vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Bị căng thẳng quá phải làm sao để giải tỏa?

25/07/2023
Trong cuộc sống mỗi người đều đã từng trải qua ít nhất một lần bị stress. Nó xuất phát từ những áp lực công việc, học tập hay vấn đề tình cảm, gia đình, mối quan hệ bạn bè… Vậy nếu bị căng thẳng quá phải làm sao để giải tỏa hết?

Dấu hiệu căng thẳng quá mức

Con người Việt Nam thường có tính nhẫn nại, chịu khó. Do đó, họ cũng rất khó để sớm nhận ra mình đang bị căng thẳng quá mức, chỉ đến khi có những biểu hiện cụ thể ảnh hưởng đến tinh thần thể chất, nó tác động ngược lại trong cuộc sống mới tá hỏa nhận ra. Nếu còn đang mắc dấu hiệu căng thẳng quá mức là như thế nào thì đáp án dưới đây chính là câu trả lời:

  • Lo âu thường xuyên và luôn trong trạng thái căng thẳng dẫn đến mất tự tin và mất khả năng phán đoán của bản thân trước những tình huống rất đơn giản.
  • Những suy nghĩ vu vơ luôn thường trực nên mất đi khả năng tập trung trong công việc, hiệu quả công việc kém. 
  • Rối loạn trí nhớ, hay quên
  • Tâm trạng buồn rầu, gương mặt ủ rũ, mất đi nét vui tươi tự nhiên của bản thân dẫn đến tính cách hay nhạy cảm, cáu gắt và cộc cằn. Những suy nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện và dễ chán nản.
  • Hệ tiêu hóa hay còn gọi là “bộ não thứ hai” của cơ thể, ở đây tập trung rất nhiều các đầu mút thần kinh, do đó những tác động của stress sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Những người bị căng thẳng kéo dài rất dễ đau dạ dày, có cảm giác ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng hay đại tiện không ổn định táo - lỏng thất thường. Ngoài ra, stress cũng ảnh hưởng đến tim, dễ bị chóng mặt buồn nôn hay tức ngực, đặc biệt là giảm ham muốn tình dục. 
  • Hay trốn trong phòng một mình tránh giao tiếp xung quanh đi kèm với chán ăn hoặc ăn rất nhiều, mất ngủ.
  • Tìm đến các chất kích thích như cà phê, rượu bia, hút thuốc… để giải tỏa tâm trạng.
cang-thang-qua-phai-lam-sao
Những người bị căng thẳng quá mức hay bị đau dạ dày 

Nếu một người có các biểu hiện trên thì họ đang bị căng thẳng và các biểu hiện càng nhiều thì mức độ căng thẳng càng cao.

Căng thẳng quá làm sao để giải tỏa?

Bạn cần nhận ra các yếu tố gây nên căng thẳng và phản ứng của cơ thể trước những căng thẳng đó như thế nào? Nó có khiến bạn khó chịu hay không? Cần tìm cách để thay đổi những phản ứng của cơ thể trước những yếu tố đó, khi bạn tìm ra được nguyên nhân thì cách khắc phục sẽ dễ dàng hơn. 

Với thắc mắc căng thẳng quá phải làm sao thì bạn hãy tham khảo một số biện pháp sau đây: 

Hãy hiểu rằng: Căng thẳng là do nhận thức xuất phát từ mỗi cá nhân 

Mỗi người sẽ có cách suy nghĩ và đối diện với căng thẳng khác nhau. Có người chọn cách bỏ chạy để rồi những vấn đề khác cứ dồn dập tạo, có người chọn cách đối diện trực tiếp và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có tâm lý yếu thường dễ bị stress hơn những người có tâm lý mạnh. Do đó việc nhanh chóng nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề là cách tốt nhất mà bạn có thể thoát khỏi căng thẳng. Khi gặp những vấn đề tiếp theo, bạn có thể dễ dàng xử lý, vì đã tích lũy được kinh nghiệm từ việc thay đổi trước đó, bạn sẽ không còn sợ hãi về mọi thứ nữa.

Tâm sự về những vấn đề đang gặp phải

Khi bạn đã đối diện với căng thẳng nhưng vẫn không thể nào vượt qua và điều đó khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn cần nói ra cho những người thân cận biết, để nhận được sự thông cảm và lời khuyên từ mọi người. Đó có thể là bạn bè, người thân, cũng có thể là những đồng nghiệp nhỏ tuổi để mình nhận được cái góc nhìn sâu rộng từ mọi phía. 

Suy nghĩ tích cực, tin vào chính mình

Bất kỳ một thất bại nào đều do nhiều yếu tố tạo thành, thay vì ngồi lo lắng thì hãy làm việc hết mình, phải nghĩ đến cái được và cái mất nếu như ta không làm hết sức. Cả thế giới có thể không tin bạn nhưng chính bạn phải tin vào bản thân, có như vậy cả vũ trụ mới hợp sức để giúp đỡ cho bạn. Hãy tin vào luật hấp dẫn, khi bạn khao khát một điều gì thì cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn, cộng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ thì bạn sẽ nhận được điều mình mong muốn.

Học cách nói “không” 

Chúng ta không thể làm tốt tất cả các việc mà người khác đề nghị và cũng không có đủ thời gian để xử lý hết tất cả. Việc ôm đồm quá nhiều thứ khiến bản thân luôn trong tình trạng làm không hết việc, luôn gấp rút, tâm lý cũng không tốt dẫn đến không có kết quả. Việc biết cách diễn đạt ý kiến "không" một cách tế nhị và hiệu quả là rất quan trọng trong giao tiếp. Nó cho phép bạn thể hiện sự không đồng ý hoặc từ chối một đề xuất mà không gây xúc phạm hoặc mất lòng người khác. Điều này cũng giúp duy trì một mối quan hệ tốt và tránh xung đột không cần thiết. 

Cách nói "không" cũng có thể giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư, thời gian và nguồn lực của mình. Nói "không" một cách lịch sự và tế nhị cũng cho phép bạn khám phá các cách khác để giải quyết vấn đề hoặc đề xuất giải pháp khác mà có thể được chấp nhận, đồng thời đảm bảo rằng các bên được tôn trọng và được lắng nghe.

Lựa chọn nhạc phù hợp để thư giãn

Nghe nhạc có thể giúp giảm bớt căng thẳng, vì nó có những tác động tích cực đến hệ thần kinh và tâm trạng của chúng ta. Dưới đây là một số thể loại nhạc được biết đến để giảm căng thẳng:

  • Nhạc thư giãn: Nhạc thư giãn thường có âm thanh êm dịu, nhẹ nhàng và nhịp điệu chậm. Thể loại nhạc này có thể là nhạc piano, nhạc giao hưởng, nhạc thiền, nhạc đại dương hoặc nhạc thiên nhiên. Những giai điệu nhẹ nhàng và âm thanh tĩnh lặng trong nhạc thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra một trạng thái thư thái.
  • Nhạc jazz: Nhạc jazz có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Những giai điệu và tiếng nhạc jazz mềm mại và pha trộn của các nhạc cụ như saxophone, piano và trống có thể giúp giảm căng thẳng và tạo ra một không gian âm nhạc đặc biệt.
  • Nhạc cổ điển: Nhạc cổ điển có những giai điệu tinh tế và phức tạp, với sự kết hợp của các nhạc cụ như piano, violin, guitar cổ điển và dàn nhạc giao hưởng. Âm nhạc cổ điển có thể mang lại cảm giác thư thái và tạo nên một không gian yên tĩnh trong tâm trí.
  • Nhạc dân gian, nhạc trị liệu: Nhạc trị liệu là một thể loại nhạc được thiết kế đặc biệt để giảm căng thẳng, xoa dịu tâm trạng và thúc đẩy sự thư giãn. Các bài hát và âm thanh trong nhạc trị liệu được tạo ra với mục tiêu cụ thể để đạt được hiệu ứng trị liệu tốt nhất.

Quan trọng nhất, hãy lựa chọn nhạc phụ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn.

cang-thang-qua-phai-lam-sao
Khi bị căng thẳng quá mức có thể nghe nhạc để thư giãn 

Hãy thử cười lớn

Câu nói "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" có ý nghĩa là một nụ cười có thể mang lại lợi ích tương đương như sử dụng mười loại thuốc bổ khác nhau. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nụ cười và tác động tích cực của nó đến sức khỏe và trạng thái tâm lý của con người.

Khi cười sẽ giảm bớt căng thẳng và lo lắng, vì cơ bắp được thư giãn và sự căng thẳng trong cơ thể giảm đi. Nụ cười giúp giải tỏa stress và lo lắng, làm dịu tâm trạng và mang lại cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, nụ cười còn làm tăng cường hệ miễn dịch nhờ kích thích sự hoạt động của các tế bào chiến đấu vi khuẩn và tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh tật. Nụ cười giúp kích thích sản xuất endorphin, các hoóc-môn tự nhiên có tác dụng giảm cảm giác đau và tạo ra cảm giác thư giãn và thoải mái. 

Đặc biệt nụ cười là một biểu hiện tích cực và mở cửa để giao tiếp và tương tác với người khác. Nó có thể tạo ra một môi trường thoải mái và gần gũi, giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác.

cang-thang-qua-phai-lam-sao
Nụ cười có thể giúp ích khi bạn bị căng thẳng quá mức 

Vì vậy, bạn hãy cười thường xuyên và chia sẻ niềm vui với những người xung quanh. Một nụ cười không chỉ làm tốt cho chính bạn mà còn có thể có tác động tích cực lên những người xung quanh và tạo ra một môi trường tích cực trong cuộc sống.

Hạn chế sử dụng các thiết bị mạng xã hội

Hạn chế sử dụng các thiết bị mạng xã hội có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, vì làm giảm thông tin gây áp lực. Mạng xã hội thường tràn ngập thông tin bao gồm những tin tức tiêu cực, áp lực xã hội và so sánh với người khác. Do đó, bạn có thể giảm bớt việc tiếp nhận những thông tin này và giữ tinh thần thoải mái hơn. 

Ngoài những cách trên, để giảm căng thẳng bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm, chống căng thẳng và suy nhược thần kinh hiệu quả.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Đau dây thần kinh số 5: Cơn đau vô hình nhưng ám ảnh

Đau dây thần kinh số 5: Cơn đau vô hình nhưng ám ảnh

19/05/2025
Không giống những cơn đau nhức thông thường, đau dây thần kinh số 5 là dạng đau thần kinh mặt có thể khiến bạn choàng tỉnh giữa đêm chỉ vì một làn gió lướt qua má. Cơn đau như điện giật, kéo dài vài giây nhưng để lại nỗi sợ hãi kéo dài nhiều năm. Không ai nhìn thấy vết thương, nhưng người bệnh thì sống trong ám ảnh từng ngày. Nếu bạn hoặc người thân từng trải qua cảm giác đau đớn không rõ nguyên nhân ở vùng mặt hãy đọc hết bài viết này để tìm ra giải pháp đúng đắn.
Viêm đa dây thần kinh có nguy hiểm không? Sự thật và hướng cải thiện từ gốc

Viêm đa dây thần kinh có nguy hiểm không? Sự thật và hướng cải thiện từ gốc

19/05/2025
Ngày nay, không chỉ người cao tuổi mà cả những người trung niên, người có bệnh nền như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… cũng đang đối mặt với tình trạng tê bì chân tay, yếu cơ, giảm cảm giác. Đây là những dấu hiệu không thể xem thường của viêm đa dây thần kinh. Vậy, viêm đa dây thần kinh có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người lo lắng. Do đó, việc hiểu đúng bản chất bệnh lý, nhận biết sớm và can thiệp từ gốc là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe thần kinh và chất lượng sống lâu dài.
Đau dây thần kinh tọa: Đừng để cơn đau âm ỉ trở thành mãn tính

Đau dây thần kinh tọa: Đừng để cơn đau âm ỉ trở thành mãn tính

19/05/2025
Đau dây thần kinh tọa là một tình trạng thần kinh phổ biến gây đau nhức, tê bì và suy giảm vận động ở phần thân dưới. Cơn đau thường bắt đầu từ thắt lưng, lan xuống mông và chân, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Đây là bệnh lý liên quan đến sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng tương tự, hãy cùng tìm hiểu để tránh biến chứng lâu dài.
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục

19/05/2025
Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng không hiếm gặp, đặc biệt ở người trưởng thành, người lao động nặng hay làm việc văn phòng sai tư thế. Nhiều người thường nhầm lẫn cơn đau này với bệnh tim, phổi hoặc đau cơ thông thường, dẫn đến chẩn đoán và điều trị sai cách. Vậy hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không và đâu là phương pháp cải thiện hiệu quả, bền vững?
Dây thần kinh có tác dụng gì? Giải pháp nuôi dưỡng hệ thần kinh từ tế bào

Dây thần kinh có tác dụng gì? Giải pháp nuôi dưỡng hệ thần kinh từ tế bào

13/05/2025
Trong hệ thống sinh học của con người, không có “sợi dây” nào giữ vai trò quan trọng và toàn diện như dây thần kinh. Dù cụm từ này được nhắc đến khá thường xuyên nhưng rất ít người thật sự hiểu đúng: dây thần kinh có tác dụng gì, và vì sao việc bảo vệ hệ thần kinh lại là nền tảng cho sức khỏe bền vững. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện và chuyên sâu, giúp bạn tái định nghĩa vai trò sống còn của hệ thần kinh, không chỉ ở góc độ sinh học, mà còn trong chiến lược chăm sóc sức khỏe lâu dài.
Càng cố giảm đau dây thần kinh, bạn càng đau dai dẳng? Sự thật nhiều người bỏ sót

Càng cố giảm đau dây thần kinh, bạn càng đau dai dẳng? Sự thật nhiều người bỏ sót

13/05/2025
Khi cơn đau dây thần kinh kéo đến, hầu hết chúng ta đều nghĩ “giảm đau” là cách giải quyết và tìm mọi cách để làm dịu nó. Từ uống thuốc giảm đau, dán cao cho đến bấm huyệt,... Thế nhưng, càng cố gắng giảm đau dây thần kinh, cơn đau lại càng kéo dài dai dẳng. Liệu chúng ta có đang nhầm lẫn giữa việc làm dịu triệu chứng và giải quyết nguyên nhân? Thực tế, đã đến lúc chuyển hướng: Từ đối phó triệu chứng sang nuôi dưỡng thần kinh từ gốc.
Phác đồ điều trị viêm đa dây thần kinh: Cách chữa trị và phục hồi hiệu quả

Phác đồ điều trị viêm đa dây thần kinh: Cách chữa trị và phục hồi hiệu quả

13/05/2025
Viêm đa dây thần kinh là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh ngoại biên cùng lúc. Bệnh có thể gây ra tê bì, đau nhức, yếu cơ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm đa dây thần kinh có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu phác đồ điều trị viêm đa dây thần kinh cũng như cách chữa viêm đa dây thần kinh hiệu quả theo y học hiện đại và hỗ trợ từ lối sống.
Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Cảnh báo 6 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Cảnh báo 6 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

13/05/2025
Bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc? Bạn uể oải vào buổi sáng, không thể tập trung công việc, thậm chí muốn “gục xuống” giữa ban ngày? Nếu tình trạng này lặp lại liên tục, rất có thể cơ thể bạn đang phát đi tín hiệu cảnh báo. Vậy lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp, đồng thời gợi ý giải pháp khoa học để cải thiện tận gốc tình trạng này.
Hay quên ở tuổi trung niên: Dấu hiệu bình thường hay cảnh báo sớm suy giảm trí nhớ?

Hay quên ở tuổi trung niên: Dấu hiệu bình thường hay cảnh báo sớm suy giảm trí nhớ?

13/05/2025
Sau tuổi 40, đặc biệt là khi bước vào ngưỡng 50, nhiều người bắt đầu nhận thấy trí nhớ không còn như xưa: hay quên lịch hẹn, để đồ không nhớ chỗ, thậm chí đang nói lại quên mất mình định nói gì. Hay quên ở tuổi trung niên có thể chỉ là một phần của quá trình lão hóa bình thường, nhưng cũng có thể là lời cảnh báo sớm về sự suy giảm chức năng não bộ. Hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp từ sớm sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe trí não – nền tảng quan trọng cho một tuổi trung niên trọn vẹn.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon