vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Bị bệnh trầm cảm có chữa được không?

03/06/2023
Trầm cảm là tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần. Nếu người bệnh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh trầm cảm có chữa được không?

Trầm cảm là bệnh gì?

Trầm cảm là 1 tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần, thường được biểu hiện rõ rệt với các rối loạn khí sắc. Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bệnh trầm cảm xuất phát từ những rối loạn của não bộ dẫn đến ảnh hưởng về mặt tâm lý. Từ đó, người bệnh hình thành những suy nghĩ và hành vi bất thường làm giảm sút chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Trầm cảm gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới gấp 2 lần. Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó lứa tuổi trưởng thành chiếm đa số do đây là lứa tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày càng tăng cao và tỷ lệ người bệnh tự sát do trầm cảm cũng tăng lên nhanh chóng. Đây là lời cảnh báo đến tất cả mọi người cần quan tâm đến đời sống tinh thần của bản thân và cả những người xung quanh mình.

Những người vừa trải qua những biến cố lớn trong cuộc sống như thất nghiệp, ly hôn, nợ nần và mất người thân thường có những suy nghĩ tiêu cực và là đối tượng dễ mắc trầm cảm nhất.

Nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm

Nhiều người bệnh và gia đình thắc mắc bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không? Trước khi trả lời câu hỏi trầm cảm có chữa khỏi được không cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm, bao gồm:

  • Nguyên nhân nội sinh: Bệnh trầm cảm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, di truyền, yếu tố tự miễn và đời sống xã hội.
  • Căng thẳng kéo dài: Các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân trầm cảm đều chịu nhiều áp lực, căng thẳng do nhiều lý do khác nhau. Phổ biến nhất là lo ly hôn, thất bại trong sự nghiệp, mất người thân, không tìm được việc làm.
  • Trầm cảm do chấn thương nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến não.
  • Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh trầm cảm nhưng không tìm được nguyên nhân.
  • Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm khá đa dạng, có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Do đó, để biết trầm cảm có chữa được không thì tùy vào từng bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh có kiên trì, cố gắng và hợp tác với bác sĩ hay không. 
tram-cam-co-chua-duoc-khong
Để biết được trầm cảm có chữa được không, bạn cần biết rõ các nguyên nhân gây ra trầm cảm 

Những triệu chứng ban đầu của bệnh trầm cảm thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh trầm cảm sẽ tiến triển nặng hơn dẫn đến những hành vi tự hủy hoại bản thân. Vì vậy, người bệnh và gia đình không nên chủ quan và phải quan tâm chăm sóc cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm.

Trước khi biết bệnh trầm cảm có chữa được không? Bác sĩ chuyên khoa tâm thần cần chẩn đoán bệnh thông qua những dấu hiệu của người bệnh, bao gồm:

  • Khí sắc suy giảm: Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn bã thể hiện qua nét mặt, ánh mắt rầu rĩ và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
  • Mất hứng thú: Những niềm vui và hứng thú trước đây dần mất đi thay vào đó là cảm xúc tiêu cực, luôn cảm thấy chán nản với mọi thứ trong cuộc sống. Người bệnh biểu hiện chậm chạp, nặng nề và thiếu sức sống trong các cử chỉ hoặc hoạt động.
  • Rối loạn giấc ngủ: Phần lớn bệnh nhân trầm cảm đều xuất hiện triệu chứng mất ngủ, khó ngủ hay giấc ngủ không sâu. Nhiều bệnh nhân cảm thấy rất buồn ngủ nhưng vẫn trằn trọc không ngủ được.
  • Giảm sự ngon miệng: Bệnh nhân ăn uống không thấy ngon miệng, nhu cầu ăn uống giảm nên thường sụt cân nhanh chóng.
  • Giảm tập trung: Bệnh nhân trầm cảm thường không thể tập trung làm việc hay chú tâm vào một việc gì đó khiến cho đời sống bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong học tập và làm việc.
  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài: Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Cảm giác tội lỗi: Bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy mình có lỗi, tự dằn vặt bản thân mà không có lý do. Họ thường đánh giá thấp bản thân, tự cho mình vô dụng và luôn thua kém người khác.
  • Xuất hiện triệu chứng thực thể: Cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau nhức tay chân, đau đầu, đau vai, hồi hộp và khó thở.
  • Suy nghĩ tiêu cực: Bệnh nhân suy nghĩ và nhìn nhận mọi vấn đề một cách tiêu cực, nhất là những bệnh nhân trầm cảm ở giai đoạn nặng. Suy nghĩ về cái chết có thể xuất hiện nhiều lần và người bệnh có thể giận dữ, cáu gắt vô cớ chỉ vì một việc đơn giản.
  • Người bệnh không chú trọng vào diện mạo bên ngoài, họ ăn mặc lôi thôi, không chăm sóc bản thân.

Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không là câu hỏi của mọi gia đình có bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm là bệnh lý có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện bản thân hay những người xung quanh có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

tram-cam-co-chua-duoc-khong
Trầm cảm có chữa được không là vấn đề được nhiều người quan tâm 

Mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm phụ thuộc vào việc người bệnh đang trong giai đoạn nào của bệnh. Ở mức độ nhẹ bệnh trầm cảm thường chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và một số hoạt động trong cuộc sống. Khi bệnh trầm cảm tiến triển đến giai đoạn nặng hơn thì chất lượng làm việc và học tập bị suy giảm rõ rệt. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hành vi, suy nghĩ về cái chết và tự sát khá phổ biến. Do đó việc chữa bệnh trầm cảm là rất cần thiết.

Điều trị bệnh trầm cảm cần phải kết hợp nhiều phương pháp. Bên cạnh đó hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân có hợp tác, kiên trì tuân thủ theo phác đồ đã được đưa ra hay không.

Một số biện pháp điều trị bệnh lý trầm cảm, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Hầu hết bệnh nhân trầm cảm có đáp ứng rất tốt với các thuốc điều trị. Sau khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ trở nên vui vẻ, hạnh phúc trở lại. Tuy nhiên trầm cảm là bệnh lý mạn tính và có khả năng tái phát nên đòi hỏi phải điều trị trong thời gian dài. Mục tiêu giúp cho người bệnh hết triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát. Quá trình điều trị trầm cảm với thuốc chống trầm cảm được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm:
    • Giai đoạn 1: Giai đoạn điều trị đầu tiên với mục tiêu đem lại sự bình phục và giúp người bệnh không còn triệu chứng.
    • Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau thời gian bình phục bênh. Mục tiêu là duy trì sự bình phục của bệnh và ngăn ngừa sự tái phát.
    • Giai đoạn 3: Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ đánh giá cẩn thận để quyết định bệnh nhân cần được điều trị tiếp hay dừng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm.
  • Liệu pháp tâm lý: Khi bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mức độ nhẹ có thể tìm giải pháp gặp các chuyên gia tâm lý. Chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ bệnh nhân tháo gỡ những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Tâm trạng bệnh nhân sẽ cải thiện tốt hơn khi có người luôn lắng nghe, luôn chia sẻ giúp người bệnh ổn định về tâm lý và thể chất, tạo cho bệnh nhân sự tin tưởng và loại bỏ cảm giác cô đơn lạc lõng.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung  có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm, bao gồm:

  • Trong khi đang điều trị, người bệnh không được đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai. Điều này sẽ mang lại nhiều hệ lụy không tốt cho sự nghiệp và cuộc sống của bệnh nhân.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Không để xảy ra tình trạng mất ngủ kéo dài, do đó người bệnh cần điều chỉnh giấc ngủ khoa học và thay đổi bản thân để có lối sống lành mạnh hơn.
  • Luôn luôn tin tưởng vào bản thân: Ban đầu việc này sẽ không dễ dàng với người bệnh. Do đó người thân, gia đình và bạn bè cần ở bên cạnh luôn trấn an bệnh nhân, giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bản thân và cảm giác tự tin hơn trong mọi vấn đề của cuộc sống. Đây là việc đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý trầm cảm.
  • Không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh của bệnh nhân.
  • Không tự ý ngưng thuốc đang sử dụng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh trầm cảm có chữa được không? Có thể nói, trầm cảm là 1 bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh kiên trì, hợp tác và tuân thủ theo phác đồ bác sĩ điều trị đưa ra. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời người bệnh có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống học tập và làm việc bình thường.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

Tác dụng an toàn và chống lão hóa của Nicotinamide Mononucleotide (NMN) trong các thử nghiệm lâm sàng ở người

14/07/2024

Nicotinamide Mononucleotide (NMN) là một chất bổ sung dinh dưỡng đầy triển vọng trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã chỉ ra những tác dụng an toàn và hiệu quả của NMN đối với sức khỏe con người. Việc tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích của NMN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của nó trong việc duy trì sự lão hóa chậm và tăng cường sức khỏe tổng thể.

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

NMN giúp cải thiện sự mệt mỏi ở người lớn tuổi

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) gây sự chú ý nhờ khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Một trong những lợi ích tiềm năng của NMN là khả năng giúp giảm mệt mỏi ở người già. Nghiên cứu gần đây đang chỉ ra những cơ chế thông qua đó NMN giúp cải thiện tình trạng người lớn tuổi dễ mệt mỏi.

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

NMN giúp cải thiện khả năng sinh sản thế nào?

14/07/2024

NMN (Nicotinamide Mononucleotide) đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc cá nhân. Một trong những ứng dụng tiềm năng của NMN như một cách cải thiện khả năng sinh sản. Nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích tiềm năng của NMN đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

Bổ sung Nicotinamide mononucleotide (NMN) giúp tăng cường khả năng hiếu khí ở người chạy nghiệp dư

14/07/2024

Hoạt động thể thao, đặc biệt là chạy bộ, đòi hỏi khả năng hiếu khí tốt để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ở những người tập luyện nghiệp dư, khả năng hiếu khí thường bị giới hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN - Nicotinamide mononucleotide có thể hỗ trợ tăng cường khả năng hiếu khí ở những người chạy nghiệp dư.

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

NMN hỗ trợ chức năng tim, ngăn suy tim do quá tải áp lực

14/07/2024

Suy tim là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tim là quá tải áp lực tim. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NMN (Nicotinamide mononucleotide) có thể hỗ trợ chức năng tim, góp phần ngăn ngừa suy tim do quá tải áp lực.

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

Bổ sung NMN thúc đẩy biểu hiện miRNA chống lão hóa ở động mạch chủ của chuột già, dự đoán sự trẻ hóa biểu sinh và tác dụng chống xơ vữa động mạch

14/07/2024

Sự lão hóa là một quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với cơ thể sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các phương pháp để làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình này. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung NMN, một tiền chất của NAD+ có thể thúc đẩy biểu hiện của các miRNA chống lão hóa mạch máu của chuột già, dẫn đến các tác dụng trẻ hóa và chống xơ vữa động mạch.

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

NMN và đóng góp của chất này trong quá trình phân rã mô mỡ

14/07/2024

Thừa cân béo phì là kết quả của sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, khi lượng calo tiêu thụ vượt quá lượng calo tiêu hao, dẫn đến tích tụ mô mỡ quá mức và tăng cân. NMN là một hợp chất tiềm năng hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. NMN có khả năng tăng cường biểu hiện và hoạt động của ATGL, trong khi ATGL có khả năng phân giải triglycerid (một nhóm mỡ dự trữ chính trong cơ thể). Hãy cùng tìm hiểu một cách đơn giản về cơ chết này nhé.

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

Nicotinamide mononucleotide (NMN) làm tăng độ nhạy insulin của cơ ở phụ nữ tiền tiểu đường

14/07/2024

Độ nhạy insulin là khả năng sử dụng insulin của cơ thể, một hormone do tuyến tụy sản xuất, hormon này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa mang đường từ máu vào tế bào. Khi độ nhạy insulin giảm, lượng đường trong máu có thể tăng cao trong lúc đó cơ thể hay cụ thể hơn là tế bào không có đường để sử dụng, giai đoạn đầu sẽ là tiền tiểu đường và cuối cùng là phát triển thành bệnh lý đái tháo đường type 2. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy NMN có thể tăng độ nhạy insulin bằng cách kích thích sản xuất Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) trong cơ thể, mang đến nhiều hy họng điều trị hiệu quả cho phụ nữ tiền tiểu đường.

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

Nghiên cứu: Bổ sung NMN (Mononucleotide Nicotinamide) đảo ngược rối loạn chức năng mạch máu và stress oxy hóa khi lão hóa ở chuột

14/07/2024

Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả sự suy giảm chức năng mạch máu và gia tăng stress oxy hóa. Những thay đổi này có thể góp phần gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt là bệnh tim mạch - mạch vành, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy hiểm hơn cả là tính mạnh con người. Việc bổ sung NMN giúp tăng cường sản xuất NAD+, kích hoạt các cơ chế sửa chữa DNA, từ đó cải thiện chức năng tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do stress oxy hóa gây ra.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon