Để nhận biết một người bị căng thẳng thần kinh có thể thông qua các đặc điểm sau:
Đây vừa là triệu chứng căng thẳng thần kinh cũng vừa là hậu quả suy nhược thần kinh. Người bị căng thẳng thần kinh thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm và thường xuyên gặp ác mộng
Mặc dù hiện tượng mệt mỏi khá mơ hồ và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đây chính là hậu quả đầu tiên mà suy nhược thần kinh đem lại. Người bệnh cảm thấy thiếu sức sống trong mọi hoạt động, công việc hay vui chơi mà không thể hồi phục kể cả sau khi nghỉ ngơi. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp hay khó chịu ở dạ dày.
Người bệnh thường có cảm giác nặng đầu, đau ở trán, hai bên thái dương hoặc một bên đầu. Ngoài ra một số trường hợp còn có thể giảm thị lực, nhức mỏi mắt. Chứng đau đầu càng trở nặng khi gặp phải các áp lực trong công việc hoặc xảy ra ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng, gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
Người bị căng thẳng thần kinh rất dễ cáu kỉnh, bị kích động về tâm lý, thiếu kiên nhẫn dẫn tới nản chí, bỏ cuộc sớm, hay gắt gỏng, nóng nảy, có khi phản ứng thái quá,… các biểu hiện dễ bùng phát cho dù là lý do rất nhỏ
Việc ham muốn tình dục suy giảm cũng có thể là hậu quả của căng thẳng, suy nhược thần kinh hoặc các vấn đề về tâm lý, mệt mỏi, thay đổi nội tiết tố.
Căng thẳng có thể liên quan đến các vấn đề về tiêu hoá như táo bón, ợ chua, tiêu chảy. Đặc biệt đối với những người có hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD) thì các vấn đề tiêu hoá càng trầm trọng khi căng thẳng.
Trong thời gian căng thẳng, suy nhược thần kinh nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn, mắc các chứng rối loạn ăn uống và tăng cân quá mức.
Ngoài ra, người bị căng thẳng, suy nhược thần kinh còn có thể có các triệu chứng như đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, cảm giác đau nhức cơ, rối loạn cảm giác,…hoặc các biểu hiện trên hệ tim mạch như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, khó thở khi thay đổi tư thế vận động.
Sau khi nhận biết các triệu chứng căng thẳng thần kinh có thể mắc phải, bạn cần tìm cách cải thiện tình trạng này. Có một số phương pháp thay đổi lối sống mà có thể thử ngay lập tức để kiểm soát căng thẳng như sau:
Tóm lại, căng thẳng thần kinh đôi khi là một phần trong cuộc sống hiện đại và rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Các căng thẳng mãn tính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần, đồng thời cũng gây ra các triệu chứng về suy giảm sức khỏe, trầm cảm hay hạn chế ham muốn tình dục. Vì vậy, khi phát hiện các biểu hiện căng thẳng và suy nhược thần kinh thì bạn cần có các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và vận động để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.