trong tế bào. Tuy nhiên, tuổi tác chỉ là một yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer. Nhiều người sống ở độ tuổi 90 trở lên mà không hề mắc chứng mất trí nhớ.
Lão hóa là nguyên nhân bệnh Alzheimer

Di truyền của bệnh Alzheimer

Các gen bạn thừa hưởng từ cha mẹ có thể góp phần vào nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer, mặc dù mức độ gia tăng nguy cơ thực tế và rất nhỏ. Nhưng ở một số gia đình, bệnh Alzheimer là do sự di truyền của một gen duy nhất và nguy cơ bệnh này được truyền lại cho thế hệ sau cao hơn nhiều.

Hội chứng Down và nguyên nhân bệnh Alzheimer

Những bệnh nhân mắc hội chứng Down có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn người không mắc bệnh. Điều này là do những thay đổi di truyền gây ra hội chứng Down cũng có thể khiến các mảng amyloid tích tụ trong não theo thời gian, dẫn đến bệnh Alzheimer ở một số người.

Chấn thương đầu

Những người bị chấn thương đầu nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa là một nhóm các thành phần cho thấy tình trạng thừa dinh dưỡng và bao gồm năm thành phần như: huyết áp cao, đường huyết cao, triglycerid huyết thanh cao (TG), cholesterol lipoprotein mật độ cao trong huyết thanh thấp (HDL-C) và béo bụng. Rối loạn chuyển hóa đại diện cho tình trạng viêm mãn tính, tăng insulin máu, rối loạn đường huyết, tổn thương mạch máu và stress oxy hóa liên quan đến nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. Rối loạn chuyển hóa thường gây ra tổn thương mạch máu và rối loạn chức năng hàng rào máu não, ảnh hưởng đến sự tích tụ amyloid, protein Tau và giảm tưới máu mãn tính, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh. Sự lắng đọng amyloid beta bắt đầu một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ mảng bám amyloid. Tuy nhiên, phản ứng này cũng kích thích dòng cytokine và các loại oxy phản ứng (ROS) làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa thần kinh. Hơn nữa, dòng thác viêm đã làm thay đổi quá trình phosphoryl hóa protein Tau cùng với tổn thương oxy hóa đối với tế bào thần kinh. Phản ứng miễn dịch gây ra bởi amyloid, ngoài tình trạng viêm mãn tính do hội chứng chuyển hóa sẽ làm trầm trọng thêm quá trình gây bệnh Alzheimer, dẫn đến sự tiến triển của bệnh. Một nghiên cứu tiến hành điều tra nguyên nhân bệnh Alzheimer phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 11.48 lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa.

Cách dự phòng sớm bệnh Alzheimer

Bạn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh, bao gồm:
  • Tập thể dục: Tập thể dục được chứng minh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh Alzheimer hoặc làm chậm sự tiến triển ở những người có triệu chứng. Để ngăn ngừa bệnh Alzheimer chúng ta nên tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày, ba đến bốn ngày mỗi tuần.
  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn Địa Trung Hải được chứng minh là giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Chế độ ăn uống Địa Trung Hải  bao gồm rau tươi, trái cây, các loại ngũ cốc, dầu ô liu, quả hạch, cây họ đậu, cá, một lượng vừa phải thịt gia cầm, trứng, sữa, lượng rượu vang đỏ vừa phải và hạn chế thịt đỏ.
  • Ngủ đủ giấc: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng giấc ngủ được cải thiện có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và có liên quan đến việc thanh thải amyloid ra khỏi não bộ nhiều hơn.
  • Ngăn ngừa và quản lý bệnh lý tăng huyết áp.
  • Quản lý lượng đường trong máu.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Bỏ thuốc lá: Bỏ hút thuốc lá có thể giúp duy trì sức khỏe não bộ và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, bệnh phổi và nhiều bệnh lý khác liên quan đến hút thuốc.
  • Tránh uống quá nhiều rượu.
  • Ngăn ngừa và khắc phục tình trạng mất thính lực.
Tóm lại, bài viết đã cho những chúng ta biết được nguyên nhân bệnh Alzheimer là gì từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh thích hợp. Bên cạnh lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý thì việc bổ sung chứa hoạt chất Nicotinamide Mononucleotide cũng có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi. Nicotinamide Mononucleotide là tiền thân để tổng hợp coenzyme NAD+ có khả năng chống lão hóa, cải thiện các rối loạn chuyển hóa và chống lại sự thoái hóa thần kinh. Do đó, Nicotinamide Mononucleotide có thể giúp cơ thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và sự linh hoạt bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon