Huyết áp tăng cao là một trong những tình trạng nguy hiểm, khi ở tình trạng huyết áp tăng cao, áp lực lưu thông máu một cách liên tục khiến cho huyết áp tâm thu trên 140mmHg, huyết áp tâm trương trên 90mmHg. Tăng huyết áp có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân cụ thể gây cao huyết áp là:
Khi bị cao huyết áp, người bệnh sẽ cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, thậm chí buồn nôn, chảy máu cam, mất thăng bằng. Nếu không áp dụng các cách làm giảm huyết áp khi hồi hộp, rất có thể sẽ gặp các tai biến nặng hơn bao gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch, suy tim,… nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Dưới đây là một trong số các cách giảm huyết áp khi hồi hộp mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Ngâm chân trong nước nóng là một trong các cách làm giảm huyết áp khi hồi hộp, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không thay thế được các biện pháp điều trị huyết áp dài hạn. Khi ngâm chân trong nước nóng, các mạch máu ở chân được giãn nở và lưu thông tốt hơn, điều này có thể làm giảm một số áp lực trong hệ tuần hoàn và hạ huyết áp tạm thời.
Tư thế Savasana hay còn được gọi là tư thế xác chết, đây là tư thế mà bạn để cơ thể nằm ngửa trên mặt đất, giữ thân trên thư giãn hoàn toàn và chỉ tập trung vào việc thở đều, sâu. Tư thế này có thể giúp giảm căng thẳng, làm dịu tinh thần và cải thiện trạng thái tâm lý. Khi để cơ thể ở tư thế savasana, huyết áp có thể giảm xuống mức bình thường. Đây cũng là một trong các phương pháp làm giảm huyết áp tạm thời được nhiều người áp dụng.
Uống nước có thể giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh và điều hòa nhịp tim, điều chỉnh lưu lượng máu lưu thông qua thành mạch. Do đó, khi bị tăng huyết áp hồi hộp bạn nên uống 1-2 ly nước lọc, nước sôi để nguội và ngồi ở tư thế nghỉ, giúp ổn định nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên, đây cũng không phải là phương pháp làm giảm huyết áp lâu dài nếu như bạn không tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc đặt trị cao huyết áp.
Làm gì để giảm căng thẳng lo âu bằng các phương pháp hít thở, bạn có thể áp dụng thở kiểu Bhramari pranayama, hay còn gọi là kiểu ong rít. Cách này có thể giúp đầu óc trở nên thư giãn và tránh khỏi trạng thái đau đầu, chóng mặt khi gặp phải cơn cao huyết áp hồi hộp.
Hãy ngồi xuống sàn với tư thế thoải mái, đảm bảo lưng thẳng. Đặt ngón tay trỏ lên phần sụn của cả hai tai. Hít thở sâu vào bụng. Khi bạn thở ra, tạo ra một tiếng vo ve nhẹ, giống như tiếng ong kêu, đồng thời áp lực nhẹ lên sụn tai. Lặp lại động tác này từ 7 đến 10 lần.
Một trong các phương pháp làm giảm huyết áp hiệu quả tại nhà đó chính là thực hiện massage tai và cổ.
Hãy tìm vị trí đầu tiên ngay dưới sụn tai và kéo một đường thẳng xuống giữa cổ, đây là vị trí thứ hai. Sử dụng các ngón tay để nhẹ nhàng xoa bóp cổ dọc theo đường này. Lặp lại động tác này 10 lần cho cả hai bên cổ. Vị trí thứ ba nằm trên mặt, từ sụn tai, kéo ngón tay ra phía trước khoảng 0,5cm để tìm vị trí này. Massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn trên cả hai bên mặt trong khoảng 1 phút.
Các phương pháp làm giảm huyết áp kể trên chỉ là những phương pháp tạm thời và áp dụng tại chỗ. Trong điều trị cao huyết áp lâu dài, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có toa thuốc phù hợp hơn. Ngoài việc sử dụng thuốc hạ huyết áp, người bệnh cũng nên điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt phù hợp để sức khỏe đảm bảo.
Huyết áp tăng cao hồi hộp là một trong những tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân hay sức khỏe tim mạch, đặc biệt ở người trung niên, lớn tuổi thì sẽ thường xuyên gặp hơn. Với những cách làm giảm huyết áp khi hồi hộp đã đề cập, bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, để duy trì một sức khỏe tốt và huyết áp ổn định, bạn cần đi khám bác sĩ để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, đồng thời có một chế độ ăn uống lành mạnh, có sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung hỗ trợ ổn định huyết áp, đặc biệt ở người trung niên, lớn tuổi.