Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, vì vậy nếu nồng độ vitamin B12 quá thấp có thể làm giảm quá trình hình thành hồng cầu hoặc ngăn ngừa chúng phát triển bình thường. Tác động của sự thiếu hụt vitamin B12 đối với hồng cầu rõ ràng nhất trong bệnh lý thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khi các tế bào hồng cầu ở người bệnh thiếu vitamin B12 có kích thước lớn hơn và thường có hình bầu dục khiến chúng không thể di chuyển từ tuỷ xương vào máu với tốc độ thích hợp.
Bổ sung vitamin B12 cho thai phụ rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy não và hệ thần kinh của thai nhi cần có đủ lượng vitamin B12 từ người mẹ để phát triển bình thường. Vì vậy khi thiếu hụt vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh như dị tật ống thần kinh hoặc góp phần dẫn tới sinh non, sảy thai ở người mẹ.
Nghiên cứu còn cho ra số liệu những người phụ nữ có mức vitamin B12 thấp hơn 250 mg/dl có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn gấp 3 lần so với những người có mức vitamin B12 đầy đủ.
Duy trì vitamin B12 đầy đủ có thể giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Nghiên cứu trên bệnh nhân Celiac (đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12) cho thấy tỷ lệ đáng kể của tình trạng giảm mật độ khoáng xương ở đùi và hông trên nam giới. Xương khi bị giảm mật độ khoáng chất trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn theo thời gian, kèm theo nguy cơ loãng xương. Việc uống vitamin B12 cũng cần thiết ở các đối tượng có nguy cơ loãng xương nhưng chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin, khoáng chất.
Thoái hoá điểm vàng là bệnh về mắt ảnh hưởng tới thị lực trung tâm do tuổi tác nhưng có thể ngăn ngừa bằng cách duy trì đủ lượng vitamin B12. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin B12 có thể làm giảm mức homocysteine- có liên quan tới việc tăng nguy cơ thoái hoá điểm vàng. Các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ trên 40 tuổi uống vitamin B12 bổ sung cùng với axit folic có thể làm giảm nguy cơ thoái hoá điểm vàng đáng kể.
Vai trò của vitamin B12 đối với cải thiện tâm trạng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tuy nhiên loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và chuyển hóa serotonin - chất hoá học có khả năng điều chỉnh tâm trạng của con người. Vì vậy việc thiếu hụt vitamin B12 có thể làm giảm sản xuất serotonin gây mệt mỏi, uể oải. Các nghiên cứu cũng cho thấy những người bị trầm cảm thường có nồng độ vitamin B12 thấp hơn so với bình thường và người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm khi phối hợp với vitamin B12 cũng cho thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt hơn.
Vitamin B12 có vai trò ngăn ngừa chứng teo não, tình trạng mất tế bào thần kinh trong não liên quan đến chứng mất trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu ở những người mắc chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu cho thấy sự kết hợp giữa bổ sung vitamin B12 và axit béo omega-3 đã làm chậm quá trình suy giảm tinh thần hơn nhóm không sử dụng. Ngoài ra, ngay cả ở những người bình thường khi có mức độ vitamin B12 thấp cũng góp phần làm giảm khả năng ghi nhớ đáng kể.
Vitamin B12 có vai trò trong quá trình sản xuất tế bào, vì vậy cơ thể cần có đủ lượng vitamin này để thúc đẩy sản sinh tóc, da và móng khỏe mạnh, thay thế các tế bào chết. Mức vitamin B12 thấp có thể gây ra các triệu chứng da liễu khác nhau như tăng sắc tố, đổi màu móng, thay đổi tóc, bệnh bạch biến hoặc viêm miệng góc cạnh (khe miệng viêm và nứt nẻ). Uống vitamin B12 được chứng minh giúp cải thiện các triệu chứng da liễu ở người bị thiếu vitamin B12.
Có thể thấy vitamin B12 mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế để có một thể trạng tốt bạn nên chú ý bổ sung vitamin qua các thực phẩm ăn uống hoặc có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần tổ hợp vitamin nhóm B (B1, B3, B6, B12) được chiết xuất nấm tùng nhung giúp hỗ trợ chức năng các enzyme chuyển hóa năng lượng, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh,… Nhờ đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.