Trước khi tìm hiểu vấn đề trầm cảm nhẹ có dấu hiệu gì, chúng ta cần xác định trầm cảm là gì và nguyên nhân do đâu. Theo đó, bệnh trầm cảm (tên tiếng anh là Depression) là một dạng rối loạn tâm lý thường gặp, đặc trưng với những dấu hiệu như tâm trạng buồn bã có hoặc không kèm theo biểu hiện hay khóc (không rõ nguyên do), mất hoặc không có động lực và suy giảm hứng thú đối với mọi việc, kể cả những hoạt động mà bệnh nhân rất yêu thích trước đây.
Bệnh trầm cảm tác động tiêu cực đến cảm giác, suy nghĩ và cách hành xử của người mắc bệnh, từ đó khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và mắc phải các vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bệnh lý này phổ biến đến mức thống kê có đến 80% dân số trên toàn thế giới từng ít nhất bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Đặc biệt, trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới. Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, như mới ly thân, ly dị hay mất công việc.
Theo bác sĩ, trầm cảm là bệnh (nếu không muốn nói là bệnh nghiêm trọng) nên cần rất được quan tâm và điều trị phù hợp. Ở bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, việc sử dụng thuốc có thể không cần thiết và theo bác sĩ đánh giá cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ lại rất có giá trị khi gợi ý cho gia đình và người thân cần quan tâm người bệnh để hỗ trợ họ khắc phục các rối loạn trong tâm lý và tránh để bệnh diễn tiến nặng và khó điều trị hơn.
Về nguyên gây ra bệnh trầm cảm nhẹ, các chuyên gia cho biết rất đa dạng nhưng chung quy thường gặp 3 nhóm nguyên nhân điển hình như sau:
Cảm xúc tiêu cực và những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nếu để kéo dài sẽ khiến người bệnh gặp phải vô vàn khó khăn trong công việc hay cuộc sống và rạn nứt các mối quan hệ gia đình/ bạn bè/ xã hội. Không ít trường hợp trầm cảm nhẹ không được can thiệp có diễn tiến nặng lên với ý định và hành vi tự tử.
Thực tế cho thấy trầm cảm là căn bệnh rất phổ biến khi các nghiên cứu cho biết có đến 10-15% dân số mắc bệnh vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng dưới 20 tuổi có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các nước phát triển với nguyên nhân chủ yếu được cho là do lạm dụng rượu và các chất kích thích.
Nữ giới có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở những trường hợp có mối quan hệ xã hội kém, đã ly dị, độc thân hoặc phụ nữ vừa mới sinh con. Với sự phổ biến như vậy nên mỗi người chúng ta nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về bệnh trầm cảm, đặc biệt là những dấu hiệu trầm cảm sớm, để có thể xử trí khi mình hoặc những người xung quanh không may mắc phải.
Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh trầm cảm có vai trò rất quan trọng bởi sẽ giúp người bệnh được can thiệp sớm, từ đó hạn chế những hậu quả khôn lường đến sức khỏe, tinh thần hay tính mạng. Dưới đây là những dấu hiệu trầm cảm sớm mà chúng ta nên chú ý:
Trầm cảm khiến tinh thần của người bệnh dễ rơi vào trạng thái tiêu cực với một loạt cảm xúc xấu như đau khổ, chán nản, vô vọng và đặc biệt là khóc lóc nhiều nhưng không rõ lý do. Người bệnh trầm cảm cũng nhạy cảm hơn khi rất dễ buồn chán khi cảm thấy bản thân không được quan tâm hay bị bỏ rơi. Tất cả những cảm xúc và trạng thái tâm lý tiêu cực trên sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể kéo dài.
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sớm do họ rất khó kiểm soát cảm xúc của bản thân dù chỉ là những điều xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Kèm theo đó, khi rơi vào trạng thái hoảng hốt thì người bệnh trầm cảm cũng rất khó lấy lại bình tĩnh, do đó bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất vẫn là hạn chế tiếp xúc với những tình huống kích thích tinh thần.
Căng thẳng thường xuyên vừa có thể là dấu hiệu trầm cảm sớm vừa là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Tình trạng căng thẳng này không thể điều trị bằng các loại thuốc an thần nhưng lại rất hiệu quả với các thuốc có tình ít tính phụ thuộc hơn.
Bệnh nhân mắc chứng trầm cảm có xu hướng bị ám ảnh về một số sự việc hoặc hành động cụ thể, đặc biệt đó có thể là nguyên nhân chính gây sợ hãi hay sốc tâm lý. Đôi khi nỗi ám ảnh do trầm cảm gây ra tạo cho bệnh nhân cảm giác tội lỗi và cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.
Dấu hiệu trầm cảm nhẹ có thể là rối loạn giấc ngủ như rất khó đi vào giấc ngủ, hay thức giấc vào giữa đêm và rất khó ngủ trở lại. Thậm chí một số người bệnh còn thường xuyên gặp phải ác mộng khiến họ tỉnh giấc và thiếu ngủ trầm trọng.
Mất tập trung cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường gặp, tuy nhiên lại rất dễ bị bỏ qua. Theo bác sĩ, người bệnh trầm cảm rất khó để tập trung làm một sự việc hay vấn đề nào đó, kèm theo đó họ lại cảm thấy trí nhớ kém đi nhiều và không thể suy nghĩ một cách logic.
Trầm cảm ảnh hưởng đến khá nhiều mặt trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả đời sống tình dục. Người bệnh trầm cảm nhẹ thường cảm thấy mất hoặc không còn hứng thú và cảm giác trong chuyện quan hệ tình dục, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
Tóm lại, bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Nếu bạn đang có dấu hiệu trầm cảm thì hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Song song với việc dùng thuốc chống trầm cảm, bạn có thể kết hợp với thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh hiệu quả.