vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?

01/06/2023
Mất ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, đồng thời còn khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lừ đừ và thiếu năng lượng để phục vụ các hoạt động diễn ra vào ban ngày. Việc xác định nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên rất quan trọng và là tiền đề để quá trình điều trị đạt hiệu quả. Vậy tình trạng thường xuyên mất ngủ là bệnh gì và cần can thiệp như thế nào?

Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc mất ngủ thường xuyên là bệnh gì, chúng ta cần xác định như thế nào là mất ngủ thường xuyên. Theo bác sĩ, mất ngủ là thể của rối loạn giấc ngủ và được cho là có liên quan đến các bệnh lý tâm thần kinh hoặc một số bệnh mạn tính kéo dài gây đau đớn, khó chịu… Ở điều kiện bình thường, một người sẽ ngủ trung bình khoảng 7-8 giờ mỗi đêm và có thể dao động từ 4 đến 11 giờ với một số yêu cầu cơ bản để đảm bảo chất lượng ngủ đủ sâu, đủ lâu và cơ thể cảm thấy khoẻ khoắn/ tỉnh táo sau khi thức dậy… Với người bị mất ngủ thường xuyên, hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, chất lượng giấc ngủ chập chờn hoặc dễ tỉnh giữa đêm nhưng không thể ngủ lại được… diễn ra lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Theo các chuyên gia, người bị mất ngủ thường xuyên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm nhiều bệnh lý nghiêm trọng như sau:

Trầm cảm

Trầm cảm là đáp án đầu tiên cho câu hỏi thường xuyên mất ngủ là bệnh gì. Trầm cảm khiến người bệnh mất đi các thói quen về giờ giấc ăn uống, suy giảm năng lượng và trí nhớ kèm theo cảm xúc tiêu cực và khó tập trung… khi kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ thường xuyên và nếu không được can thiệp điều trị thì mất ngủ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

mat-ngu-thuong-xuyen-la-benh-gi
Trầm cảm là đáp án đầu tiên cho câu hỏi thường xuyên mất ngủ là bệnh gì

Viêm mũi dị ứng

Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì? Một trong những đáp án không nhiều người nghĩ đến là viêm mũi dị ứng, một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Theo bác sĩ, do không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên tồn tại rất nhiều chất có nguy cơ gây viêm mũi, từ đó dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi và gây mất ngủ vào ban đêm.

Kèm theo mất ngủ thường xuyên, tình trạng nghẹt mũi đôi khi gây cản trở lưu thông không khí và đưa đến hậu quả là tăng nguy cơ xuất hiện các cơn ngừng thở khi ngủ, từ đó càng khiến bệnh nhân phải thay đổi tư thế ngủ hoặc choàng tỉnh nhiều lần trong đêm để kiểm soát nhịp thở.

Viêm khớp dạng thấp

Theo bác sĩ, mất ngủ thường xuyên là một triệu chứng dễ xuất hiện ở người bị viêm khớp dạng thấp, bên cạnh các triệu chứng tại khớp đặc hiệu khác. Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp liên quan đến hiện tượng tự miễn (hệ thống miễn dịch tự chống lại cơ thể) và cụ thể là các khớp khỏe mạnh bị tấn công, từ đó khiến sụn và xương không thể phục hồi nếu không can thiệp điều trị sớm. Các triệu chứng đau nhức khi khớp bị viêm làm cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng và thiếu năng lượng…

Theo bác sĩ, mất ngủ và viêm khớp dạng thấp tác động lẫn nhau tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, cụ thể là viêm khớp gây đau đớn và lo lắng nên người bệnh thường xuyên mất ngủ và ngược lại thiếu ngủ lại càng làm các triệu chứng viêm khớp nghiêm trọng hơn. Theo thời gian, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề sức khỏe và giấc ngủ nghiêm trọng.

Bệnh tuyến giáp

Cường giáp, bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể tăng lên, khiến người bệnh luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và tâm trạng bồn chồn nên rất dễ ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và đi vào giấc ngủ. Do đó, bệnh tuyến giáp có thể là một nguyên nhân khiến một người bị mất ngủ thường xuyên.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý nên đặt lên hàng đầu để trả lời thắc mắc bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ, và đang có xu hướng trẻ hóa dần khi cuộc sống trở nên căng thẳng hơn. Trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh dễ bị ợ nóng, cảm thấy khó thở và ho khi nằm kèm theo đau họng, hôi miệng… Tất cả các triệu chứng khó chịu này trở thành yếu tố xúc tác tiêu cực và khiến người bệnh mất ngủ thường xuyên.

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ sau tuổi 50 sẽ phải đối mặt với thời kỳ mãn kinh và khi đó cơ thể bắt đầu có sự thay đổi nội tiết tố. Theo bác sĩ, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em mất ngủ thường xuyên.

mat-ngu-thuong-xuyen-la-benh-gi
Mất ngủ thường xuyên là bệnh gì? 

Mất ngủ thường xuyên phải làm sao?

Theo các chuyên gia, mất ngủ có thể được cải thiện bằng 2 giải pháp chính, bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Một số biện pháp cải thiện mất ngủ không dùng thuốc mà chúng ta có thể áp dụng tại nhà bao gồm:

  • Thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ với các hoạt động thông dụng như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh…;
  • Tập yoga hoặc vận động tay chân nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày;
  • Sử dụng trà thảo mộc có tác dụng chữa mất ngủ, có thể kể đến như trà hoa cúc hay trà mộc lan…
  • Xây dựng không gian ngủ thoải mái, phòng ngủ mát mẻ với nhiệt độ phù hợp và đặc biệt phải đảm bảo đủ yên tĩnh;
  • Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử, như điện thoại hay máy tính bảng, trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút;
  • Thực hiện một số động tác massage hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ;
  • Xông các loại tinh dầu giúp ngủ ngon và cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài.

Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, tần suất từ 3 lần mỗi tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục hoặc vẫn khó ngủ dù áp dụng các biện pháp kể trên thì người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh mất ngủ thường xuyên nên đi khám bác sĩ sớm nếu mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động vào buổi sáng hôm sau.

Một yếu tố khác có thể cải thiện giấc ngủ là thay đổi chế độ dinh dưỡng. Người thường xuyên mất ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc có thể:

  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như cá béo, quả kiwi, hạnh nhân, óc chó, chuối hay bột yến mạch…;
  • Sử dụng một số loại thức uống dễ ngủ như trà hoa cúc, sữa ấm… Theo bác sĩ, người bệnh có thể uống các loại thức uống kể trên trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để dễ đi vào giấc ngủ hơn;
  • Không uống trà, cà phê, rượu bia hay sử dụng thực phẩm chứa cafein và các chất kích thích khác sau buổi sáng. Lưu ý, tác dụng của cafein và các chất kích thích có thể kéo dài đến 12 giờ, do đó người mất ngủ thường xuyên cần lưu ý khi tiêu thụ để tránh tác động không tốt đến giấc ngủ;
  • Không nên sử dụng các loại thức ăn gây khó ngủ như đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ vì chúng rất dễ gây khó tiêu, ợ chua, ợ nóng và dẫn đến mất ngủ.

Có thể thấy, mất ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, đồng thời còn khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lừ đừ bà thiếu năng lượng để phục vụ các hoạt động diễn ra vào ban ngày. Khi tình trạng này kéo dài mà không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
NMN làm giảm cân nặng, cholesterol và huyết áp ở người lớn thừa cân: Cập nhật từ nghiên cứu lâm sàng

NMN làm giảm cân nặng, cholesterol và huyết áp ở người lớn thừa cân: Cập nhật từ nghiên cứu lâm sàng

07/07/2025
NMN làm giảm cân nặng, cholesterol và huyết áp ở người lớn thừa cân là kết luận từ một nghiên cứu lâm sàng mới. Kết quả này mở ra hy vọng bổ sung thêm một phương pháp hỗ trợ an toàn cho quá trình kiểm soát cân nặng và sức khỏe tim mạch. Trong bối cảnh các vấn đề như thừa cân, mỡ máu cao và huyết áp cao ngày càng phổ biến, việc tìm kiếm giải pháp hỗ trợ hiệu quả đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người.
NMN hạn chế sự phát triển và lây lan của ung thư vú: Hy vọng mới cho bệnh nhân

NMN hạn chế sự phát triển và lây lan của ung thư vú: Hy vọng mới cho bệnh nhân

07/07/2025
NMN hạn chế sự phát triển và lây lan của ung thư vú là kết quả đáng chú ý từ một nghiên cứu gần đây. Phát hiện này mở ra hy vọng mới cho việc hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh ung thư vú – một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ. Đây đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ an toàn từ nền tảng chuyển hóa tế bào.
Đồ ăn giúp thư giãn: Đúng món – đúng lúc – đúng cơ chế

Đồ ăn giúp thư giãn: Đúng món – đúng lúc – đúng cơ chế

07/07/2025
Nhiều người tin rằng ăn uống có thể giúp thư giãn tinh thần nhưng không phải mọi loại đồ ăn giúp thư giãn đều thật sự hiệu quả. Tùy từng tình huống stress, cơ thể cần những cơ chế hỗ trợ khác nhau để phục hồi tinh thần và cân bằng cảm xúc. Việc chọn sai thực phẩm hoặc ăn uống theo cảm tính có thể khiến stress kéo dài và khó kiểm soát. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách ăn uống phù hợp với từng kiểu stress thường gặp và kết hợp đúng lối sống để tối ưu hiệu quả.
Đau dạ dày do stress có thật không? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp hiệu quả

Đau dạ dày do stress có thật không? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp hiệu quả

07/07/2025
Bạn có từng gặp tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó chịu mà không tìm ra nguyên nhân dù đã ăn uống khá cẩn thận? Rất có thể bạn đang bị đau dạ dày do stress, một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. Nếu không kiểm soát kịp thời, tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ đau dạ dày do stress có thật không, cách nhận biết và những giải pháp hiệu quả để cải thiện từ gốc.
Cách giảm stress cho nam giới: Giải pháp hiệu quả giúp cân bằng cuộc sống hiện đại

Cách giảm stress cho nam giới: Giải pháp hiệu quả giúp cân bằng cuộc sống hiện đại

01/07/2025
Stress là một phần khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt đối với nam giới – những người thường gánh vác nhiều trách nhiệm trong gia đình, công việc và xã hội. Tuy nhiên, nam giới có xu hướng âm thầm chịu đựng và ít khi chủ động tìm kiếm giải pháp đối mặt. Việc chậm trễ trong nhận diện và xử lý có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vậy đâu là cách giảm stress cho nam thực sự hiệu quả? Làm thế nào để nhận biết stress sớm và kiểm soát tình trạng này đúng cách? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu và ứng dụng những giải pháp phù hợp.
Massage đầu giảm stress có thật sự hiệu quả? Cách thực hiện và những lưu ý quan trọng

Massage đầu giảm stress có thật sự hiệu quả? Cách thực hiện và những lưu ý quan trọng

01/07/2025
Massage đầu giảm stress thường được nhắc đến như một phương pháp đơn giản giúp cải thiện căng thẳng. Nhưng liệu massage đầu có thực sự hiệu quả trong việc giảm stress hay chỉ mang lại cảm giác thư giãn tạm thời? Làm thế nào để massage đầu đúng cách và phát huy tối đa lợi ích? Bài viết này sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề từ góc độ khoa học, hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thực hiện và những lưu ý cần thiết để tối ưu hiệu quả ngay từ bước đầu tiên.
Xả stress nghĩa là gì? Cách đơn giản giúp bạn cân bằng và nạp lại năng lượng từ bên trong

Xả stress nghĩa là gì? Cách đơn giản giúp bạn cân bằng và nạp lại năng lượng từ bên trong

30/06/2025
Xả stress nghĩa là gì? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và đủ. Xả stress không chỉ đơn thuần là giải trí hay nghỉ ngơi tạm thời. Đó là một quá trình quan trọng giúp cơ thể và tâm trí phục hồi, duy trì sức khỏe tinh thần lâu dài. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ xả stress nghĩa là gì, tại sao nó cần thiết và những cách đơn giản giúp bạn cân bằng và nạp lại năng lượng từ bên trong một cách bền vững.
Điều trị rối loạn stress sau sang chấn và giải pháp phục hồi sức khỏe tinh thần hiệu quả

Điều trị rối loạn stress sau sang chấn và giải pháp phục hồi sức khỏe tinh thần hiệu quả

30/06/2025
Điều trị rối loạn stress sau sang chấn là một hành trình đòi hỏi sự thấu hiểu, kiên trì và lựa chọn giải pháp phù hợp. Đây không chỉ là vấn đề tâm lý mà còn là một tổn thương sinh học sâu sắc, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe toàn diện. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là gì, nhận diện dấu hiệu, hướng điều trị hiện nay và gợi ý những giải pháp bổ sung tiềm năng giúp tăng cường sức khỏe tinh thần từ gốc.
Ăn gì để giảm stress? 10 nhóm thực phẩm giúp cải thiện tinh thần

Ăn gì để giảm stress? 10 nhóm thực phẩm giúp cải thiện tinh thần

30/06/2025
Ăn gì để giảm stress?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, dinh dưỡng không chỉ quyết định sức khỏe thể chất mà còn tác động sâu sắc đến trạng thái tinh thần của chúng ta. Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh, quá trình sản xuất hormone cảm xúc và cả khả năng đối mặt với căng thẳng mỗi ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 10 nhóm thực phẩm giúp giảm stress hiệu quả, đồng thời khám phá thêm những cách kết hợp để hồi phục năng lượng tinh thần một cách toàn diện.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon